Bước chân tri thức - Lan tỏa văn hóa đọc trong tập thể lớp TCLLCT A2.K52
Đăng lúc: 11:09:16 21/11/2024 (GMT+7)29 lượt xem
Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ số, sự lôi cuốn của văn hóa giải trí nghe nhìn, thì việc xây dựng thói quen đọc sách là việc làm quan trọng, cấp bách đối với học viên lớp TCLLCT A2.K52. Việc hình thành thói quen đọc sách sẽ tạo nền tảng cho việc học tập suốt đời, lấy tự học làm cốt, góp phần xây dựng xã hội học tập theo của chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cây sách của lớp TCLLCT A2.K52
Có thể khẳng định, văn hóa đọc là “bước chân” của tri thức, là hành trình đi đến sự phát triển toàn diện của mỗi chúng ta. Bước chân vào những tranh sách, những con chữ nghĩa là chúng ta thực hiện hành trình của sự hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”. Đối với Bác, sách, báo, tạp chí… là phương thức quan trọng, trực tiếp của việc tự học để tự mình tích lũy tri thức, rèn luyện tư tưởng, thực hành đạo đức để nên người và làm người.
Trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, một trong những trọng tâm được đề cập liên quan đến phát triển văn hóa là văn hóa đọc. Văn hóa đọc không chỉ là việc phát triển thói quen đọc sách mà còn là một phần trong chiến lược phát triển nhân thức, trí tuệ và nâng cao dân trí của xã hội. Trong kỷ nguyên số, việc khai thác công nghệ để phát triển văn hóa đọc, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, sẽ là yếu tố then chốt để xây dựng nền văn hóa đọc mạnh mẽ và thịnh vượng.
Ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá, ngôi trường có truyền thống vẻ vang đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tỉnh nhà, việc phát triển văn hóa đọc được lan toả đến từng học viên nhằm thúc đẩy việc đọc sách về lý luận chính trị, qua đó truyền bá, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, xây dựng con người mới, nếp sống mới.
Thực tế, hiện nay, một bộ phận lớn học viên rất quan tâm đến văn hóa nghe nhìn; không nuôi dưỡng thói quen đọc sách. Sự bùng nổ về công nghệ, sự đa dạng của nhiều kênh thông tin với báo điện tử, mạng xã hội là những yếu tố dễ lôi cuốn học viên quan tâm hơn là việc cầm trên tay một quyển sách.
Học viên lớp TCLLCT A2.K52 tranh thủ đọc sách và giáo trình trong giờ giải lao
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải khắc phục tình trạng lãng quên văn hóa đọc hiện nay, tập thể lớp TCLLCT A2.K52 đã tập trung nghiêm cứu, tìm giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá đọc cho học viên. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng “Cây sách lớp TCLLCT A2.K52”. Ngay từ đầu khoá học, lớp đã thống nhất tất cả học viên cùng chung tay góp sách để ở hai giá sách cuối lớp. Đồng thời, lớp thường xuyên bổ sung nguồn sách vào cây sách để phát triển số đầu sách. Với phương châm “cho đi để nhận lại”, học viên A2 đoàn kết chia sẻ sách, đây là thể hiện của nét đẹp văn hoá đọc.
Thứ hai, phát huy vai trò nêu gương của Ban cán sự lớp. Khơi dậy văn hóa đọc cho học viên lớp A2, trong thời gian giải lao, Ban cán sự lớp tạm gác lại những quan tâm trong chiếc điện thoại, tạo các chủ đề hấp dẫn từ những cuốn sách và tập trung học viên về vị trí cuối lớp cùng trao đổi, thảo luận, tạo nên nét đẹp văn hoá cho tập thể lớp.
Thứ ba, tuyên dương gương học viên gương mẫu, trong đó phải thực hiệnt tiêu chí tích cực đọc sách để nâng cao hiểu biết, đồng thời truyền cảm hứng, nhân rộng phong trào đọc sách trong tập thể lớp.
Tuyên dương cáchọc viên xuất sắc tháng 10
Thứ tư, học tập từ đội ngũ giảng viên Nhà trường. Thông qua các chuyên đề giảng dạy trên lớp, thầy cô thường định hướng, gợi mở các chủ đề để học viên tra cứu tài liệu, sách, báo, văn bản quản lý nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và vận dụng thực tiễn phục vụ cho việc viết bài đăng Website đối với tiêu chí Tập thể lớp kiểu mẫu; nhờ đó, các bài viết của học viên A2 có nhiều tiến bộ về cách diễn đạt cũng như nội dung.
Thứ năm, tăng cường nhận thức về vai trò của văn hoá đọc từ chính mỗi học viên. Trong các môn học của chương trình Trung cấp Lý luận chính trị, học viên được trang bị kiến thức lý luận toàn diện, từ đó chủ động, tích cực triển khai thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển văn hoá đọc. Hàng ngày, văn hoá đọc được học viên thực hiện thông qua nghiên cứu giáo trình trước khi đến lớp; đó là việc làm quan trọng khi tham gia học tập chính trị. Từ đó, ở cơ quan, đơn vị, nhu cầu đọc sách, đọc văn bản quản lý của học viên cần trở thành kỹ năng để nâng cao chất lượng công tác.
Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ số, sự lôi cuốn của văn hóa giải trí nghe nhìn, thì việc xây dựng thói quen đọc sách là việc làm cần thiết của học viên lớp A2. Việc hình thành thói quen đọc sách sẽ tạo nền tảng cho việc học tập suốt đời, lấy tự học làm cốt, góp phần xây dựng xã hội học tập theo của chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Học viên: Mai Thanh Nga
Lớp: TCLLCT A2.K52
Đơn vị công tác: Kho bạc Nhà Nước tỉnh Thanh Hoá
Các tin khác
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ở tỉnh Thanh Hóa
- Tri ân thầy cô Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Bước chân tri thức - Lan tỏa văn hóa đọc trong tập thể lớp TCLLCT A2.K52
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác Hội Chữ thập đỏ Trường THCS Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn
- Nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao của lớp TCLLCT A2.K52 - Gắn kết để phát triển toàn diện
- Xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thuỷ phát huy mặt tích cực của mạng xã hội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
- Sôi nổi hoạt động của lớp TCLLCT A3.K52 chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Một số giải pháp nâng cao văn hoá công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.
- Giải pháp nâng cao chất lượng học tập lý luận chính trị cho học viên lớp TCLLCT A3.K52 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá
- Đẩy mạnh phong trào “Ngày Chủ nhật sạch” tại Trường THCS Kiên Thọ
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
940
Hôm qua:
2081
Tuần này:
11242
Tháng này:
51302
Tất cả:
4.919.951