HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Giải pháp phát triển văn hoá đọc cho học viên lớp Trung cấp Lý luận chính trị A4K50

Đăng lúc: 08:13:30 09/01/2023 (GMT+7)412 lượt xem

 Đọc sách có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhất là trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở, đọc sách càng trở nên cần thiết, giúp phát triển tư duy, tầm nhìn. Phát triển văn hoá đọc là 1 trong “5 chương trình vì học viên” của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá. Đây là chương trình cần sự tham gia tích cực của học viên ngay từ những ngày đầu của khoá học.
a1.png
Học viên lớp TCLLCT A4K50 đọc giáo trình trong giờ giải lao
Trong Chương trình đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị, ở bộ môn Quản lý hành chính nhà nước, bài 6 “Quản lý hoạt động văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế ở cơ sở” đã giúp học viên lớp A4K50 được tăng cường nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết phát triển văn hoá đọc trong xã hội nói chung và trong môi trường của Đảng nói riêng để từ đó mỗi học viên sẽ tiếp tục lan toả tinh thần “cộng đồng đọc sách” đến với mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.
Quanội dung bài 6, mỗi học viên lớp A4 được củng cố nhận thức rằng, bêncạnh các nhiệm vụ về phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường xây dựng Đảng và hệ thông chính trị trong sạch, vững mạnh thì các nhiệm vụ về phát triển văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế cũng được Đảng quan tâm, chú trọng. Đại hội XIII tiếp tục quán triệt quan điểm đẩy mạnh các hoạt động văn hoá ở cơ sở, đảm bảo sự công bằng trong sáng tạo, thụ hưởng văn hoá; quan tâm đến việc hoàn thiện các thiết chế văn hoá ở cơ sở. Nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển văn hoá nói chung và phát triển văn hoá đọc nói riêng, trên cơ sở các đạo luật, năm 2017, Nhà nước đã xây dựng, ban hành Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề ánnhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động phát triển văn hóa đọc, đưa văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.Để đưa văn hóa đọc phát triển lên một tầm cao mới, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Khi học về nội dung quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực văn hoá ở cơ sở, lớp TCLLCT A4K50 được giảng viên gợi mở, định hưởng để tìm hiểu kỹ hơnvề Đề ánphát triển văn hóa đọc. Theo đó, lớp chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu sâu các nội dung, như: Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước; Phát triển văn hóa đọc trên cơ sở khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại; Nhà nước hỗ trợ phát triển văn hóa đọc, đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc; Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục và các tổ chức khác liên quan cùng gia đình, cộng đồng có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa đọc. Bên cạnh đó, nhiều học viên trong lớp đã tập trung nghiên cứu về mục tiêu của Đề án, cho thấy việc phát triển văn hoá đọc đến năm 2030 là nhiệm vụ hết sức cấp thiết để người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác.
Từnhững hiểu biết về thực trạng việc đọc sách nói chung của người Việt Nam, vận dụng các kiến thức thông qua bài “Quản lý hoạt động văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế” ở cơ sở, lớp A4 có cơ hội nhìn nhận, đánh giá về việc đọc sách của mỗi cá nhân học viên qua các kỳ học tại Trường. Có thể nhận thấy, trải qua các môn học đầu tiêncủa chương trình đào tạo, số lượng học viên lớp A4 đọc giáotrình, tham khảo nội dung bài học trước khi đến lớp không nhiều, không thường xuyên nên việc triển khai Mô hình "3 không, 3 có" ở lớp học còn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, đmỗi học viên trước khi đến lớp phải đọc trước giáo trình", rất cần thiết và cấp bách phải phát triển văn hóa đọc trong lớpsao cho mỗi học viên nhận thức được ý nghĩa, vai trò của văn hóa đọc trongmôi trường Đảng, cùng nhau tìm ragiải pháp để hằngngày học viên phải tự đọc sách, xem đọc sách là trách nhiệm nhưng cũng là quyền lợi của mỗi người; từđó sẽ yêu quý sách, ham đọc sách, tạo mọi điều kiện để đọc sách mỗi ngày; và hơn hết, mỗi học viên sẽlà một cầu nối để kết nối văn hóa đọcvề gia đình, cơ quan và địa phương công tác. Sau đây là một số giải pháp phát triển văn hóa đọc của tập thể lớpTCLLCT A4K50, góp phần thực hiện “5 chương trình vì học viên” của Nhà trường.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về phát triển văn hoá đọc. Theo đó, cần tăng cường tuyên truyền quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa đọc. Thông qua nội dung “Quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế ở cơ sở” và Đề án phát phát triển văn hóa đọc giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm 2030, lớp A4 đã chọn nội dung phát triển văn hóa đọc ở cơ sở để làm kế hoạch cho hoạt động nhóm. Qua đó, mỗi học viên được nâng cao nhận thức rằng, văn hóa đọc đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, từ đó nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc lan tỏa văn hóa đọc về địa phương, nơi công tác. Muốn vậy, tập thể lớp cam kết đọc sách, giáo trình, tài liệu trước khi đến lớp và cả trong quá trình học tập, công tác.
Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong từng học viên, từng tổ, nhóm. Được sự thống nhất của tập thể, lớp A4 đã xây dựng kế hoạch phát triển văn hoá đọc với chủ đề “Mỗi kỳ học một cuốn sách”. Theo đó, mỗi kỳ học, Ban Cán sự lớp và các tổ trưởng cùng trưởng nhóm tìm ra một đầu sách hay có trong Thư viện trường để cả lớp cùng đọc và trao đổi, thảo luận. Nội dung cuố sách có thể liên quan đến môn học hoặc theo chủ đề, chủ điểm nhất định. Cuối tuần, mỗi tổ chọn ra nội dung tâm đắc nhất hoặc quan điểm, tác giả yêu thích nhất để cùng thảo luận, trao đổi vào tuần học sau; từ đó mỗi học viên sẽ tìm thấy ý nghĩa của việc đọc sách, đó là giúp tự khám phá tri thức cũng như tự khám phá chính mình, hướng tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, thắp sáng những ước mơ, lý tưởng cho người đọc.
Bên cạnh đó, tập thể lớp A4 đã phát động phong trào xây dựng “Tủ sách học viên”; trong đó, mỗi học viên xây dựng một tủ sách gia đình hoặc tủ sách cá nhân. Tổ chức Ngày hội sách dưới hình thức "Thứ 7 kết nối" trong phạm vi lớp, qua đó học viên sẽ giới thiệu tủ sách của mình với những đầu sách hay nhất, tác giả yêu thích nhất, nhân vật ấn tượng nhất. Hoạt động này giúp học viên rèn luyện kỹ năng đọc sách, kỹ năng tiếp cận sách, tạo thói quen đọc sách và cũng từ đó có ý thức giữ gìn sách, yêu quý sách, có mong muốn làm giàu có hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn tủ sách của mình.
 
Những kiến thức thu được trong quá trình đọc sách của tập thể lớp sẽ được tập trung chia sẻ vào Ngày sách Việt Nam 21/4. Đây là hoạt động đòi hỏi sự tích luỹ tri thức một cách kiên trì, là kết quả của hoạt động “Mỗi kỳ học một cuốn sách”. Trong ngày này, lớp sẽ tổ chức toạ đàm với các nội dung đa dạng để học viên có dịp ôn tập, tổng kết, tìm thấy cái hay, cái đẹp từ việc đọc sách. Thông qua toạ đàm, lớp sẽ kết hợp tổ chức hoạt động “Ngày thứ 7 kết nối" để học viên các lớp A cùng tham gia hoạt động phát triển văn hoá đọc.
a2.jpg
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa ở Việt Nam” (Nguyễn Phú Trọng)
Một trong những hoạt động rất quan trọng của Nhà trường mà lớp A4 sẽ tham gia tích cực là Cuộc thi học viên giỏi lý luận chính trị; do đó, Ban Cán sự lớp chủ động phát động sâu rộng đến từng học viên về Cuộc thi này. Ngay từ những ngày đầu, tuần đầu, tháng đầu, Giáo viên chủ nhiệm và Ban Cán sự lớp luôn nỗ lực tạo động lực để mỗi học viên tăng cường tự học, chủ động đọc sách, nghiên cứu tài liệu nhằm ,đạt hiệu quả cao trong các buổi học, tích luỹ tri thức để tham gia Cuộc thi ý nghĩa này.
Thứ ba, lan toả, kết nối văn hóa đọc về cơ sở. Đây là hoạt động có ý nghĩa thực tiễn, bước ra từ phong trào phát triển văn hoá đọc của học viên lớp TCLLCT A4K50. Hoạt động này cũng chính là việc thực hiện phương châm “gắn lý luận với thực tiễn” mà giảng viên bộ môn đã truyền cảm hứng cho học viên thông qua bài giảng. Trong Quy chế tự quản của lớp, Ban Cán sự lớp đã đề ra nhiệm vụ là, trong tháng 6, mỗi học viên phải xây dựng một kế hoạch cụ thể về phát triển văn hóa đọc ở địa phương, đơn vị công tác; qua đó sẽ nhận thức về vai trò của mình trong việc lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng.
Hy vọng rằng, những giải pháp trên đây của tập thể lớp A4 sẽ được thực hiện có hiệu quả với sự đồng lòng, quyết tâm của mỗi học viên. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu quan điểm: “Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực". Do đó, việc phát triển văn hóa đọc ở lớp TCLLCT A4K50 đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc rèn luyện năng lực tự học tập suốt đời của mỗi học viên./.
Học viên: Lê Văn Hùng
Lớp: TCLLCT A4 K50
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1198
Hôm qua:
2628
Tuần này:
3826
Tháng này:
50200
Tất cả:
4.415.080