HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ ở Trường THPT Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

Đăng lúc: 10:18:46 20/05/2022 (GMT+7)561 lượt xem

 Lê Thị Hường
Học viên lớp B31 Trung cấp LLCT-HC
Trường THPT Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc được thành lập tháng 9/1961 tại khu II thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc. Vớisự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên Nhà trường, nhiều năm liên tục,Trường được công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc, đạt Trường chuẩn Quốc gia, đạt danh hiệu đơn vị Văn hóa cấp tỉnh và được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Hiệnnay, Trường THPT Vĩnh Lộc có 96 cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản với 100 % đạt chuẩn và 33% trên chuẩn;45/86 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; hầu hết đang ở độ tuổi sung sức, giàu kinh nghiệm (87,7%); có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, có ý thức vươn lên, cần cù chịu khó; có tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu mới về chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,công tác phát triểnvà xây dựng đội ngũ củanhà trường vẫn còn những hạn chếnhất định.Để góp phần xây dựng đội ngũ nhà trường đáp ứng mục tiêunâng cao dân trí cho các xã và thị trấn phía Bắc huyện Vĩnh Lộc, trong thời gian tới,Nhà trường cần thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ và giải pháp cơ bảnsau đây:
Thứ nhất, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực, từ đó bồi dưỡng trách nhiệm và tình yêu nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
Giáo dục tư tưởng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng như Bác Hồ từng nói: “Tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm”;phẩm chất chính trị là nhân tố có ý nghĩa nền tảng, căn bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác cán bộ. Thông qua các cuộc vận động, các phong trào thi đua tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp; Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; thường xuyên học tập và bồi dưỡng, cảnh giác trước những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”… Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải được tiến hành với nhiều nội dung, nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp, giác ngộ cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn xã. Chú trọng giáo dục về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – kim chỉ nam, nền tảng tư tưởng của Đảng; giáo dục về mục đích, lý tưởng của Đảng. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng phải hướng tới sự tự giác ngộ trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của cán bộ, đảng viên bằng hành động cụ thể; luôn cảnh giác trước những cám dỗ về danh lợi, về vật chất, tránh rơi vào chủ nghĩa cá nhân, thống nhất giữa nói và làm, gương mẫu trong cuộc sống; đồng thời luôn cảnh giác trước các thế lực thù địch.
Bên cạnh việc bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụchođội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông 2018. Nhà trường cần tăng cường chọn cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, cập nhật tri thức mới; đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh; theo đó, cần tạo điều kiện về thời gian,cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khíchcán bộ, giáo viên đi học; đồng thời, lấy kết quả học tập làm căn cứ xếp loại, đánh giá cuối năm học để nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên khi tham gia khoá học.
Thứ hai, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các khâu, các quy trình trong công tác cán bộ.
Trong tuyển dụng cần quan tâm đặc biệt về trình độ đào tạo, các phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm. Hình thức tuyển dụng phải được thông qua việc thi tuyển về lý thuyết và thực hành. Quá trình thi tuyển phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và khách quan, tránh tình trạng tiêu cực trong quá trình tuyển dụng.Sau khi tuyển dụng phải có thời gian thử việc để kiểm tra năng lực thực tiễn công tác. Nếu đáp ứng được các yêu cầu của công việc thì hợp đồng dài hạn, nếu không đáp ứng được yêu cầu công tác thì chấm dứt hợp đồng và tuyển dụng người khác để đảm bảo chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu công tác của Nhà trường.
Trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm phải công khai, công bằng và dựa vào các tiêu chí như năng lực, phẩm chất, có tâm, có tầm có năng lực và kỹ năng lãnh đạo. Theo đó, công tác quy hoạch phải được thực hiện thường xuyên, rà soát để bổ sung người có năng lực, phẩm chất; đưa ra khỏi quy hoạch những người không đáp ứng yêu cầu công việc.Tạo điều kiện và cơ hội cho mỗi cán bộ giáo viên phát huy mặt mạnh, khắc phục những hạn chế...đảm bảo mỗi người đều có cơ hội được khẳng định giá trị của bản thân từ đó công bằng trong đánh giá để quy hoạch, bổ nhiệm...
Thứ ba, xây dựng môi trường nhằm tạo động lực và khơi dậy tiềm năng của đội ngũ.
Thông qua công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong tập thể cán bộ, giáo viên. Theođó, Nhà trường cần duy trì hoạt động của Hội đồng khen thưởngđể qua đó có những cuộc họp k luật công khai, minh bạch trong thực hiện và thông báo kết. Đây là cơ sở quan trọng làm căn cứ thực hiện quy trình trong công tác cán bộ; đồngthời, phân công Ban Giám hiệu phối hợp với Ban chấp hành công đoàn, Ban thanh tra nhân dân tiếp nhận và giải quyết kịp thời, thỏa đáng những đơn thư khiếu nại liên quan đến khen thưởng và kỉ luật (nếu có).
Thứ , đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ
Đây là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để tiến hành việc bố trí, sử dụng và thực hiện các chính sách cán bộ, thực hiện việc bổ nhiệm, và miễn nhiệm. Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từng người và của cả đội ngũ cán bộ. Đánh giá không đúng bản chất của cán bộ sẽ dẫn đến việc bố trí, sử dụng sai làm mai một dần động lực phát triển, có khi thui chột những tài năng, làm xói mòn niềm tin của đảng viên, quần chúng đối với lãnh đạo, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Để đánh giá chính xác, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải thực hiện tự kiểm điểm bản thân, liên hệ theo chức trách nhiệm vụ được giao, căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn chức danh, chú trọng hiệu quả hoạt động thực tiễn, xem xét trong cả một quá trình; tổ chức cho mọi người tham gia góp ý thẳng thắn, dân chủ, công khai, nghiêm túc, chân thành và lấy phiếu tín nhiệm; từ đó tùy thuộc vào từng đối tượng mà lựa chọn thành phần lấy phiếu tín nhiệm cho phù hợp.
Hy vọng rằng, các giải pháp nêu trênsẽđóng góp tích cực vào việctiếp tục hoàn thiện đội ngũ, phát triển Nhà trường, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đặc biệt hiện thực hóa Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”./.
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1484
Hôm qua:
1836
Tuần này:
9814
Tháng này:
41460
Tất cả:
4.406.340