NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 114 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 ( 8/3/1910 – 8/3/2024) VÀ 1984 NĂM KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG!

Hành trình kết nối những niềm vui!

Đăng lúc: 14:24:55 20/12/2017 (GMT+7)1504 lượt xem

              Đất nước ta đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mất mát và đau thương để giành lấy độc lập và tự do như ngày hôm nay. Đó là cả một quá trình sống và chiến đấu, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau của toàn dân tộc. “Lá lành đùm lá rách” là truyền thống tốt đẹp và giàu tính nhân văn của dân tộc ta không chỉ trong thời chiến mà ngay cả khi thời bình truyền thống ấy vẫn được tiếp truyền và nhân rộng.
Thực hiện chủ trương của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai các hoạt động thực tế nhằm giúp đỡ bà con nhân dân vùng cao trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, ngày 09 tháng 12 năm 2017, toàn thể học viên  lớp A2, Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính K45 đã tổ chức chương trình “Chia khó vùng cao” với đồng bào thôn Khụ 3 - xã Giao Thiện - huyện Lang Chánh. Đồng hành với chúng tôi có cô Lê Thị Hương - Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học - Thông tin - Tư liệu, chủ nhiệm lớp. Chuyến đi đã để lại trong lòng mỗi chúng tôi không chỉ là những kỷ niệm đẹp, những dấu ấn khó quên mà còn là những trải nghiệm về sự sẻ chia tương thân, tương ái, chung tay vì người dân nghèo vùng cao.
          Với sự chuẩn bị chu đáo, hành trình về với bà con vùng cao của đoàn thực tế chúng tôi được khởi hành từ khá sớm. Hơn 50 thành viên đều chung một tâm trạng háo hức, nóng lòng được mang những phần quà chứa đựng tình cảm, tấm lòng sẻ chia đến với những người dân nghèo trong những ngày đông giá rét ở vùng cao. Sau một chặng đường dài, hơn 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi đã có mặt tại UBND xã Giao Thiện. Điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được đó là những tình cảm mộc mạc, chân thành, hết sức ấm áp, gần gũi của người dân nơi đây và sự nhiệt tình đón tiếp của lãnh đạo địa phương.
 
 huong 3.png
Làm việc với UBND xã Giao Thiện
          Tại buổi làm việc, chúng tôi đã được nghe đồng chí Hà Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Giao Thiện giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; những khó khăn trước mắt và lâu dài của địa phương và định hướng phát triển trong thời gian tới. Theo đó, xã Giao Thiện nằm ở phía Đông Nam của huyện Lang Chánh - tỉnh Thanh Hoá. Là một trong những địa phương có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đại đa số (hơn 97% dân số). Diện tích tự nhiên của xã khoảng 7.333 ha. Đất rừng chiếm hơn 2/3 diện tích, chủ yếu là rừng sản xuất. Dân số là 1.200 hộ với khoảng hơn 4.500 nhân khẩu, số hộ nghèo chiếm tới hơn 36%. Kinh tế chủ yếu là sản xuất lâm - nông nghiệp, tuy nhiên diện tích để sản xuất còn hạn chế. Giao Thiện là một trong những xã khó khăn vùng 135, được hưởng chính sách 30A của huyện Lang Chánh. Hiện nay Giao Thiện mới có 80% hộ dân sử dụng mạng lưới điện quốc gia còn 20% hộ dân vẫn chưa có điện sử dụng, vấn đề nước sạch cũng là một bài toán hết sức nan giải vẫn chưa được giải quyết. Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội, kết hợp với phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, xã Giao Thiện đã phấn đấu và kiên trì thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh; từng bước cố gắng cải thiện dần dần đời sống cho nhân dân.  
Tuy nhiên, cơn bão lũ số10 ngày 10/10/2017 với tình trạng mưa lớn, nhiều ngày và trên diện rộng vừa qua đã tàn phá rất nhiều diện tích rau màu của bà con, nhiều ao hồ nuôi cá thuộc mô hình thí điểm bị tổn thất nặng nề do tình trạng sạt lở đất gây ra…
Rời UBND xã, đoàn chúng tôi tiếp tục chặng đường để đến với bà con dân bản ở thôn Khụ 3 của xã - thôn đang trong quá trình phấn đấu, hoàn thiện để đạt chuẩn nông thôn mới. Công việc di chuyển của chúng tôi được sự hỗ trợ đắc lực của một chiếc xe công nông và hơn 10 xe máy của những thanh niên ưu tú ở xã. Quãng đường dài hơn 10 cây số đường đất lầy lội với nhiều dốc cao và khúc cua gấp đã trở nên ngắn lại bởi những lời ca, tiếng hát, những điệu hò của anh chị em trong đoàn.
 
 huong 4.png
Chuyến xe đáng nhớ
Đón mừng chúng tôi là những bà con dân bản, các em nhỏ đã ngồi sẵn sàng và ngay ngắn với ánh mắt trìu mến và gương mặt hồn nhiên nhưng đầy nghị lực. Chúng tôi đã đến bắt tay và chia sẻ những tâm tư, tình cảm với bà con nơi đây. Bằng sự thân thiện và mộc mạc của mình họ đã kể chuyện và hát cho chúng tôi nghe những làn điệu về quê hương, làng bản của mình.
 
 huong 5.png
Giao lưu với bà con thôn Khụ 3
Đợi những chuyến xe máy cuối cùng đưa từng tốp người của đoàn đến đông đủ, chúng tôi bắt đầu tặng quà cho bà con với giá trị 11.000.000 triệu đồng (gồm 01 bộ loa đài, 20 bộ bàn nghế, 03 quạt cây) những phần quà đã nhanh chóng đến cho đồng bào. Những phần quà ấy tuy không nhiều về mặt vật chất nhưng lại mang giá trị tinh thần rất lớn. Dường như mọi khoảng cách đều tan biến, chỉ còn lại những nụ cười hạnh phúc trên gương mặt của họ, đặc biệt là nụ cười vui mừng của các em nhỏ khi nhận được quà và hi vọng những nụ cười ấy sẽ mãi theo các em trên chặng đường còn nhiều những chông gai phía trước.
 
 huong 6.png
Chia quà cho các em nhỏ
Trong khoảnh khắc đó chúng tôi như được đắm chìm vào tình yêu bao la của đất trời, của núi rừng và của những con người bé nhỏ, vô tư và khiêm nhường. Mong rằng những tình cảm, món quà của chúng tôi mang đến sẽ hỗ trợ cho họ một phần giúp họ vượt qua những những khó khăn trước mắt.

 huong 7.png
Cô giáo chủ nhiệm và Ban cán sự lớp
trao quà cho thôn Khụ 3
 
          Khoảng 12h50 phút, chúng tôi nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại những con người thân thương ấy một ngày không xa và tiếp tục cuộc hành trình đến thăm quan thác Ma Hao- con thác lớn nhất của sông Cảy. Thác bắt nguồn từ đỉnh Pù Rinh, có độ cao gần 1.000m so với mặt biển. Các dòng suối nhỏ chảy dọc theo những cánh rừng già hợp thành dòng suối lớn đổ xuống tạo thành thác Ma Hao, với dòng nước mát chảy mãi không ngừng. Đến đây, chúng tôi được ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ được bào mòn bởi thời gian qua những khối đá nằm dàn trải dưới chân thác tạo nên các hình thù khác nhau. Chỗ thì như đàn voi đang đi xuống núi, góc thì chồng xếp lên như hòn trống mái, nơi thì như những quả trứng khổng lồ đủ mọi kích cỡ, lồi, lõm như hòn non bộ… tất cả như vẽ lên một bức tranh đá tuyệt đẹp dưới chân thác.
 
 huong 8.png
Dưới chân thác Ma Hao
         
          Chuyến đi khép lại, nhưng mở ra thật nhiều điều thú vị, bổ ích, những nụ cười, những niềm vui còn đọng lại trong mỗi học viên. Từ chuyến đi này, chúng tôi nhận thức sâu sắc hơn về truyền thống nhân văn, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam, “lá lành đùm lá rách” để sống có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, xứng đáng là học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh, xứng đáng là người cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” như lời Bác dạy. 
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
3314
Hôm qua:
2605
Tuần này:
12132
Tháng này:
62289
Tất cả:
4.360.826