Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Đăng lúc: 09:51:28 23/08/2024 (GMT+7)247 lượt xem
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất của Đảng và dân tộc ta, đã trọn đời hy sinh cho sự nghiệp cách mạng. Tuy Người đã đi xa nhưng tình cảm, đạo đức và trí tuệ của Người vẫn mãi dõi theo cùng dân tộc. Với mục đích để “đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột” lúc Người phải đi về nơi vô cùng, vô tận, Người đã âm thầm để sẵn “mấy lời” mà chúng ta thành kính gọi là Di chúc.
ThS. Đinh Thị Bình - GVC Khoa Lý luận cơ sở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá thực hiện phần thi thuyết trình tại cuộc thi Học tập Di chúc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Đảng uỷ Khối các cơ quan
và doanh nghiệp tỉnh tổ chức vào tháng 8 năm 2024
Di chúc là những lời căn dặn, là niềm tin sâu sắc của Người gửi lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và các thế hệ mai sau. Mỗi lần đọc lại những dòng chữ chan chứa yêu thương đó, chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh để thực hiện tốt hơn những di nguyện của Người.
Trong di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại, đoàn kết, hợp tác quốc tế là một trong những tư tưởng cốt lõi. Tư tưởng ấy đã được Người trình bày trong Di chúc. Ở phần nói về phong trào cộng sản thế giới, Người đã viết: “Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và chủ nghĩa quốc tế bao nhiêu thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em. Tôi mong rằng, Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình. Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”.
Chỉ với 112 từ thôi mà chúng ta đã thấy được những sự tâm huyết và tình cảm của Người khi nói về đoàn kết quốc tế. Và đoàn kết quốc tế chính là nhân tố bảo đảm sự thắng lợi trong phong trào cách mạng thế giới. Cho nên, ngay từ khi tiếp cận với phong trào cách mạng thế giới, Người luôn đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó với phong trào cách mạng thế giới coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Vì vậy, Người đã chủ trương thực hiện đoàn kết giữa các nước và đảng anh em với nhau và đó cũng chính là tâm niệm mà Người luôn mong muốn: “Quan sơn muôn dặm một nhà - Bốn phương vô sản đều là anh em”.
Chính sự đoàn kết giữa các Đảng anh em là minh chứng cho sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và chủ nghĩa quốc tế nên Người rất tự hào về sự lớn mạnh ấy. Nhưng rồi tự hào bao nhiêu thì Người lại đau lòng bấy nhiêu vì chứng kiến sự bất hòa giữa các đảng anh em và Người mong muốn “Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình” và Người cũng đã bày tỏ niềm tin lớn đối với các đảng anh em “tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”. Những lời tha thiết như “tôi mong rằng”, “tôi tin chắc rằng” và những lời nói chí lý, chí tình ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ làm cho bất cứ ai dù thuộc bên nào, phe nào đi chăng nữa cũng đều xúc động. Qua đây, một lần nữa chúng ta lại cảm nhận được phong cách tư duy, phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh chính là dùng tình cảm để truyền tải lý luận và trong lý luận vẫn chan chứa nghĩa tình; thấu lý đạt tình chính là nét đặc sắc trong phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hiện nay, trong bối cảnh TCH và hội nhập quốc tế sâu rộng, những di huấn của Người về đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên giá trị. Trên cơ sở kế thừa và vận dụng sáng tạo Ttư tưởng đoàn kết quốc tế của đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hợp tác và phát triển với phương châm: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Và ngày nay, trong quan hệ ngoại giao, Việt nam đã xây dựng nên một trường phái ngoại giao mang bản sắc riêng có của Việt Nam, trường phái “ngoại giao cây tre”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chính sách ngoại giao ấy đã tạo những bước ngoặt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các đối tác lớn, tạo nên vị thế, uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đội thi Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá tham gia cuộc thi Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Đảng uỷ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh
tổ chức vào tháng 8 năm 2024
Tinh thần đoàn kết quốc tế ấy đã được Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Đảng uỷ Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường, nhất là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng quốc tế. Từ năm 2016 đến nay, Nhà trường đã đào tạo 06 lớp Trung cấp Lý luận chính trị dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào với số lượng gần 300 học viên. Nhà trường đã xây dựng mô hình “03 vì, 04 chủ động sáng tạo, 05 đồng hành hỗ trợ” đối với lớp Lào. Thực hiện phương châm “gắn lý luận với thực tiễn”, Nhà trường đã tổ chức cho học viên Lào đi nghiên cứu thực tế ở trong tỉnh và ngoài tỉnh. Thông qua những chuyến đi ấy sẽ giúp học viên hiểu rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hoá của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Trong quá trình học tại trường, các học viên Lào còn được tham gia nhiều các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, như: tham gia diễn đàn “Tìm hiểu về tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; tham gia mô hình “Ngày thứ 7 kết nối” mà Nhà trường tổ chức; tham gia giao lưu bóng đá, bóng chuyền; tham gia chương trình “Nét đẹp Tết Việt” do các lớp TCLLCT tổ chức.Đặc biệt, trong các dịp lễ, tết cổ truyền của nước Lào, Nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động theo phong tục truyền thống của Lào. Trong quá trình các bạn Lào học tập tại trường, Nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật dụng cần thiết nhất phục vụ học tập và sinh hoạt cho học viên Lào. Có thể nói, bằng nhiều việc làm thiết thực mà Ban Giam hiệu và các thầy cô giáo dành cho lớp Lào đã giúp cho học viên ngày thêm yêu mến, gắn bó với Nhà trường, luôn chủ động, tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện để góp phần giữ gìn, củng cố, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc Việt - Lào, giữa hai tỉnh Thanh Hoá -Hủa Phăn mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Đã tròn 55 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa nhưng Di chúc của Người vẫn còn nguyên giá trị, Học tập và làm theo Di chúc của Người, mỗi cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng để có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường tư tưởng kiên định; không ngừng học tập, rèn luyện để thực sự trở thành những con người “vừa hồng vừa chuyên”. Chúng tôi tin tưởng rằng, với những chỉ dẫn quý báu của Người trong Di chúc; với tinh thần đoàn kết, thống nhất của cán bộ, viên chức và học viên sẽ góp phần vào sự lớn mạnh của Nhà trường, vì sự nghiệp trồng người và phát triển đất nước./.
ThS. Đinh Thị Bình
GVC Khoa Lý Luận Cơ Sở
Các tin khác
- Nữ cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn mức 2
- Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị
- Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Sự kiện trọng đại của dân tộc Việt nam
- Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập đối với cách mạng Việt Nam
- Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
- Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031
- Giải pháp nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo Quy định số 11
- Đóng góp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
- Thanh Hoá vận dụng bài học phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng quê hương hiện nay
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
93
Hôm qua:
1677
Tuần này:
12072
Tháng này:
52132
Tất cả:
4.920.781