Một số trao đổi trong giảng dạy môn Đường lối, chính sách tại các lớp Trung cấp lý luận chính trị dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa-phăn, nước CHDCND Lào
Đăng lúc: 16:33:26 18/02/2022 (GMT+7)821 lượt xem
ThS. Nguyễn Thị Loan
Khoa Xây Dựng Đảng
Khoa Xây Dựng Đảng
Thực hiện chủ trương của Đảng, Ban Tổ chức Trung ương đã giao nhiệm vụ cho các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam hợp tác, giúp đỡ các tỉnh giáp biên giới của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào về công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc vun đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Thực hiện văn bản thoả thuận hợp tác được ký kết giữa các đoàn đại biểu cấp cao của hai tỉnh Thanh Hóa và Hủa phăn, Trường Chính trị tỉnh đượcTỉnh uỷ Thanh Hóa giao nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn.
Xác định đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng nên Đảng uỷ,Ban Giám hiệu Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện giảng dạy đúng theo quy chế Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Theo đó, các khoá học đã đạt kết quả trong việc trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước một cách có hệ thống, giúp người học lĩnh hội những vấn đề cơ bản nhất về quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam; từ đó đối chiếu, so sánh những điểm tương đồng, nhất quán về lý luận và thực tiễn của hai nước trong thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đây là những đóng góp đáng tự hào của Nhà trường đối với nhiệm vụ cao cả mà Tỉnh tin tưởng giao cho. Trong quá trình đào tạo lý luận chính trị cho khoảng 200 cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn từ năm 2017 đến nay, giảng viên Nhà trường đã tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm giảng cho cho đối tượng đặc thù này.
Thực tế cho thấy, măc dù trước khi sang Việt Nam, học viên đã có thời gian học Tiếng Việt ở Lào nhưng khả năng nghe, hiểu bài giảng lý luận chính trị bằng Tiếng Việt là rất khó khăn; trong khi đó, giảng viên Nhà trường không biết tiếng Lào, việc dạy và học phải thông qua phiên dịch nên việc truyền đạt không thể đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, giảng viên phải dành không ít thời gian để soạn bài sao cho cô đọng mà phải đạt hiệu quả truyền đạt đầy đủ kiến thức. Ở bất kỳ môn học nào, giáo án giảng dạy phải đượcchuẩn bị kỹ, sớm ít nhất mộttháng để gửi cho phiên dịch, có đủ thời gian để thẩm thấu sang tiếng Lào. Song, khi giảng dạy trên lớp, giảng viên còn gặp khó khăn khi dùng đa dạng các phương pháp dạy học vì trong quá trình giảng dạy có phiên dịch viên, giảng viên phảivừa giảng, vừa đợi người phiên dịch dịch cho học viên hiểu; điều này cản trở rất lớn trong việc duy trì cảm xúc và tư duy liền mạch của người giảng viên đối với nội dung bài giảng. Vì vậy, khi giảng dạy tại lớp Trung cấp lý luận chính trị cho học viên tỉnh Hủa Phăn, CHDCND Lào, giảng viên cần chuẩn bị nội dung và phương pháp giảng dạy riêng, một cách chu đáo hơn, cẩn trọng hơn.
Từ thực tế này,làgiảng viên Bộ môn Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nướcViệt Nam, khi tham gia giảng dạy cho học viên lớp Lào, bản thân tôi có một số trao đổi về công tác giảng dạy cho đối tượng này như sau:
Thứ nhất, công tác chuẩn bị giáo án. Giảng viên cần soạn bài phải đảm bảo chính xác nội dung của giáo trìnhTrung cấp lý luận chính trị do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn. Bên cạnh đó, giáo án giảng dạy cần đầy đủ, ngắn gọn, súc tích và phù hợp với học viên. Nội dung của giáo án cần thể hiện rõ những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt, giảng viên phải xác định được nội dung trọng tâm, trọng điểm, những kiến thức cơ bản của bài giảng để truyền đạt cho học viên. Trước khi lên lớp, giảng viên cần chủ động chuyển giáo án cho phiên dịch viên đểdịch sang tiếng Lào một cách chính xác nhất.
Thứ hai, về phương pháp giảng dạy. Đa số học viên Lào lần đầu tiên được học chương trình Trung cấp lý luận chính trị với những phương pháp mới, kiến thức mới, có những thuật ngữ về chính trị mới, nhưng phải học thông qua phiên dịch; điều này đòi hỏi giảng viên phải có phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả nhất. Theo đó, giảng viên có thể vừa sử dụng phương pháp thuyết trình vừa sử dụng phương pháp phát vấn hoặc phỏng vấn nhanh, nêu những câu hỏi ngắn để học viên suy nghĩ, trả lời, qua đó tăng cường tương tác với học viên. Do đó, khi giảng dạy, giảng viên phải diễn đạt bằng những câu ngắn gọn, rõ nghĩa. Bài học sẽ đạt hiệu quả cao, tạo được không khí tích cực, vui vẻ nếu giảng viên tăng cường liên hệ vớithực tiễn, lấy nhữngví dụ điển hình ở Việt Nam và yêu cầu học viên liên hệ vấn đề đó ở Lào với những nội dung liên quan đến bài học. Đồng thời, giảng viên cần khéo léo phối hợp mạch giảng với người phiên dịch để tạo ra không khí cởi mở, gần gũi, giúp học viên tiếp thu bài một cách tích cực và hiệu quả nhất.
Thứ ba, nắm vững đặc điểm lớp học.Bên cạnh công tác chuẩn bị về mặt chuyên môn, giảng viên cần nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm của học viên lớp Lào về nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn, tuổi tác… thông qua các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện để có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của học viên Lào. Từ đó, mỗi giảng viên có thể định hướng cho mình một phương pháp giao tiếp, giảng dạy phù hợp. Bên cạnh đó, giảng viên cần tìm hiểu thêm về ngôn ngữ, văn hóa và những nội dung có liên quan đến bài giảngở nước Lào để giảng dạy tốt hơn.
Thứ tư, lắng nghe học viên nói.Trong tiết giảng, giảng viên cần dành một thời lượng nhất định để lắng nghe ý kiến của học viên về nội dung, phương pháp mà giảng viên sử dụng đểtruyền đạtđã phù hợp với lớp hay chưa; đề nghị học viên có câu hỏi gì cần giảng viên trả lời hay không. Nhờ cách làm này,khi giảng dạy Bộ môn Đường lối, chính sách ở cáclớp Trung cấp lý luận chính trị Lào, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi thú vị và khá khó khăn nếu không lường trước để có câu trả lời. Ví dụ như: khi nào thì Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội, khi đó thì Việt Nam có bao nhiêu thành phần kinh tế; chính sách xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là chính sách xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU như thế nào;Việt Nam làm gì để không mất bản sắc văn hóa dân tộc; tuổi trẻ Việt Nam hôm nay quan tâm đến vấn đề gì; đường lối chính sách kinh tế giữa VN và Lào; tại sao đồng tiền của Lào giá trị cao hơn Việt Nam khi mà Lào chưa phát triển bằng Việt Nam…Ngoài ra, còn rấtnhiều câu hỏi “hóc búa” nữamà tôi nhận được từ học viên lớp Lào. Điều đó cho thấy, học viên Lào rất quan tâm đến các vấn đề vĩ mô từ kinh tế, xã hội, văn hóa, các chính sách về các lĩnh vực như ngoại giao, xuất, nhập khẩu hàng hóa, đất đai, quản lý đô thị, chính sách đối với việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo ở nước ngoài, chống tham nhũng, chính sách thuế, chính sách tiền tệ, tài khóa… của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ có những chia sẻ của học viên lớp Lào, tôi hiểu thêm về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Lào, chính sách của Lào về kinh tế, ngoại giao, về mối quan tâm hiện nay của lớp trẻ ở Lào và mục tiêu đặt ra của nước Lào là đến năm 2030, nước Lào sẽ thoát nghèo và trở thành nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay.
Thứ năm, tích cựcthực hiện mô hình“03 vì, 04 chủ động sáng tạo, 05 đồng hành hỗ trợ”. Mô hình nàybắt đầu được Nhà trường xây dựng và triển khai thực hiện trường đối với lớp Lào khoá 4 năm học 2021-2022. Việc thực hiện mô hình này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học viên trong học tập kiến thức lý luận chính trị, góp phần củng cố niềm tin, lập trường, quan điểm cho học viên để từ đó có thể vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn công tác. Để việc thực hiện Kế hoạch mô hình “03 vì, 04 chủ động sáng tạo, 05 đồng hành hỗ trợ”thành công, cần sự quan tâm và tham gia của toàn trường, đặc biệt là lực lượng giảng viên tham gia giảng dạy lớp Lào. Theo đó, giảng viên cần nắm được nội dung học tập của học viên lớp Lào xuất phát từ: 03 vì: (1) vì sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa 2 Đảng và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào, hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn. (2) vì sự phát triển của cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác. (3) vì sự hoàn thiện, phát triển phẩm chất, năng lực của bản thân mỗi học viên; 04 chủ động sáng tạo:(1) chủ động sáng tạo học tập nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt; (2) chủ động sáng tạo nghiên cứu phát triển tư duy lý luận; (3)chủ động sáng tạo rèn luyện phát triển kỹ năng lãnh đạo quản lý; (4)chủ động sáng tạo kết nối phát triển mối quan hệ tốt đẹp; 05 đồng hành hỗ trợ của nhà trường đối với học viên lớp Lào:(1) hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt thông qua học ca dao, tục ngữ, các ca khúc dân ca, ca khúc cách mạng…;hoạt động thể thao, múa Lăm Vông, khiêu vũ, các hoạt động ẩm thực…(2) Hỗ trợ phát triển sự hiểu biết toàn diện về đất nước và con người Việt Nam, Thanh Hóa thông qua các diễn đàn tìm hiểu về văn hóa, tư tưởng, đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, kết quả thực hiện hợp tác quốc tế của hai nước Việt Nam – Lào, hai tỉnhThanh Hóa – Hủa Phăn. Thành tựu đổi mới và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.(3) Hỗ trợ phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý thông qua báo cáo các chuyên đề, tổ chức các mô hình, sự kiện…(4) Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin thích ứng với cách mạng 4.0. (5) Hỗ trợ kết nối xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Thật may mắn khi tôi khi được tham gia giảng dạy cáclớp Trung câp Lý luận chính trị cho học viên Lào từ những khóa đầu tiên. Khi giảng dạy hơn 40 tiết ở lớp Lào khoá 4, tôi có thêm những hiểu biết thực tế về nước bạn Lào, về học viên là những cán bộ cán bộ lãnh đạo cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn. Và hơn hết là niềm tự hào khi tôi được giới thiệunhững thành quả về kinh tế, xã hội, ngoại giao, phòng, chống tham nhũng của Việt Nam thời gian qua; về những thành quả Việt Nam đã đạt sau 35 đổi mới; về những kết quả được thế giới công nhận, là nền kinh tế đứng thứ 4 ở Đông Nam Á, top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, top 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới…Tôi hy vọng rằng, thông qua bài viết này, tôi sẽ nhận được sự góp ý, chia sẻ của các đồng nghiệp trong Nhà trường để từ đóbản thân sẽ nỗ lực hết mình cùng với Nhà trường hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quốc tế trong thời gian tới./.
Các tin khác
- Bế giảng lớp Bồi dưỡng Lào năm 2024 (Đợt 2)
- Bế giảng lớp Bồi dưỡng Lào năm 2024 (Đợt 1)
- Lễ bế giảng lớp TCLLCT dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, năm 2024
- Cảm xúc của học viên Lớp Lào khóa 6 về Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
- Hoạt động học tập, rèn luyện trong tháng 8 của lớp Lào khoá 6
- Lớp Lào khóa 6 đi nghiên cứu thực tế tại Thủ đô Hà Nội
- Hoạt động học tập và rèn luyện của lớp Lào khóa 6 trong tháng 6 năm 2024
- Lớp Lào khoá 6 đi nghiên cứu thực tế tại thị xã Nghi Sơn
- Khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào năm 2024
- Bồi đắp mối quan hệ hữu nghị Thanh Hóa - Hủa Phăn!
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1617
Hôm qua:
1669
Tuần này:
12909
Tháng này:
50099
Tất cả:
4.983.700