Một số giải pháp khắc phục việc ngại học lý luận chính trị của học viên lớp TCLLCT thành phố Thanh Hoá, khoá học 2024 - 2026
Đăng lúc: 09:31:20 14/01/2025 (GMT+7)95 lượt xem
Trong suốt 6 tháng qua, học viên lớp TCLLCT thành phố Thanh Hoá khoá học 2024 - 2026 luôn cố gắng học tập, rèn luyện,qua đó nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, góp phần khắc phục được những biểu hiện ngại học, lười học lý luận chính trị mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã chỉ ra.
Tập thể lớp TCLLCT thành phố Thanh Hoá, khoá học 2024 -2026
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc học tập lý luận. Người khẳng định: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của lý luận chính trị đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, Đảng luôn quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, từ đó nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và năng lực thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận đảng viên, trong đó có học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị thành phố Thanh Hoá, khoá học 2024 - 2026, có biểu hiện ngại học lý luận chính trị. Điều này được biểu hiện qua việc học viên chưa nghiêm túc trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị và học tập lý luận chính trị, có quan niệm học lý luận chính trị là để lấy bằng đáp ứng tiêu chí hoàn thiện hồ sơ cán bộ, chỉ cần giỏi chuyên môn là đủ. Bên ạnh đó, một bộ phận học viên còn ngại học nghị quyết, văn kiện của Đảng, coi học lý luận chính trị là lý thuyết suông. Trong quá trình học tập, vẫn còn hiện tượng đi muộn, về sớm, bỏ giờ; đến lớp với mục tiêu điểm danh; không nghiên cứu giáo trình trước, trong và sau giờ học; chưa tập trung nghe giảng, ghi chép, trao đổi trên lớp; đối phó với các bài thi, kiểm tra; né tránh các hoạt động rèn luyện ngoại khóa; học không đi đôi với hành, chưa vận dụng, kiểm chứng trong thực tiễn.
Nguyên nhân dẫn tới biểu hiện ngại học lý luận chính trị nêu trên xuất phát từ nhiều chủ thể, trong đó đặc biệt là đối với chủ thể học viên. Đó là việc người học chưa nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò, trách nhiệm đối với việc học tập lý luận chính trị, không xác định đúng mục tiêu, động cơ học tập, chưa có phương pháp học tập phù hợp, bị mất gốc kiến thức lý luận chính trị và chưa sắp xếp được thời gian học tập hợp lý.
Một giờ học tại lớp TCLLCT thành phố Thanh Hoá, khoá học 202-2026
Để thực hiện tốt yêu cầu học tập lý luận chính trị, từng bước khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị, tập thể lớp TCLLCT Thành phố, hệ không tập chung đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, bản thân mỗi học viên cần xây dựng mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Xác định mục đích, động cơ học tập là việc cần làm đầu tiên của khoá học bởi lẽ, có động cơ học tập tốt khiến người học luôn tự giác, say mê học tập với những mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, để tạo được hứng thú cho người học, bài giảng của giảng viên phải có nội dung mới lạ, thú vị, bất ngờ, đặc biệt là trong các buổi thảo luận. Tập thể lớp đề xuất với thầy cô bộ môn thiết kế bài giảng theo một chuỗi tình huống và hướng dẫn học viên tự giải quyết vấn đề, lồng ghép bồi dưỡng phương pháp và kỹ năng tự học cho học viên, tạo điều kiện để học viên bộc lộ khả năng tự học qua phân tích, tổng hợp, khái quát, tìm tòi tài liệu.
Thứ hai, Ban cán sự cần chủ động tư vấn, hướng dẫn cho học viên trong lớp xây dựng thời gian và kế hoạch học tập một cách khoa học. Để việc học tập lý luận chính trị đạt hiệu quả, cần xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, mang tính định hướng cao. Kế hoạch học tập bao gồm: Kế hoạch cụ thể cho từng môn học, cho từng học phần, phải chọn đúng trọng tâm, vấn đề cốt lõi, tránh việc dàn trải, thiếu tập trung. Sau khi đã xác định đúng trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lý, logic về cả nội dung lẫn thời gian và cần hoàn thành dứt điểm từng môn, từng phần học theo kế hoạch đã được vạch sẵn. Điều đó sẽ giúp việc tự học của học viên đạt hiệu quả.
Thứ ba, tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu kết hợp kiểm tra đánh giá của học viên. Do tình hình thực tế của lớp là học vào các ngày cuối tuần nên thời gian để học viên học tập và nghiên cứu đang còn ít, chính vì vậy việc tự học sẽ phát huy tính tự giác trong học tập và nghiên cứu của mỗi học viên, giúp học viên rèn luyện khả năng tư duy và sáng tạo. Đây là yếu tố quyết định chất lượng học tập. Qua việc tự học, tự nghiên cứu giúp học viên đào sâu, nắm vững kiến thức đã học và mở rộng, cập nhật những kiến thức mới, thường xuyên học tập, trau dồi phẩm chất chính trị, gắn việc học lý luận với công việc thực tiễn hàng ngày. Cùng với việc tự học tự nghiên cứu thì bản thân mỗi học viên trong lớp phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hoặc giúp đỡ nhau kiểm tra, đánh giá nội dung kiến thức thông qua việc ghi chép, thảo luận xây dựng đề cương môn học. Đây là giai đoạn có tính quyết định và chiếm nhiều thời gian nhất. Khối lượng kiến thức và các kỹ năng được hình thành nhanh hay chậm, nắm bắt vấn đề nông hay sâu tuỳ thuộc vào nội lực của bản thân; bao gồm các hoạt động: tiếp cận, lựa chọn và xử lý thông tin, vận dụng các thông tin để giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình học như thảo luận, kiểm tra, thi, viết tiểu luận cuối khoá.
Thứ tư, mỗi học viên cần hình thành phương pháp tự đánh giá kết quả học tập của mình. Việc nhìn nhận kết quả học tập của học viên được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như bản thân tự đánh giá kết quả thu nhận được sau mỗi buổi học, mỗi môn học, qua điểm số các môn, qua hoạt động giao lưu, tương tác với giảng viên và tập thể lớp. Qua đó, biết được học tập được những già, làm được những gì và còn những gì chưa đạt được để từ đó có hướng khắc phục và phát huy.
Học tập là một quá trình lâu dài nên bản thân mỗi học viên cần có phương pháp tự học, tự nghiên cứu một cách chủ động, đó là yêu cầu tiên quyết mà học viên lớp TCLLCT Thành phố cần nắm rõ.
Tóm lại: Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong kỷ nguyên mới- kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, mỗi học viên lớp TCLLCT Thành phố cần tăng cường ý thức trách nhiệm cao trong việc không ngừng học hỏi cả về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là khắc phục tình trạng ngại học, lười học chính trị./.
Học viên:Lê Khắc Sơn
Lớp: TCLLCT thành phố Thanh Hoá, khóa 2024-2025
Đơn vị công tác: UBND thành phố Thanh Hóa
Các tin khác
- Một số kinh nghiệm trong thực hiện chuyển đổi số tại Trường THCS Quảng Châu
- Một số giải pháp khắc phục việc ngại học lý luận chính trị của học viên lớp TCLLCT thành phố Thanh Hoá, khoá học 2024 - 2026
- Giải pháp đẩy mạnh việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Quảng Ngọc
- Giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng cho học viên lớp TCLLCT A1.K52
- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Thanh Hóa
- Lớp TCLLCT A1.K52 đi nghiên cứu thực tế gắn với tọa đàm khoa học “Thực tiễn và kinh nghiệm trong xây dựng tác phong, hình ảnh của người cán bộ Y tế”
- Phát huy tinh thần nêu gương của đoàn viên thanh niên xã Đoàn Tân Thành, huyện Thường Xuân trong phát triển kinh tế
- Giải pháp đẩy mạnh thực hiện tác phong làm việc khoa học theo phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, giáo viên Trường Mầm Non thị trấn Bút Sơn 3
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên theo Kết luận 50-KL/TU ở Đảng bộ xã Trung Lý, huyện Mường Lát
- Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng khối đại đoàn kết tại Trường Mầm non Hợp Tiến, huyện Triệu Sơn
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1394
Hôm qua:
1929
Tuần này:
4906
Tháng này:
52590
Tất cả:
5.057.463