HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Thông báo kết luận của Hiệu trưởng về bổ sung một số định hướng, biện pháp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2015- 2016 và những năm tiếp theo

Đăng lúc: 08:15:39 14/01/2016 (GMT+7)2578 lượt xem

 
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
 
Số: 02 /TB-TrCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Thanh Hóa, ngày   04   tháng   01   năm 2016
 
THÔNG BÁO
 Kết luận của Hiệu trưởng về bổ sung một số định hướng, biện pháp chỉ đạo  thực hiện nhiệm vụ năm học 2015- 2016 và những năm tiếp theo
 

Thực hiện Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2015 - 2016, sau khi làm việc với các khoa, phòng, các bộ phận; nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, quyết tâm trong hành động, rõ về cơ chế, trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện thành công nhiệm vụ năm học 2015- 2016 và những năm tiếp theo, Hiệu trưởng kết luận bổ sung một số định hướng, biện pháp chỉ đạo cụ thể như sau:
 I. ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO
1. Chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch, qui hoạch; đồng thời, chủ động, tích cực phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu nhằm chuẩn hóa và nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các ngành, địa phương, đơn vị trong và ngoài tỉnh. 
2. Chuyển mạnh từ dạy- học thụ động sang dạy- học chủ động; thực hiện tốt phương châm dạy- học: học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Giảng viên phải thực sự là nhà tổ chức, quản lý, định hướng quá trình học tập; học viên là chủ và làm chủ quá trình lĩnh hội kiến thức;học viên chủ động học tập, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng theo chức danh và vị trí việc làm. Quyết tâm đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương châm: dạy- học hiểu, dạy- học vận dụng và dạy- học xử trí.
3. Chú trọng nghiên cứu, cập nhật thông tin mới, chủ trương, nghị quyết mới; đồng thời quan tâm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giờ giảng, bài giảng; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp.
4. Chuyển mạnh từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình học tập. Coi trọng đánh giá quá trình xây dựng kế hoạch, quản lý mục tiêu, thái độ và phương pháp học tập; lấy chất lượng sản phẩm tự học, tự nghiên cứu gắn với việc nâng cao nhận thức, kiến thức, phương pháp, kỹ năng công tác theo chức danh, vị trí việc làm là tiêu thức quan trọng để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện.
5. Chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản lý phục vụ lấy “hiệu quả phục vụ, thành công của học viên, tín nhiệm của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh” làm mục tiêu phấn đấu. Chú trọng xây dựng tác phong quản lý khoa học, dân chủ và nêu gương. Đổi mới đánh giá cán bộ, giảng viên theo hướng lấy sự cống hiến, đóng góp, hiệu quả công việc làm tiêu chí quan trọng theo nguyên tắc công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Đổi mới công tác thi đua gắn với việc hoàn thiện các tiêu thức thăng hạng viên chức, tạo động lực thực hiện có hiệu quả 5 giá trị chuẩn mực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “kiên định, kỷ cương, đoàn kết, nêu gương, sáng tạo” và xây dựng nhà trường kiểu mẫu.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Đổi mới về dạy- học
1.1. Thống nhất mục tiêu, yêu cầu, kiến thức trọng tâm, cách thức liên hệ thực tiễn; định hướng nghiên cứu thực tế; thi, kiểm tra, đánh giá ở mỗi bài học, phần học, môn học.
1.2. Thực hiện nghiêm túc các bước lên lớp; qui trình dạy-học đồng bộ với việc đổi mới phương pháp dạy- học theo hướng tích cực.
1.3. Phát huy vai trò quản lý, định hướng, truyền cảm hứng của giảng viên và tính tích cực, chủ động của học viên trong dạy-học; chú trọng tính tương tác giữa giảng viên và học viên trong quá trình chuẩn bị bài, lên lớp, nhận xét, đánh giá kết quả sau bài giảng.
1.4. Cập nhật kiến thức thực tiễn địa phương, ngành, lĩnh vực phù hợp với đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện đồng bộ 3 chuyên đề thực tiễn đối với đào tạo tại chức và nhiều chuyên đề ngoại khóa đối với đào tạo tập trung.
1.5. Tổ chức các hội nghị sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn trong hội đồng giảng viên, mỗi quí một lần (có chương trình cụ thể ở các chương trình hoạt động tháng). 
2. Đổi mới nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn
2.1. Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học: định hướng, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, nhận xét, đánh giá sản phẩm.
2.2. Giảng viên có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, đề cương, thực hiện và báo cáo kết quả chuyên đề thực tiễn phục vụ cho bài giảng theo hình thức cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu.
2.3. Học viên được định hướng nghiên cứu thực tế sau mỗi phần học và hoàn thiện chuyên đề thực tiễn phù hợp với chức danh, vị trí việc làm, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
2.4. Đa dạng hóa các hình thức nghiên cứu thực tế, kết hợp nghiên cứu chuyên đề với các địa bàn, địa phương, ngành, lĩnh vực có mô hình điển hình phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy- học.
2.5. Sơ kết, đánh giá và tiếp tục ký kết chương trình hợp tác với một số đơn vị cơ sở, doanh nghiệp, huyện, ngành, các trường chính trị…phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 
3. Đổi mới đánh giá dạy- học
3.1. Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các khâu trong đánh giá chất lượng dạy- học: ra đề thi, coi thi, chấm thi; nhận xét kết quả bài thi hết môn, hết phần học. Tổ chức thi hết phần học sau khi học viên đã báo cáo sản phẩm nghiên cứu thực tế. Thông báo công khai nhận xét, kết quả bài thi cho học viên tập trung, tại chức.
3.2. Khuyến khích hình thức thi vấn đáp, bổ sung nội dung thi theo hướng cập nhật thông tin thời sự quốc tế, trong nước, trong tỉnh ở một số phần học, môn học.
3.3. Đánh giá thực chất quá trình học tập, rèn luyện của học viên; thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với địa phương, đơn vị trong việc đánh giá, nhận xét kết quả học tập, rèn luyện của học viên. Định kỳ gửi nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên về địa phương, đơn vị: 2 lần/khóa học
3.4. Tổ chức đánh giá, nhận xét các chuyên đề thực tiễn của giảng viên và học viên theo hướng gắn kết giữa quá trình chuẩn bị với nội dung nghiên cứu và cách thức trình bày sản phẩm nghiên cứu.
3.5. Thực hiện nghiêm túc chế độ dự giờ, mỗi giảng viên được đồng nghiệp góp ý bài giảng: 2 lần/năm. Thực hiện tổ chức thi công nhận các danh hiệu giảng viên giỏi cấp trường gắn với kế hoạch đào tạo các lớp tập trung, tại chức.
4. Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và qui định nội bộ
4.1. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính nội bộ, tăng quĩ phúc lợi và quĩ đầu tư. Thống nhất hỗ trợ cán bộ hành chính 15%; tiếp tục áp dụng chính sách ưu đãi cho cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là nghiên cứu sinh. Tăng mức thưởng cho giảng viên bảo vệ xuất sắc luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
4.2. Có cơ chế khuyến khích cán bộ, giảng viên chủ động tìm kiếm các chương trình, dự án, đề án, đề tài…phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn.
4.3. Thực hiện chế độ chi trả giờ giảng đối với các lớp tại chức theo ngạch giảng viên và điều kiện thực tế của nhà trường. Đối với những giảng viên thiếu giờ nghĩa vụ ở các lớp tập trung, phải đăng ký giảng dạy ở các lớp tại chức để bảo đảm giờ nghĩa vụ. Thống nhất tăng hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm các lớp tập trung, tính giờ nghĩa vụ cho giáo viên theo dõi môn học.
4.4. Tăng mức thưởng cho các bài viết đạt xuất sắc, các bài viết được đăng tải ở các báo, tạp chí trong và ngoài nước; hỗ trợ kinh phí biên tập và xuất bản sách phục vụ nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và của tỉnh. Nghiên cứu mức thưởng cho giảng viên vượt nghĩa vụ nghiên cứu khoa học.
4.5. Thực hiện mức thưởng: giáo viên có giờ dạy giỏi tương đương lao dộng tiên tiến; giáo viên dạy giỏi tương đương chiến sĩ thi đua cấp trường; giáo viên giỏi tương đương chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
5. Đổi mới công tác tham mưu, phối hợp
5.1. Tiếp tục đổi mới công tác tham mưu, phối hợp nhằm hoàn thiện thể chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời phát huy các nguồn lực, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
5.2. Phối hợp khảo sát nhu cầu và đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng.
5.3. Lựa chọn các chuyên đề, địa bàn, các mô hình, điển hình trong và ngoài tỉnh để tổ chức cho cán bộ, giảng viên, học viên nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn.
5.4. Phối hợp trao đổi, cập nhật các chuyên đề thực tiễn của ngành, địa phương ở các lớp đào tạo tập trung, tại chức và các lớp bồi dưỡng theo chức danh.
5.5. Chủ động phối hợp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
III. TRÁCH NHIỆM
1. Giám hiệu
1.1.Chủ động trong tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, địa phương, các trường chính trị…để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn.
1.2.Tập trung, quyết liệt chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đã được phê duyệt.
1.3. Sáng tạo trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo hướng quản lý tốt mục tiêu, phát huy nguồn lực phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
1.4. Tăng cường trách nhiệm của Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng trong việc quản lý hành chính, sinh hoạt chuyên môn và chịu trách nhiệm về hoạt động của các khoa, phòng, lĩnh vực được phân công phụ trách.
1.5. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của các tập thể, cá nhân. Trong đó, có cơ chế khích lệ tập thể, cá nhân chủ động, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đồng thời nghiêm khắc xử lý tập thể, cá nhân vi phạm qui chế, qui định của nhà trường.
2. Các khoa
2.1. Nghiêm túc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; trách nhiệm trong tham gia các hoạt động chung; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ.
2.2. Nâng cao trách nhiệm và thực hiện đồng bộ các bước lên lớp, qui trình dạy- học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn của giảng viên, học viên. Đổi mới các hình thức sinh hoạt chuyên môn, định kỳ sinh hoạt 1 lần/tháng; có kế hoạch cho giảng viên ở các phòng chức năng tham gia giảng dạy, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn ở khoa, tổ bộ môn.
2.3. Nghiên cứu, đề xuất đổi mới cách thức, xây dựng các mô hình trong kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy-học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn của giảng viên, học viên.
2.4. Nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ, chuyên đề, địa bàn, lĩnh vực…phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
2.5. Có trách nhiệm bồi dưỡng, phân công giảng viên giảng dạy bảo đảm giờ nghĩa vụ theo qui định; thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của khoa.
3. Phòng Đào tạo
3.1. Chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch, tiến độ đào tạo, bồi dưỡng các lớp, các hệ theo hướng khoa học.
3.2. Tham mưu, phối hợp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội
3.3. Tham mưu đổi mới quản lý và thực hiện đồng bộ các khâu trước, trong và sau đào tạo, bồi dưỡng.
3.4. Phối hợp với các khoa, phòng tổ chức các hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
 3.5. Tham mưu các biện pháp, hoạt động thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
4. Phòng Nghiên cứu Khoa học - Thông tin - Tư liệu
4.1. Chủ động tham mưu chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn hàng năm (gồm: hội thảo, đề tài, tổng kết thực tiễn, chương trình phối hợp, xuất bản sách).
4.2. Tham mưu công tác quản lý, đánh giá, nhận xét và sử dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học; sơ kết, tổng kết thực hiện các nhiệm vụ khoa học.
4.3. Xây dựng đề án nâng cấp tập san lên Tạp chí Nghiên cứu Lý luận- Thực tiễn; đề xuất phương án đổi mới, kiện toàn Ban biên tập và nâng cao chất lượng hoạt động Website.
4.4. Chủ động phối hợp phục vụ tốt công tác thông tin- tư liệu phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập của cán bộ, giảng viên, học viên. Tham mưu kế hoạch tổ chức chương trình phát triển văn hóa đọc.
4.5. Tham mưu bổ sung, hoàn thiện các qui chế, qui định nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn; ban hành qui định hướng dẫn tiểu luận cho học viên.
5. Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị
5.1. Tham mưu bổ sung, hoàn thiện bộ qui chế nội bộ: qui chế dân chủ, qui chế làm việc, qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế tiếp khách; ban hành mới qui chế đánh giá cán bộ, giảng viên, nhân viên hành chính.
5.2. Chủ động tham mưu và triển khai thực hiện có hiệu quả đề án nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và các hoạt động của nhà trường.
5.3. Tham mưu thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ và phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường.
5.4. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả hoạt động của nhà trường trong tháng.
5.5. Tham mưu thực hiện tốt công tác đối nội, đối ngoại; phát huy mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với cấp ủy, chính quyền, nhân dân Phường Quảng Thắng.
6. Thanh tra đào tạo
6.1. Nghiên cứu, tham mưu xây dựng ban hành qui chế thanh tra.
6.2. Chủ động tham mưu kế hoạch thanh tra thường xuyên, chuyên đề, đột xuất theo qui chế và các Kết luận của Hiệu trưởng.
6.3. Kịp thời báo cáo kết quả và tham mưu kết luận thanh tra.
6.4. Thực hiện việc lấy phiếu ý kiến học viên đối với giảng viên; tổng hợp kết quả báo cáo Giám hiệu.
6.5. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc thực hiện công tác thanh tra.
7. Chủ nhiệm lớp
7.1. Chủ động, nghiêm túc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp (ngay sau khi khóa học được 1 tháng), nộp về Phòng Đào tạo, trình Hiệu trưởng phê duyệt.
7.2. Xây dựng phương án nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn của cá nhân, học viên trong khóa học.
7.3. Giữ mối liên hệ chặt chẽ với Ban chỉ đạo lớp học, cấp ủy, chính quyền địa phương (đối với các lớp tại chức). Thường xuyên thăm việc ăn, ở, sinh hoạt; động viên, khích lệ học tập, rèn luyện của học viên khu nội trú (đối với các lớp tập trung).
7.4. Chủ trì sinh hoạt, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tư tưởng, thái độ, phương pháp nghiên cứu, học tập, rèn luyện của học viên. Nghiêm khắc trong giáo dục học viên thực hiện các qui chế, qui định của nhà trường. Khuyến khích sự sáng tạo xây dựng các mô hình học tập, rèn luyện, xây dựng tập thể lớp kiểu mẫu.
7.5. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp. 
8. Học viên
8.1. Chấp hành tốt nội qui tự quản lớp học, qui chế, qui định của nhà trường.
8.2. Xây dựng kế hoạch học tập phần học.
8.3. Chuẩn bị các nội dung và báo cáo sản phẩm nghiên cứu thực tế.
8.4. Khi phát hiện các hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc hành vi vi phạm qui chế, qui định của nhà trường thì kịp thời báo cáo với Ban giám hiệu.
8.5. Kiến nghị với Ban giám hiệu các giải pháp xây dựng nhà trường vững mạnh (nếu có).
9. Đề nghị các đoàn thể chính trị- xã hội và các tổ chức xã hội nghề nghiệp
 Trên cơ sở chương trình năm học, Kết luận của Hiệu trưởng, chủ động nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ theo hướng:
9.1. Phát huy vai trò của đoàn viên, hội viên trong việc xây dựng và thực hiện môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, kiểu mẫu.
9.2. Phát huy vai trò của đoàn viên, hội viên trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, giảng dạy, phục vụ góp phần nâng cao chất lượng toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.
9.3. Phát huy vai trò của đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện các hoạt động tập thể, cộng đồng, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện; trong việc giữ gìn, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả tài sản cơ quan.
9.4. Đồng hành với đoàn viên, hội viên trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý, phát triển văn hóa đọc…
9.5. Đồng hành với đoàn viên, hội viên trong việc chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, sức khỏe, tinh thần.
Trên đây là Kết luận của Hiệu trưởng về các biện pháp đổi mới trong triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2015- 2016 và những năm tiếp theo, yêu cầu các khoa, phòng, các bộ phận thực hiện nghiêm túc Kết luận 102 và các nội dung của Kết luận này./.
 
Nơi nhận:
- Vụ Các trường chính trị (để b/c);
- Giám hiệu;
- Các khoa, phòng;
- Các tổ chức đoàn thể;
- Chủ nhiệm lớp;
- Lưu: VT+ĐT.
HIỆU TRƯỞNG
 
(Đã ký)
 
 
 
Lương Trọng Thành
 
 
 
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1982
Hôm qua:
1836
Tuần này:
10312
Tháng này:
41958
Tất cả:
4.406.838