HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Buổi làm việc của Đoàn cán bộ, học viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá

Đăng lúc: 08:12:36 26/07/2022 (GMT+7)549 lượt xem

 Sáng 25/7/2022, Đoàn cán bộ, học viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá.
la1.png
Đoàn công tác nghe báo cáo tại Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá
Thành phần Đoàn công tác, về phía HVCTQGHCM gồm các đồng chí: TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Vụ Trưởng Vụ Các trường chính trị; Nguyễn Ngọc Hân - Vụ Quản lý đào tạo, Chủ nhiệm lớp Bồi dưỡng và 15 học viên Lào là các đồng chí lãnh đạo các trường chính trị-hành chính cấp tỉnh của nước CHDCND Lào.
Về phía tỉnh Thanh Hoá có các đồng chí: Đào Xuân Yên - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Bùi Thị Mười - TUV, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; TS. Lương Trọng Thành - TUV, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; các đồng chí lãnh đạo các phòng chức năng của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá.
 la2.png
Đồng chí Đào Xuân Yên - Uỷ viên Ban Thường vụ,
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ thông tin khái quát tình hình
 kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Tại hội trường Ban Tuyên giáo, Đoàn công tác đã nghe đồng chí Đào Xuân Yên – UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ báo cáo khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá. Là tỉnh có diện tích lớn nằm trong khu vực ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có trục đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường ven biển, đường sắt xuyên Việt chạy qua, Cảng nước sâu Nghi Sơn và Cảng hàng không Thọ Xuân, kinh tế Thanh Hoá phục hồi nhanh và tăng trưởng cao, nhiều chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch và tăng cao so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên đại bàn ước đạt 13,41%, đứng thứ 3 cả nước. Hiện nay, toàn tỉnh có 12/27 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng ước đạt 19,6%. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh ước đón 6,82 triệu lượt khách du lịch, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ. Thu NSNN gần đạt dự toán cả năm và tăng cao so với cùng kỳ; trong đó 6 tháng đầu năm đã thu hút được 45 dự án đầu tư trực tiếp với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 10,733 tỷ đồng.
la3.png
TS. Lương Trọng Thành - Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh chia sẻ
kinh nghiệm
trong công tác lãnh đạo và quản lý Nhà trường
Cũng tại buổi làm việc, TS. Lương Trọng Thành - Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã chia sẻ với Đoàn những kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo và quản lý Nhà trường. Theo đó, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá có những thuận lợi để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, như: được sự quan tâm của Tỉnh uỷ và các ban, ngành của tỉnh; Nhà trường giàu truyền thống với đội ngũ 82 cán bộ, giảng viên, viên chức đạt và vượt chuẩn, có đủ phẩm chất, năng lực, thích ứng với việc mới, việc khó; đội ngũ cán bộ của tỉnh Thanh Hoá đông đảo, giàu truyền thống hiếu học, luôn có khát vọng nâng cao trình độ lý luận chính trị và các kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
Từ đó, Nhà trường rút ra 3 kinh nghiệm cơ bản. Thứ nhất, giải quyết hài hoà 05 mối quan hệ (đổi mới nhưng phải ổn định và phát triển; gắn kết giữa công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ; hài hoà giữa quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo; hài hoà giữa nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học; sự phát triển của Nhà trường phải bám sát định hướng của Tỉnh uỷ Thanh Hoá, của HVCTQGHCM và các Ban, ngành trong tỉnh). Thứ hai, xác định sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lỗi và đặc biệt là các mô hình phát triển. Thứ ba, phát huy dân chủ, đặc biệt là vai trò nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, vị thế là chủ và làm chủ của cán bộ, giảng viên và học viên Nhà trường trong sự nghiệp đổi mới, phát triển của Nhà trường.
la4.png
Đoàn công tác làm việc tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá
Mô hình trung tâm hiện nay của Nhà trường là “5 nhất, 4 trụ cột, 5 định hướng đổi mới”.  5 nhất: (1) Có thể chế hoàn thiện nhất về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, (2) Có quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn và chất lượng tốt nhất, (3) Công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn phát triển toàn diện nhất, (4) Đội ngũ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín nhất, (5) Có môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng nhất. 4 trụ cột: (1) Nâng cao chất lượng là trung tâm, (2) Đổi mới công tác quản lý là then chốt, (3) Đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá là khâu đột phá, (4) Xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. 5 định hướng đổi mới: (1) Chuyển mạnh nhận thức từ người thầy là trung tâm sang người học và học viên là trung tâm, (2) Chuyển mạnh từ dạy - học kiến thức sang dạy - học phát triển phẩm chất, năng lực, (3) Chuyển mạnh từ dạy - học thụ động sang dạy - học chủ động theo phương châm dạy - học hiểu, dạy - học vận dụng, dạy - học xử trí theo nguyên tắc 3 tăng (chủ động, trao đổi, xứ trí), 3 giảm (thụ động, độc thoại, lý thuyết), (4) Chuyển mạnh từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình, (5) Chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản lý phục vụ và kiến tạo.
Để có những hiểu biết sâu sắc hơn về tỉnh Thanh Hoá và về Trường Chính trị, các học viên trong Đoàn công tác đã đề nghị được chia sẻ thêm về những kinh nghiệm trong công tác phát triển đảng viên; về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên; về mô hình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị; về tiêu chuẩn cán bộ tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học; về những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội để giữ vững ổn định phát triển; về giải pháp duy trì tăng trưởng kinh tế trong đại dịch Covid-19; về các phương pháp tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết của Trung ương đến cơ sở…
la5.png
Đồng chí Bùi Thị Mười - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy chia sẻ kinh nghiệm về phát triển đảng viên mới
Theo đó, đồng chí Bùi Thị Mười - TUV, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã chia sẻ kỹ hơn về công tác phát triển đảng viên mới, đó là kết nạp đoàn viên thanh niên ưu tú, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Với chủ trương này, Tỉnh đã xóa được những vùng trắng đảng viên. Bên cạnh đó, Tỉnh chủ trương phát triển đảng viên ở các doanh nghiệp, đặc biệt ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chú trọng phát triển đảng viên trẻ trong các trường phổ thông, đây là nguồn lực quan trọng phát triển đảng viên chất lượng cao. Với chủ trương này, các trường THPT chọn các học sinh có tố chất và năng lực để bồi dưỡng đối tượng đảng trong thời gian chuẩn bị thi đại học. Về vấn đề bồi dưỡng hệ sơ cấp chính trị ở các trung tâm chính trị huyện, tỉnh tiến hành bồi dưỡng theo các chương trình hàng năm được Thường trực các huyện uỷ phê duyệt; sau khi kế hoạch được phê duyệt, trung tâm chính trị sẽ họp với đảng bộ trực thuộc các huyện uỷ để giao chỉ tiêu; tuỳ vào điều kiện thực tế, hàng năm các huyện có thể bồi dưỡng từ 1-3 lớp. Để nâng cao chất lượng đào tạo của chương trình, các trung tâm kết hợp tổ chức sau khi đảng viên kết thúc chương trình bồi dưỡng đảng viên mới. Như vậy, tỉnh kết hợp nhiều chương trình đào tạo khác nhau để nâng cao nhận thức chính trị cho đảng viên với các lớp học tập trung trong 01 tháng và khoảng 02 tháng không tập trung.
Về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đối với tiêu chí trường chính trị chuẩn, Trường Chính trị tỉnh bố trí giảng viên ở các phòng chức năng là giảng viên kiêm nhiệm hoặc viên chức có thể chủ động đề đạt nguyện vọng xin đi học tập nâng cao trình độ để chuyển ngạch lên giảng viên.
Về công tác NCKH, Trường Chính trị tỉnh rất chú trọng và đây là nhiệm vụ đầu tiên trong phong trào thi đua 5 tốt. Theo đó, tất cả cán bộ, giảng viên đều phải nghiên cứu sáng tạo trong nhiệm vụ của mình; tất cả đều có quyền đăng ký nhiệm vụ NCKH với Nhà trường. Riêng đề tài cấp tỉnh được ưu tiên cho nhóm chuyên gia và số giảng viên đăng ký học nghiên cứu sinh. Mô hình chủ nhiệm đề tài NCKH cấp tỉnh gắn với NCS sẽ là nguồn động lực để phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra, Nhà trường tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tham gia Hội đồng giảng viên thỉnh giảng.
Đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch bệnh, Thanh Hoá thành lập Ban phòng chống Covid cộng đồng với hệ thống tổ chức và cách làm bài bản nên tỉnh bám sát chặt chẽ và khoanh vùng kịp thời; sau khi có vacxin, tập trung tiêm cộng đồng. Do kiểm soát tốt dịch bệnh nên trên địa bàn tỉnh chỉ thực hiện cách ly xã hội trong thời gian ngắn.
Về phương pháp tuyên truyền, quán triệt nghị quyết, Thanh Hoá trước tiên nghiên cứu ban hành kế hoạch để tổ chức các hội nghị trực tuyến hoặc trực tiếp. Do đó, tất cả các cấp uỷ phải nghiên cứu thực hiện chương trình nghị quyết cho phù hợp với tình hình của từng đơn vị. Đối với các nghị quyết lớn của Trung ương, tất cả đảng viên đều phải viết thu hoạch bằng tay. Việc tuyên truyền được thực hiện qua hệ thống phát thanh, truyền hình, trực quan, đa dạng hoá hình thức. Thông qua các hệ thống báo cáo viên các cấp để tuyên truyền kịp thời tới các địa phương, đơn vị. Ban Thường vụ Ban Tuyên giáo xác định đây là công tác phải thực hiện bài bản, nghiêm túc.
la6.png
TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Áo đỏ) - Vụ Trưởng Vụ
Các trường chính trị phát biểu ý kiến tại buổi làm việc
Thay mặt cho Đoàn công tác, đồng chí Vụ Trưởng Vụ Các trường chính trị Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã phát biểu cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt, trong thị của Tỉnh uỷ để Đoàn có chuyến công tác bổ ích, thiết thực, có nhiều kỷ niệm tốt đẹp về miền đât Thanh Hoá. Điều đó tiếp tục khẳng định tình hữu nghị son sắt, thuỷ chung, hữu nghị giữa hai nước Việt-Lào. Đồng chí đánh giá, những chia sẻ của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh và Trường Chính trị rất toàn diện, sâu sắc, giúp học viên hiểu được bức tranh tổng thể phát triển của Tỉnh và của Trường với những kết quả thể hiện quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đạt mục tiêu đưa Thanh Hoá trở thành cực tăng trưởng theo tinh thần của Nghị quyết số 58.
la7.png
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí lãnh đạo
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá
Đồng chí nhấn mạnh, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá là điểm sáng trong hệ thống các trường chính trị cả nước, thuộc top đầu đạt chuẩn và trên chuẩn. Theo lộ trình, Trường sẽ được công nhận chuẩn vào năm 2023, hoặc cuối năm 2022. Với 2 chức năng mà Nhà trường phải thực hiện, Trường có nhiều mô hình điển hình có sức lan toả toàn hệ thống; trong đó, Trường là điểm sáng trong NCKH so với các trường chính trị trong cả nước.
la8.png
Đoàn công tác thăm quan phòng truyền thống Trường Chính trị tỉnh
Trước đó, Đoàn công tác đã đến thăm Trường Chính trị tỉnh, tham quan phòng truyền thống và xem các tư liệu về Nhà trường, trong đó đặc biệt là về công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa-Phăn, nước CHDCND Lào./.
Nguyễn Trần Bách Diệp
Bộ phận Trực Website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
73
Hôm qua:
1836
Tuần này:
8403
Tháng này:
40049
Tất cả:
4.404.929