HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Hội nghị giao ban công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ năm 2021

Đăng lúc: 16:42:37 25/01/2021 (GMT+7)607 lượt xem

          Sáng 23/01/2021, tại Hội trường lớn, Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. Tham dự Hội nghị có các đồng chí trong Ban Giám hiệu, lãnh đạo các khoa, phòng Nhà trường, Chủ nhiệm các lớp không tập trung tại các huyện; các đồng chí Phó Bí thư, Trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm chính trị và đại diện lãnh đạo Trung tâm chính trị các huyện, thị, thành trong tỉnh.
hn.png
        Đồng chí Lương Trọng Thành – TUV, Hiệu trưởng nhà trường chủ trì Hội nghị; đồng chí Trần Thị Ngọc Diệp – Phó Hiệu trưởng trình bày Báo cáo đánh giá
            Tại Hội nghị, đồng chí Trần Thị Ngọc Diệp – Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã trình bày Báo cáo đánh giá kết quả công tác phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng năm 2020, nhiệm vụ năm 2021. Theo đó, năm 2020, Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, địa phương trong công tác tuyển sinh, mở lớp bảo đảm đúng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình, đủ về hồ sơ, số lượng, rõ về nguồn quy hoạch. Kết quả, năm 2020, Nhà trường đã phối hợp với các địa phương, đơn vị chiêu sinh, mở lớp không tập trung tại huyện theo chỉ tiêu kế hoạch 13 lớp với 1.040 học viên; trong đó có 07 lớp được hỗ trợ kinh phí đào tạo (với 559 học viên); 06 lớp tự túc kinh phí đào tạo (481 học viên); cùng với các lớp năm 2019 chuyển qua là 13 lớp (1.095 học viên), tổng số tất cả 26 lớp với 2.135 học viên. Ngoài ra, Nhà trường phối hợp mở được 19 lớp bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính; 03 lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp phòng; 08 lớp bồi dưỡng Bí thư, Phó Bí thư Thường trực cấp xã.
hn1.png
Toàn cảnh Hội nghị
            Trong năm 2020, Nhà trường đã phối hợp với các huyện trong tổ chức mô hình đào tạo, bồi dưỡng. Theo đó, 100% bài giảng được giảng viên thực hiện bằng phương pháp giảng dạy tích cực với phương châm 3 tăng (tăng thực hành, tăng đối thoại, tăng xử lý tình huống), 3 giảm (giảm lý thuyết suông, giảm độc thoại, giảm đọc chép), tạo ra không gian đa chiều giữa giảng viên và học viên, giữa học viên với nhau, tạo sự hứng khởi và hiệu quả cao trong quá trình tiếp thu kiến thức của người học. Bên cạnh đó, Nhà trường đã phối hợp trong nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn; phối hợp trong công tác kiểm tra, đánh giá; phối hợp trong xây dựng môi trường giáo dục…
            Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Đó là: công tác tuyển sinh còn bất cập, nhất là tuyển sinh đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính, nhiều địa phương không đạt được chỉ tiêu đề ra; phối hợp trong tổ chức nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn mới chỉ đạt kết quả bước đầu, chưa rõ nét về kết quả tư vấn giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp; phối hợp trong quản lý học viên về động cơ, thái độ học tập; phối hợp trong công tác kiểm tra, đánh giá chưa thật toàn diện, mới tập trung đánh giá trước, trong quá trình đào tạo, chưa thực hiện phối hợp trong đánh giá sau đào tạo. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: Những năm gần đây, các địa phương đã phối hợp với nhà trường mở các lớp tại huyện tương đối nhiều, dẫn đến nguồn cán bộ đưa đi đào tạo tập trung tại trường giảm dần, thậm chí không còn; Một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức được cử đi học, nhất là về thời gian, chưa gắn kết quả đào tạo với việc khen thưởng, bổ nhiệm cán bộ trong và sau đào tạo; Nhà trường chưa chủ động trong việc tham mưu xây dựng cơ chế đánh giá, sử dụng cán bộ sau đào tạo, dẫn đến việc gắn kết giữa đào tạo với bố trí sử dụng cán bộ của các địa phương gặp khó khăn.
            Trong năm 2021, công tác phối hợp tập trung vào một số nhiệm vụ sau: Chủ trì với các Ban, sở, ngành, địa phương xây dựng Đề án “Xây dựng và phát triển Trường Chính trị đến năm 2030” trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt; Phối hợp rà soát, đánh giá, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Phối hợp triển khai thực hiện chương trình, giáo trình mới đảm bảo khoa học, đúng quy chế; Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên và tích tích cực, chủ động của học viên; Đẩy mạnh phối hợp hoạt động tổng kết thực tiễn.
            Phát biểu tại Hội nghị, các đồng chí đại diện lãnh đạo các Trung tâm chính trị huyện, thị, thành đã thống nhất với những đánh giá trong Báo cáo tổng kết và đề nghị Nhà trường cần làm tốt hơn một số công tác như: Cần đẩy mạnh thảo luận trên lớp, theo đó giảng viên cần chuẩn bị kỹ về kiến thức thực tiễn hơn; Cần lựa chọn vấn đề viết tiểu luận tốt nghiệp, đảm bảo đề tài phải bám vào những vấn đề mới, khó của địa phương, chú trọng nêu lên thực trạng và đề ra giải pháp; Cần quản lý học viên theo 2 chiều, nên thông tin kết quả học tập của học viên về cho huyện để huyện phản ánh tới địa phương cử cán bộ đi học; Cần thành lập Ban Chỉ đạo lớp học sao cho phát huy được tính chủ động của các thành viên ở huyện …
Số lượt truy cập
Hôm nay:
724
Hôm qua:
2925
Tuần này:
8507
Tháng này:
54881
Tất cả:
4.419.761