Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Đăng lúc: 15:35:29 17/04/2025 (GMT+7)48 lượt xem
Nhằm phát huy vai trò của chủ thể là cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá; kết nối các lực lượng, phương tiện, các hoạt động tạo thành mạng lưới rộng khắp, thành trì vững chắc trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

ThS.Khương Phú Tùng, Trưởng khoa Lý luận cơ sở triển khai
Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, năm 2025
Xác định đúng vai trò, nhiệm vụ của Trường Chính trị tỉnh là cơ quan chủ chốt trong nghiên cứu khoa học, giáo dục, tuyên truyền, bồi dưỡng các nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch, những năm qua Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã chủ động, đổi mới đồng bộ, toàn diện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung; qua đó, đã phát huy vai trò chủ thể giữa cán bộ, giảng viên với học viên, giữa học viên với học viên, giữa các đơn vị khoa phòng, đoàn thể trong nhà trường, giữa nhà trường với sở, ban, ngành, địa phương cơ sở và Học viện chinh trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Phối hợp tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực, gắn kết đồng bộ giữa các hoạt động trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trai, thù địch nhằm cụ thể hoá “4 hỗ trợ”: (1) Hỗ trợ nâng cao năng lực nhận diện đúng, đủ, kịp thời các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và trách nhiệm của giảng viên, học viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. (2) Hỗ trợ phát triển kỹ năng đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. (3) Hỗ trợ môi trường tạo động lực, khuyến khích đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. (4) Hỗ trợ kết nối huy động nguồn lực, tạo sự gắn kết giữa các hoạt động, giữa Nhà trường với các ngành, địa phương và cơ sở... và “5 đồng bộ”: (1) Giữa nói, viết và làm, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, Nghị quyết của Đảng vào đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và mọi hoạt động của Nhà trường, địa phương, cơ sở. (2) Giữa kịp thời cập nhật Nghị quyết, quan điểm mới với coi trọng tổng kết thực tiễn, vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của mỗi cán bộ, giảng viên. (3) Giữa dạy học gắn với dạy hành, giữa bồi dưỡng lý luận với rèn luyện cán bộ trong thực tiễn. (4) Giữa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo phương châm “xây” và “chống” trong công tác tư tưởng của Đảng. (5) Giữa đổi mới sáng tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, gắn với việc kiên quyết, kiên trì khắc phục tình trạng ngại học lý luận chính trị.
Việc phối hợp phát huy hiệu quả các nguồn lực, hoạt động đã tạo bước chuyển trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng từ thụ động sang chủ động của các chủ thể; từ biệt lập sang gắn kết giữa các hoạt động; từ chưa đồng bộ, thiếu thường xuyên, chủ yếu ở không gian Nhà trường đã mở rộng kết nối nguồn lực, lực lượng, trở thành hoạt động tự giác, thường xuyên của cán bộ, giảng viên, học viên Nhà trường và các ngành, địa phương, cơ sở.
Để tiếp tục gắn kết giữa các chủ thể; các nguồn lực, phương tiện và các hoạt động trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá, trong thời gian tới cần tập trung làm tốt, đồng bộ nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục phát huy vai trò của các chủ thể trong Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Cán bộ, giảng viên, học viên tiếp tục phối hợp thực hiện lồng ghép các nội dung của Nghị quyết số 35-NQ/TW,ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khoá XII và Kết luận 89-KL/TW,ngày 25/7/2024của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” nhằm giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, học viên trong việc tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Tiếp tục phát huy vai trò chủ thể phối hợp trong huy động nguồn lực, phương tiện thực hiện tốt “4 hỗ trợ” và các hoạt động “5 đồng bộ”; qua đó gắn kết giữa giảng viên với giảng viên, giữa giảng viên với học viên, giữa Ban Giám hiệu, các khoa, phòng, đoàn thể, các tổ chức hội trong nhà trường nhằm thống nhất phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản trị, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động và huy động lực lượng, nguồn lực trong và ngoài nhà trường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Phối hợp chủ động tham mưu xây dựng quy định về trách nhiệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và kỷ luật phát ngôn, viết và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, giảng viên nhà trường trong quá trình giảng dạy; đăng bài trên báo, tạp chí, internet; trả lời phỏng vấn; phát biểu toạ đàm, hội thảo; công bố kết quả nghiên cứu. Chủ động tham mưu cho nhà trường cơ chế phối hợp giữa các chủ thể giữa giảng viên với giảng viên, giảng viên với học viên, giữa các đơn vị khoa, phòng, đoàn thể, hội nghề nghiệp trong; cũng như phối hợp với sở, ngành, địa phương cơ sở. Qua đó, kết nối các chủ thể, các nguồn lực, phương tiện và các hoạt động trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban Giám hiệu, các đơn vị khoa, phòng, các đoàn thể, hội nghề nghiệp trong nhà trường trong việc chỉ đạo, lãnh đạo, thực hiện cơ chế quản lý, phân công chủ thể thực hiện là cán bộ, đảng viên, giảng viên, đoàn viên, thành viên theo phương châm “5 rõ” (rõ việc; rõ người; rõ sản phẩm; rõ thời gian, rõ hiệu quả) để không lãng phí các nguồn lực, nhân lực, phương tiện… Nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa các chủ thể; các huy động nguồn lực, phương tiện; kết nối các hoạt động trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Tăng cường phối hợp giữa các chủ thể trong kết nối các hoạt động, nhất trên không gian mạng (phối hợp cơ chế thiết lập, quản lý, cơ chế xây dựng, phát triển các nền tảng mạng xã hội chính thống của các chủ thể trong nhà trường như Facebook, Zalo, TikTok, Facebook Messenger, Instagram…) tạo mạng lưới rộng khắp kết nối chủ thể, nguồn lực, phương tiện, phương thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.
Thứ hai, tiếp tục gắn kết, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, thúc đẩy ngoại lực thành nội lực.Khẳng định là cơ quan chủ chốt trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, hơn lúc nào hết Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá cần tiếp tục phát huy được nội lực từ các chủ thể (cán bộ, giảng viên, học viên, các đơn vị khoa, phòng, đoàn thể, hội nghề nghiệp), các nguồn lực từ thể chế, thiết chế của nhà trường trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và phối hợp hiệu quả hoạt động “5 đồng bộ” nhằm huy động tối đa nguồn lực, nhân lực, phương tiện, vật chất bên trong và ngoài nhà trường, gắn kết nhà trường với với sở, ban, ngành, địa phương cơ sở trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Phát huy nội lực để phối hợp gắn kết với địa phương cơ sở trong việc cung cấp luận cứ cho việc ban hành nghị quyết mới; cung cấp luận cứ về cách thức triển khai, thực hiện hiệu quả nghị quyết; cung cấp luận cứ, kinh nghiệm thực tiễn để ban hành các chủ trương, nghị quyết mới. Ngược lại, địa phương cơ sở môi trường thực tiễn sinh động, là cơ sở, động lực thực tiễn cho cán bộ, giảng viên, học viên rèn luyện, học tập gắn nguyên tắc: học đi đối với hành, lý luận gắn với thực tiễn để làm sâu sắc, sinh động các bài giảng, giờ giảng của giảng viên, tiết học, giờ học của học viên và trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn của giảng viên, học viên nhà trường.
Tiếp tục khẳng định vị thế Trường Chính trị tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng như khẳng định của cơ quan chủ chốt trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Theo đó, nhà trường phải tiếp tục phồi hợp với ban, sở, ngành như Ban Tuyên giáo và dân vận Tỉnh uỷ, Sở Khoa học & Công nghệ, Báo Thanh Hoá và Đài Phát thanh truyền hình, cơ quan nội chính… trong việc triển khai các hoạt động của “5 đồng bộ”.
Thứ ba, nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hợp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảnglà cơ sở quan trọng để kết nối đồng bộ, toàn diện giữa các chủ thể là cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường; phát huy nguồn lực, phương tiện và kết nối các hoạt động trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá. Muốn vậy, các chủ thể trong nhà trường cần chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám hiệu quy chế phối hợp giữa các chủ thể, giữa cán bộ, giảng viên với học viên, giữa Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, các chi bộ, đơn vị các khoa, phòng, đoàn thể; phối hợp huy động các nguồn lực, phương tiện vật chất, và phối hợp gắn kết các hoạt động trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm đảm bảo sự thông suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá.
Chú trọng xây dựng cơ chế phối hợp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng - “mặt trận không tiếng súng” để gắn trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên với tư cách là chủ thể; gắn trách nhiệm của Ban Giám hiệu, các chi bộ, đơn vị các khoa, phòng, đoàn thể trên phương diện tổ chức tập thể nhằm kết nối chủ thể; nguồn lực hạ tầng thông tin (viễn thông, internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở giữ liệu..) và gắn kết hoạt động trên môi trường mạng để bảo nền tảng tư tưởng của Đảng và nhận diện và phê phán luận điệu sai trái trên mạng xã hội hiện nay.
Quan tâm đến xây dựng cơ chế kiểm tra, đánh giá trách nhiệm và quy định trách nhiệm của các chủ thể; kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các nguồn lực về kinh phí, phương tiện vật chất; cơ chế kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động, các phong trào thi đua trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho các chủ thể có nhiều cống hiến; nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo gắn kết chủ thể, huy động nguồn lực, phương tiện và kết nối hoạt động trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng…
Thứ tư, đẩy mạnh môi trường tạo động lực. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong kỷ nguyên mới; cũng như đáp ứng yêu cầu cho các chủ thể cán bộ, giảng viên, học viên phát huy vai trò chủ thể, huy động nguồn lực để phối hợp “4 hỗ trợ”, kết nối hoạt động “5 đồng bộ” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá.
Tiếp tục xây dựng môi trường giàu tính đảng, xây dựng tác phong, hình ảnh của cán bộ, giảng viên, học viên Trường Chính trị; thúc đẩy các hoạt động gắn kết giữa giảng viên với học viên, học viên với học viên, nhà trường với địa phương cơ sở và phát triển năng lực, phẩm chất của giảng viên và học viên, như: xây dựng “Lớp học kiểu mẫu, học viên gương mẫu”; Hội thi “Rung chuông vàng”, Hội thi “Học viên giỏi lý luận chính trị”; Ngày thứ 7 kết nối; Hội thi “nét đẹp giảng viên”; Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”…; thúc đẩy phong trào thi đua “5 tốt” (nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt và tư vấn tốt) trong toàn trường.
Tiếp tục xây dựng môi trường tạo động lực thúc đẩy mô hình đổi mới sáng tạo vì học viên nhằm đề cao vị thế là chủ và vai trò làm chủ trong học tập, rèn luyện tiếp thu tri thức, phát triển phẩm chất, năng lực của học viên; cũng như đổi mới sáng tạo trong xây dựng nhà trường với hệ thống thiết chế kiến tạo, phục vụ.
Tăng cường công tác sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời cá nhân, tập thể nhằm phát huy vai trò chủ thể, kết nối các hoạt động đổi mới sáng tạo, các nguồn lực, các phong trào thi đua đem lại hiệu quả thiết thực vì sự phát triển nhà trường nói chung; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới nói riêng./.
ThS. Nguyễn Thị Duyên - GVC Khoa Lý luận cơ sở
Các tin khác
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Trách nhiệm của giảng viên trường chính trị trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
- Hội nghị triển khai Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025
- Phát động “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024”
- Tài liệu của Ban tuyên giáo trung ương
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Singapore lên tầm cao mới
- Triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ ba, năm 2023
- Kiên định - chủ động - kịp thời - sáng tạo - hiệu quả trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Bảo vệ nền văn hoá dân tộc trên môi trường mạng xã hội
- Đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1328
Hôm qua:
1736
Tuần này:
7135
Tháng này:
62123
Tất cả:
5.286.354