THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hoá

Đăng lúc: 07:00:46 13/12/2024 (GMT+7)48 lượt xem

 Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC)củaHội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Thanh Hoáđóng vai trò vô cùng quan trọng trong triển khai các hoạt động hỗ trợ, nâng cao vị thế của phụ nữ; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với phụ nữ.Trải qua 94 năm hình thành và phát triển Hội LHPN tỉnh, đội ngũ CBCC Hội luôntận tâm, tận lựctrong phát huy vị thế, vai trò củaphụ nữ, góp phần thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữbình đẳng giới. 
h1x.png

Đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm
và làm việc với cán bộ, công chức Hội liên Hiệp Phụ nữ tỉnh
 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề rất trọng yếu, quyết định mọi việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) “vừa hồng, vừa chuyên”, coi đó là mục tiêu, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và mỗi cơ quan, đơn vị. Tại Đại hội XIII Đảng yêu cầu:Tập trung xây dựng đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển đất nước…”. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, xây dựng đội ngũ CBCC đủ năng lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đang đặt ra cấp thiết.
Hiện nay, Hội LHPN tỉnh có 27 CBCCvà 02 hợp đồng lao động. Nhìn chung, đội ngũ CBCC Hội LHPN tỉnh có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu; ý thức kỷ luật tốt, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế cơ quan; có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, nhiệt tình, có uy tín; năng động, sáng tạo; có phong cách, lề lối làm việc khoa học, sâu sát cơ sở, gần gũi hội viên; luôn đoàn kết, vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
Thời gian qua, các khâu trong công tác cán bộ của Hội được thực hiện tốt; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, nâng cao kỹ năng, quản lý lãnh đạo cho đội ngũ CBCC được quan tâm; công tác điều động, luân chuyển được chú trọng. Đời sống sống vật chất, tinh thần ngày càng được năng cao, có nhiều cơ chế, chính sách tạo động lực cho CBCC yên tâm học tập và công tác.
Tuy nhiên, vẫn còn một số CBCC Hộichưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; chưa thực sự đổi mới, sáng tạo, chưa mạnh dạntrong tham mưu; có lúc, có việc chưa chủ động, còn trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên; tinh thần tự học hỏi, tự rèn luyện để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới chưa cao. Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ CBCC chưa thực sự sự đồng đều. Việc áp dụng những kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ ở một số CBCC chưa thực sự tốt, nhất là kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Một số CBCC trẻ chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, nhất là kinh nghiệm trong xử lý kịp thời những tình huống phát sinh tại cơ sở, năng lực phát hiện, lựa chọn vấn đề, kỹ năng, phương pháp giám sát, phản biện còn hạn chế.Một số CBCC chưa thực sự tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao nâng cao sức khoẻ do công đoàn phát động. Việc thực hiện nội quy, quy chế cơ quan có lúc, có việc chưa thực sự nghiêm túc.
Hiện nay, biên chế của cơ quan chưa đủ, trong khi khối lượng công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi chất lượng ngày càng cao nên công tác tham mưu có lúc, có việc còn khó khăn. Là cơ quan đặc thù, 93% CBCClà nữ, độ tuổi ngày càng già hóa, số lượng cán bộ trẻ ngày càng ít, một số CBCC có tâm lý an phận, ngại va chạm, ngại thay đổi nên khó khăn trong việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ mới, kiến thức mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Do công việc thường xuyên phảiđi cơ sở, một số ít trong độ tuổi nuôi con nhỏ nên quỹ thời gian dành chonghiên cứu, tự học tậpvà tham gia hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao bị hạn chế.
Theo đó, để xây dựng đội ngũ CBCC Hội LHPN tỉnh chuyên nghiệp, năng động, đápứng các yêuu cầu của công tác Hội trong thời kỳ mới, cầnthực hiện những giải pháp cụ thể sau đây:
Một là, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, người đứng đầu và cán bộ, đảng viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Đây là việc làm cần thiết, quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện các quy chế quản lý, phát huy dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đi đôi với tạo môi trường, đổi mới sáng tạo trong đội ngũ CBCC.
Hai là,tăng cường bồi dưỡng, giáo dục bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lý tưởng và khát vọng cống hiến của đội ngũ CBCC. Đẩy mạnh việc tổ chức cho CBCC học tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết. Tiếp tục duy trì sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ vào sáng thứ 2 tuần đầu tiên của tháng để nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ đảng viên, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cung cấp thông tin thời sự, các chủ trương, chính sách mới, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm.Tiếp tục quán triệt và thực hành tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Thanh Hoá thời đại mới, yêu nước, nhân ái, tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên”. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; giáo dục truyền thống, phẩm chất người cán bộ Hội; tuyên truyền, quán triệt về tầm nhìn, vị trí, vai trò, sứ mệnh, giá trị cốt lõi cũng như mục tiêu, ý nghĩa hoạt động của tổ chức Hội. Thường xuyên nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quy chế văn hoá công sở cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Xây dựng phong cách người cán bộ Hội gần gũi hội viên, sâu sát cơ sở theo phương châm “Gần hội viên, hiểu hội viên, nghe hội viên nói, nói hội viên hiểu, làm hội viên tin”.
Ba là,tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh cho từng vị trí công tác. Theo đó, CBCC Hội phải đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, lí luận chính trị, quản lý nhà nước, trình độ tin học, ngoại ngữ; tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng; có năng lực cụ thể hóa chủ trương, nhiệm vụ của Hội và của cấp ủy phù hợp thực tiễn phong trào phụ nữ và hoạt động tại địa phương; năng lực tham mưu, đề xuất chính sách; năng lực chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội; năng lực nghiên cứu tổng kết thực tiễn; năng lực hợp tác, phối hợp, lồng ghép các hoạt động; kỹ năng thương thuyết, giao tiếp; thông thạo địa bàn, am hiểu văn hóa, phong tục địa phương... Cần xây dựng bản mô tả công việc cụ thể của từng vị trí việc làm trong cơ quan, trong đó mô tả rõ công việc cụ thể và tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc; mối quan hệ trong công việc, phạm vi quyền hạn, yêu cầu năng lực và phẩm chất; giải thích cụ thể về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề liên quan đến từng công việc và từng ban. Đây là cơ sở quan trọng trong quản lý nhân sự, sắp xếp, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá CBCC một cách chính xác, khách quan; đồng thời góp phần đánh giá mức độ quan trọng của từng công việc trong cơ quan, tạo được sự phân công công việc phù hợp, tránh sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận trong cơ quan.
Bốn là,đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC.Thường xuyên khảo sát, đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của CBCC; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC; trong đó, chủ động phối hợp với Trường Chính trị tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các sở, ngành liên quan để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, chuyên môn nghiệp vụ… Cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và thực hiện quy định chế độ công tác cơ sở cho cán bộ Hội; tăng cường sự kèm cặp, hướng dẫn của cán bộ có kinh nghiệm đối với cán bộ mới. Chủ động thực hiện công tác nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu thực tiễn để có cơ sở tham mưu, đề xuất trong lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, Đảng uỷ, chuyên môn cần cổ vũ, động viên, tạo thuận lợi cho CBCC tự học tập, tự rèn luyện theo yêu cầu của chức danh, vị trí việc làm; thực hiện các chính sách khuyến khích CBCC học tập, như: hỗ trợ học phí, giảm bớt khối lượng công việc trong thời gian học tập, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong học tập. Đồng thời, coi trọng kiểm tra giám sát việc tự học, tự rèn luyện CBCC.
Năm là, tiếp tục làm tốt công tác đánh giá CBCC và thực hiện luân chuyển cán bộ. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mội dung, phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ, đảm bảo dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, chính xác, thực chất và toàn diện, không nể nang, né tránh khuyết điểm của bán bộ. Việc đánh giá cán bộ Hội LHPN tỉnh phải được thực hiện trên 5 phương diện: chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống; tác phong, lề lối làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; trong đó, phải lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm gốc, tiêu chuẩn, hiệu quả công việc, lấy sự hài lòng, sự tín nhiệm phụ nữ làm thước đo chủ yếu để đánh giá. Đảng uỷ, Ban chuyên môn Hội LHPN tỉnh phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện chức trách, trách nhiệm vụ của từng cán bộ; đồng thời, kịp thời ghi nhận, biểu dương CBCC có sáng kiến, đổi mới, sáng tạo, vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thường xuyên giới thiệu với cấp ủy những cán bộ tiêu biểu, có năng lực nổi trội để thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ trong hệ thống Hội và các ban, ngành khác, qua đó tạo điều kiện cho cán bộ Hội được trưởng thành qua nhiều vị trí công tác khác nhau, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ nữ.
Sáu là,coi trọng thực hiện chính sách đãi ngộ, tạo môi trường làm việc để khích lệ sự đổi mới, sáng tạo của CBCC trong thực thi nhiệm vụ. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách tiền lương, thưởng, chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, nghỉ phép, nghỉ lễ, tết, ốm đau, thai sản.Nghiên cứu đề xuất chính sách đối với cán bộ Hội các cấp; chủ động tổ chức các hoạt động dịch vụ xã hội hợp pháp, xây dựng quỹ Hội, thu hội phí… để tổ chức ngày càng tốt hơn các hoạt động và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần để cán bộ, công chức yên tâm công tác, tận tâm, tận lực, tấn hiến cho phong trào phụ nữ và công tác Hội.Xây dựng và thực hiện các quy chế, quy định đảm bảo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, như: quy chế làm việc; quy định mối quan hệ công tác giữa cấp trên với cấp dưới, trong đó chú trọng phân cấp, phần quyền, rõ trách nhiệm của từng CBCC; đảm bảo điều kiện, trang thiết bị làm việc trong thời kỳ chuyển đổi số (phòng làm việc, máy vi tính, máy in, Internet...).
Bảy là, phát huy hơn nữa tính chủ động, tích cực của đội ngũ CBCC Hội. Theo đó, mỗi CBCC Hội cần chủ động, tích cực hơn nữa trong rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức,nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Mỗi CBCC Hội phải có ý thức khắc phục khó khăn, nỗ lực học tập, nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, làm việc theo kế hoạch, đi cơ sở để nắm bắt tình hình thực tiễn, tự trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đảng uỷ cần đẩy mạnh thực hiện tốt chủ trương khuyến khích và bảo vệ những cán bộ, công chức có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.
Tóm lại:Trong bối cảnh hội nhập và phát triển đất nước hiện nay, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC Hội LHPN tỉnh là một yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu đổi mới về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Thanh Hoá lần thứ 19 đã đề ra./.
Học viên: Trần Thị Thuỷ
Lớp: TCLLCT B36, khoá học 2023 - 2024
Đơn vị công tác: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hoá
(Bài viết được trích từ khoá luận tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị)
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1281
Hôm qua:
1656
Tuần này:
6773
Tháng này:
58829
Tất cả:
4.992.430