HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Báo cáo kết quả thực hiện Hội thảo khoa học “Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ...

Đăng lúc: 09:17:44 12/11/2014 (GMT+7)1575 lượt xem

 

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

     Số: 104 /BC-TrCT                          Thanh Hóa, ngày  29 tháng 4 năm 2014

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện Hội thảo khoa học "Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các Trường Chính trị khu vực Bắc Trung bộ"

 

 

            Được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa và thực hiện Kế hoạch số 48/KH-HVCT-HCQG ngày 20/12/2013 của Giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh về việc Tổ chức Hội thảo khoa học"Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các Trường Chính trị khu vực Bắc Trung bộ",  sau một thời gian chuẩn bị và tiến hành tổ chức Hội thảo, Trường Chính trị báo cáo kết quả như sau:

             1. Công tác tham mưu, phối hợp.

         Xuất phát từ ý tưởng gắn kết các trường chính trị Khu vực Bắc Trung Bộ, từ sự cầu thị cần giao lưu, học hỏi với  phương châm khu vực mạnh là cả nước mạnh, ngay từ đầu năm học 2013 -2014, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu, đề xuất với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) về ý tưởng tổ chức Hội thảo các Trường Chính trị khu vực Bắc Trung bộ tại Trường Chính trị Thanh Hóa. Ý tưởng này được Ban Giám đốc Học viện đánh giá cao, coi đó là sáng kiến đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay và giao cho Trường Chính trị Thanh Hóa tham mưu về nội dung, chương trình và cách tổ chức Hội thảo.

        Là trường chính trị đầu tiên trong cả nước đăng cai tổ chức Hội thảo về đổi mới công tác quản lý trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị Thanh Hóa đã khắc phục khó khăn, tranh thủ xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh và đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ban, ngành và các địa phương trong tỉnh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Hội thảo.

        Ngay sau khi có Kế hoạch số 48/KH-HVCT- HCQG ngày 20/12/2013 của Giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh về việc Tổ chức Hội thảo khoa học"Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các Trường Chính trị khu vực Bắc Trung Bộ", Trường Chính trị Thanh Hóa đã thường xuyên đấu mối, liên hệ với các Trường Chính trị Khu vực  Bắc Trung bộ để trao đổi những thông tin cần thiết chuẩn bị cho việc viết các bài tham luận và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho Hội thảo. Cùng với đó, Trường Chính trị đã tổ chức được các buổi làm việc với lãnh đạo một số huyện ủy, thị ủy, thành ủy trong tỉnh (đây là những đơn vị phối hợp với Nhà trường để thực hiện một số khâu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ), đặt vấn đề để lãnh đạo các huyện thị, thành phố trao đổi về nội dung và cách thức phối hợp giữa nhà trường với các huyện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay. Vì vậy, Trường chính trị đã nhận được sự hưởng ứng đầy trách nhiệm của các ban, ngành và lãnh đạo các địa phương trong tỉnh.       

        2. Kết quả cụ thể

        - Hội thảo được tổ chức 1 ngày (ngày 7/4/2014) 

        - Thành phần tham dự Hội thảo có 400 đại biểu (gồm: đại diện lãnh đạo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; lãnh đạo và chuyên viên   Vụ các Trường Chính trị; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo các ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh; 5 Trường Chính trị khu vực Bắc Trung Bộ (Trường Chính trị tỉnh Nghệ An; Trường Chính trị Trần Phú - Hà Tĩnh; Trường    Chính trị Quảng Bình; Trường Chính trị Lê Duẩn - Quảng Trị; Trường   Chính trị Nguyễn Chí Thanh - Thừa Thiên Huế) và 5 trường bạn (Trường Chính trị Ninh Bình; Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội; Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc; Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam; Trường      Chính trị Thành phố Đà Nẵng); toàn thể cán bộ,giảng viên Trường Chính trị; đại diện Học viên các lớp trung cấp tại trường.

        Hội thảo được đánh giá là thành công tốt đẹp, đã để lại dư âm tốt đẹp, thể hiện ở các phương diện sau:

       - Thứ nhất, nội dung Hội thảo thiết thực, đảm bảo chất lượng.

       Công tác đổi mới quản lý đang là vấn đề cần thiết được đặt ra đối với các trường chính trị tỉnh hiện nay. Vì vậy, việc tổ chức Hội thảo đã đạt được 3 mục đích quan trọng, đó là: một là, làm sáng tỏ những ưu điểm, hạn chế trong cơ chế, hệ thống thể chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trong công tác tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; hai là,trao đổi những kinh nghiệm trong công tác quản lý giữa các trường chính trị để các trường đúc rút những kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý ở mỗi trường; ba là, đề ra được những giải pháp thiết thực đổi mới công tác quản lý góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở địa phương.

          Hội thảo đã nhận được 25 tham luận, các ý kiến của cán bộ lãnh đạo, giảng viên các Trường Chính trị khu vực Bắc Trung Bộ, các trường bạn và ý kiến tham luận của đại diện lãnh đạo các huyện, thị ủy trong tỉnh Thanh Hóa.    

       Cụ thể:

       + Trường Chính trị Thanh Hóa tập trung đi sâu phân tích, làm rõ vai trò  công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh hoàn thiện thể chế công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; về công tác phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý nhà trường và đội ngũ giảng viên; đổi mới đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu; kinh nghiệm đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn...Qua đó, xác định những giải pháp, những khâu đột phá, tiếp tục thực hiện đổi mới đồng bộ các khâu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

       + Nhóm Trường Chính trị Nghệ An, Trường Chính trị Hà Tĩnh tập trung làm rõ kết quả, hạn chế và kinh nghiệm trong thực hiện các khâu của qui trình quản lý đào tạo: từ khâu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, công tác tuyển sinh, quản lý giảng dạy, đánh giá học viên đến xây dựng đội ngũ giảng viên. Từ đó, đã có kiến nghị, đề xuất với Học viện, với tỉnh về cơ chế, chính sách, nội dung chương trình đào tạo và vấn dề xây dựng cơ sở vật chất ở các trường chính trị hiện nay.

       + Nhóm Trường chính trị Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế đi sâu làm rõ giải pháp đổi mới hoạt động quản lý của các khoa, phòng; giải pháp tăng cường quản lý học viên. Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác quản lý ở các nhà trường. Nét đặc biệt của Trường Chính trị Quảng Trị là đã có bài phát biểu nêu lên những kinh nghiệm trong công tác đào tạo trung cấp lý luận Chính trị- Hành chính cho cán bộ Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

       + Nhóm các ý kiến phát biểu của 5 trường bạn tập trung vào việc phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay; những giải pháp nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, cơ chế phối hợp; những đề xuất, kiến nghị với Trung ương về việc sớm ban hành qui định mô hình chuẩn trường chính trị.

       + Đồng chí Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy huyện Đông Sơn, đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố tỉnh Thanh Hóa có ý kiến về giải pháp phát huy cơ chế phối hợp giữa Trường Chính trị tỉnh với các huyện, thị, thành phố trong việc gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ. Trong đó, đồng chí nhấn mạnh việc phải tăng cường dổi mới công tác quản lý học viên, cần có giải pháp chuyển từ quản lý hành chính sang phát huy được tính chủ động, tự giác của người học.  

       Tại Hội thảo, PGS,TS Trương Thị Thông - PGĐ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của các trường chính trị trong việc đề ra các giải pháp đổi mới công tác quản lý, có những kiến nghị, đề xuất với Học viện. Đây là kênh thông tin quan trọng để Học viện tham khảo trong đổi mới các hoạt động trong thời gian tới. Đặc biệt Đồng chí đã biểu dương Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa - là đơn vị đi đầu trong cả nước đăng cai tổ chức Hội thảo cấp khu vực: công tác chuẩn bị cho Hội thảo chu đáo, nội dung Hội thảo chất lượng trường Chính trị Thanh Hóa đã có nhiều sáng kiến đổi mới trong tham mưu, trong tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng. Đây chính là những kinh nghiệm cần thiết để các trường bạn học tập. Qua đó, đã có tác động vào việc thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các Trường Chính trị khu vực Bắc Trung bộ.

Tại Hội thảo Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thay mặt lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao kết quả công tác chuẩn bị của Trường Chính trị Thanh Hóa; cảm ơn sự quan tâm của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các trường bạn; đồng chí đã thông tin với Hội thảo những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng, công tác xây dựng Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây.

       Thứ hai, về phương thức tổ chức Hội  thảo.

       Hội thảo được tổ chức thành 2 phần: phần hội thảo và phần tọa đàm đều tạo được không khí cởi mở, khách quan, đảm bảo tính khoa học. Trong khuôn khổ Hội thảo có giao lưu, trao đổi nên vừa khoa học mà không cứng nhắc, đem lại ấn tượng tốt cho đại biểu tham dự.

       Thứ ba,về công tác phục vụ.

        - Trường Chính trị đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện, cơ sở vật chất để đón tiếp các đại biểu ở Trung ương, các Trường Chính trị khu vực Bắc Trung Bộ và các Trường bạn.

        - Chọn cử 10 giảng viên của Nhà trường làm liên lạc viên, các     giảng viên đã chủ động, thường xuyên liên hệ với các đoàn để nắm thông tin về lịch trình và hướng dẫn các đoàn nơi ăn, nghỉ.

        3. Đánh giá chung

        - Là đơn vị đăng cai tổ chức Hội thảo, Trường Chính trị Thanh Hóa đã nhận thức sâu sắc vị thế, tầm quan trọng của Hội thảo khoa học này. Từ đó, đã có sự chỉ đạo nghiêm túc, huy động tất cả mọi cán bộ, giảng viên vào cuộc, phát huy hết vai trò trách nhiệm cá nhân nên mọi hoạt động phục vụ cho công tác tổ chức Hội thảo diễn ra theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng và nhận được sự đánh giá cao từ lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Trường Chính trị khu vực Bắc Trung Bộ và các Trường bạn.

        - Mặc dù thời gian diễn ra Hội thảo rất ngắn (1 ngày), nhưng Hội thảo đã thực sự là diễn đàn để các Trường Chính trị trao đổi cởi mở, khách quan những kết quả, hạn chế, nguyên nhân; trao đổi kinh nghiệm quản lý, công tác tham mưu cho tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học. Qua đó, các trường cùng nhau rút ra được những kinh nghiệm cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

        - Hội thảo là một trong những giải pháp nhằm cụ thể hóa các chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI); đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm đổi mới, thể hiện niềm tin khát vọng vào việc đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để cùng nhau chung sức, chung lòng tạo ra những đột phá đưa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lên tầm cao mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Có được kết quả trên, Trường Chính trị tỉnh thanh Hóa xin trân thành cám ơn sự chỉ đạo sát sao của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ chí Minh; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa; sự quan tâm tham gia của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và các trường chính trị. Phát huy những thành tích đã đạt được đó, tập thể cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tiếp tục phấn đấu để đưa Trường chính trị sớm đạt được trường kiểu mẫu, đáp ứng yêu cầu xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020.  

          4. Một số kinh nghiệm bước đầu

       Từ thành công của Hội thảo, Trường Chính trị Thanh Hóa rút ra những kinh nghiệm bước đầu như sau:

Một là, biết chủ động tham mưu, đề xuất, biết phối hợp để tranh thủ nguồn lực, sự giúp đỡ của các ban, ngành cấp tỉnh (các ban Tỉnh ủy, Vụ các trường chính trị, các trường chính trị Bắc Trung Bộ và các trường bạn).

Hai là, biết tổ chức, điều hành, chọn trọng tâm, trọng điểm các chủ đề mà các trường đang quan tâm, biết chọn điểm nhấn từ những việc rất nhỏ để tạo ra sự thân thiện, đầm ấm và hiếu khách.

Ba là, biết phân công, giao nhiệm vụ, rõ người, rõ việc, đặc biệt công tác tiếp đón các đoàn đã tạo dấu ấn tình cảm tốt đẹp.

Bốn là, biết phát huy dân chủ, khơi dậy sự sáng tạo, sức mạnh của toàn trường từ Giám hiệu đến các khoa, phòng; từ giảng viên đến cán bộ hành chính đều hết lòng, tận tâm, tận lực vì sự thành công của Hội thảo.

Năm là, biết rút kinh nghiệm, tổng kết, đánh giá, động viên, khen thưởng, khích lệ kịp thời, tiếp tục tạo sự phấn chấn thi đua lao động trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, người lao động trong toàn trường.

           5. Những kiến nghị, đề xuất

        5.1Đối với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

        - Đề nghị Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tham mưu ban hành Quy định chung và Hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước về tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn giảng viên, mô hình chuẩn về cơ sở vật chất đối với các trường chính trị trong cả nước.

        - Phối hợp với các cơ quan ở Trung ương để hoàn thiện thể chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thể chế về việc luân chuyển giảng viên ở các trường chính trị về công tác tại các địa phương, cơ sở nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn.

        - Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên các trường chính trị về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, về các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mới.

          5.2. Đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh

         - Đề xuất giao cho trường Chính trị xây dựng đề án xây dựng đội ngũ giảng viên Trường Chính trị giai đoạn 2015 - 2020, trong đó có nội dung trọng tâm là luân chuyển giảng viên nhà trường về đảm nhận các chức danh, công việc ở cơ sở nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho giảng viên. Trước mắt, đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm có chính sách luân chuyển cán bộ, giảng viên (đang là cán bộ lãnh đạo, quản lý các khoa, phòng và những giảng viên trong nguồn qui hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý nhà trường được đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý địa phương).

      - Đề xuất có cơ chế, chính sách trợ cấp cho các đối tượng học viên cở cơ sở, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện và khuyến khích đội ngũ này học tập nâng cao trình độ.

        5.3. Đối với các huyện thị, thành phố

      - Tăng cường sự phối hợp giữa Trường Chính trị với các huyện, thị, thành phố trong việc nghiên cứu, tổ chức hội thảo, tổng kết những vấn đề thực tiễn ở địa phương, cơ sở nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, cơ sở.

      - Phối hợp gắn kết giữa công tác đánh giá, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học viên với công tác sử dụng cán bộ. Theo đó, cùng với việc tạo điều kiện cho cán bộ đi học, cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan cần giao nhiệm vụ nghiên cứu cho cán bộ đi học sát với chức danh công tác và coi kết quả nghiên cứu đó là tiêu chí đánh giá, sử dụng cán bộ của địa phương.     

               

Nơi nhận:       

- GĐ Học viện Chính trị QGHCM;

- Thường trực Tỉnh ủy;

- Thường trực HĐND, UBND tỉnh;

- Các Ban của Tỉnh ủy;

- Văn phòng Tỉnh ủy;

- Đảng ủy khối;

- Các huyện, thị, thành phố;

- Giám hiệu;

- Các khoa, phòng, tổ bộ môn;

- Lưu: VT, PNCKH

Các tin khác
Số lượt truy cập
Hôm nay:
2085
Hôm qua:
1983
Tuần này:
12398
Tháng này:
44044
Tất cả:
4.408.924