Diễn đàn “Thực tiễn và kinh nghiệm nghiên cứu biên soạn sách phục vụ đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”
Đăng lúc: 09:03:36 22/04/2022 (GMT+7)1101 lượt xem
Sáng ngày 21/4/2022, tại Hội trường lớn, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Diễn đàn “Thực tiễn và kinh nghiệm nghiên cứu biên soạn sách phục vụ đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”. Tham dự Diễn đàn có các đồng chí cán bộ, giảng viên Nhà trường và học viên các lớp Trung cấp LLCT K49. Khách mời của Diễn đàn có đồng chí Hoàng Văn Tú - Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Hoá; cùng các đồng chí phóng viên Đài Phát thanh &truyền hình và Báo Thanh Hoá.

Đồng chí Hoàng Văn Tú - Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Hoá
trao đổi về công tác xuất bản sách của Trường Chính trị tỉnh
trao đổi về công tác xuất bản sách của Trường Chính trị tỉnh
Tham gia Diễn đàn, các học viên Ngọc Ánh và Lê Thị Thanh (lớp TCLLCT A7 K49) đã giới thiệu 2 cuốn sách do Nhà trường xuất bản: “Học phong cách, rèn tác phong” (TS. Lương Trọng Thành, PGS. TS Đỗ Xuân Tuất, TS. Lê Văn Phong đồng chủ biên) và “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở Thanh Hóa hiện nay” (TS. Lương Trọng Thành; ThS. Nguyễn Ngọc Thắng; ThS. Nguyễn Xuân Anh chủ biên). Bài giới thiệu sách của 2 học viên đã tạo được sự quan tâm, chú ý lắng nghe của những người tham dự Diễn đàn.

Học viên Ngọc Ánh giới thiệu cuốn sách
“Học phong cách, rèn tác phong”
“Học phong cách, rèn tác phong”
Là khách mời của Diễn đàn, đồng chí Hoàng Văn Tú - Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Hoá cho biết, Trường Chính trị là đơn vị có nhiều đầu sách xuất bản so với các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh; điều này cho thấy cán bộ, giảng viên Nhà trường đã rất dày công nghiên cứu từ thực tiễn ở địa phương, từ kinh nghiệm giảng dạy, từ những bài học quản lý để đưa vào giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo. Trong quá trình xuất bản sách, Nhà trường phối hợp với Nhà xuất bản rất nhiệt tình để thống nhất về tên sách, nội dung sách, trình bày sách và thời gian xuất bản sách. Đồng chí đánh giá, Trường Chính trị tỉnh đã tạo điều kiện và cơ chế tốt cho cán bộ, giảng viên trong nghiên cứu, biên soạn sách. Để Nhà trường có được số lượng đầu sách đáng kể, đồng chí đánh giá cao sự năng động, nhiệt tình trong hợp tác biên soạn sách của đội ngũ giảng viên với Nhà xuất bản cũng như trong công tác trang bị sách cho Thư viện của Nhà trường. Nhân Ngày Sách Việt Nam, đồng chí Hoàng Văn Tú cũng một lần nữa chúc mừng Nhà trường và nhóm tác giả của cuốn sách “Học phong cách, rèn tác phong”, là tác phẩm đạt giải C cấp Trung ương (không có giải A, giải B). Với cuốn sách “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở Thanh Hóa hiện nay”, đồng chí chia sẻ, để cho ra được tác phẩm là cả quá trình vất vả của nhóm tác giả nhưng việc in ấn trong thời gian ngắn để kịp thời giới thiệu tại Diễn đàn là một sự cố gắng nỗ lực của Nhà xuất bản.

TS. Lương Trọng Thành – TUV, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh
tặng hoa chúc mừng tác giả Nguyễn Ngọc Thắng
(áo trắng, thứ hai từ phải sang), khách mời và 2 học viên
Là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở Thanh Hóa hiện nay”, đồng chí Nguyễn Ngọc Thắng - Phó Trưởng phòng QLĐT&NCKH chia sẻ, cuốn sách là sản phẩm trí tuệ của quá trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, được nhóm tác giả “thai nghén” trong thời gian gần 4 năm. Cuốn sách là mong muốn không chỉ của các đồng chí lãnh đạo tỉnh mà còn là mong muốn của cán bộ, giảng viên Nhà trường tìm hiểu về sức chiến đấu của các tổ chức đảng nói chung và của cấp uỷ cấp xã nói riêng. Để xây dựng Thanh Hoá trở thành một tỉnh kiểu mẫu, đòi hỏi phải nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đảng; theo đó, trong cuốn sách, các tác giả đã đưa ra các hệ tiêu chí đánh giá năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp. Theo tác giả, cuốn sách mới chỉ là những nghiên cứu về sức chiến đấu của đảng ở bước đầu; việc biên soạn phải đảm bảo cơ sở lý luận và thực tiễn lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng nên đòi hỏi phải có sự kiên trì trong nghiên cứu. Đồng chí cũng “bật mí”, sau cuốn sách này, hiện nay Nhà trường đang nghiên cứu để viết 2 cuốn sách về nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp tư nhân và trong các doanh nghiệp thuộc Khối các cơ quan đảng.

Học viên Lê Thị Thanh giới thiệu cuốn sách “Nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cấp xã
ở Thanh Hóa hiện nay”
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cấp xã
ở Thanh Hóa hiện nay”
Trong bài giới thiệu về cuốn sách “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở Thanh Hóa hiện nay”, học viên Lê Thị Thanh thể hiện ấn tượng đặc biệt về nội dung vì rất thiết thực cho công tác ở địa phương. Đọc cuốn sách ngay sau khi vừa mới được xuất bản, khi nghe tác giả Nguyễn Ngọc Thắng chia sẻ, học viên Lê Thị Thanh cho rằng cuốn sách là “đứa con già tháng”, là kết tinh trí tuệ của các thầy, cô giáo.
Cũng tại Diễn đàn, đồng chí Đỗ Phương Anh (dẫn chương trình), người tham gia viết tài liệu Bồi dưỡng HĐND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026 đã chia sẻ: cuốn tài liệu do cán bộ, giảng viên Nhà trường viết đã được nghiệm thu và sắp được in ấn vào tháng 5/2022. Đây là sản phẩm công phu, tâm huyết, trách nhiệm của Nhà trường với tỉnh, với HĐND, với học viên. Hiện tại, Trường Chính trị tỉnh là trường duy nhất trong hệ thống trường chính trị tỉnh biên soạn tài liệu này; điều này đã tạo nên thương hiệu của Nhà trường và của tỉnh Thanh Hoá. Trong quá trình biên soạn tài liệu, phần lớn các thành viên đều bị F0; mặc dù làm việc trực tuyến, các thành viên viết sách đã vượt qua khó khăn về sức khoẻ để hoàn thành cuốn tài liệu, trở thành nét riêng của Nhà trường và ghi được dấu ấn.
Tại Diễn đàn, học viên các lớp A đã sôi nổi đặt các câu hỏi cho các tác giả để tìm hiểu rõ hơn về bộ tiêu chí và giải pháp nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đảng; về khâu khó khăn để xuất bản 1 cuốn sách…

Học viên Hà Văn Mỹ đã trao đổi một số biện pháp
phát triển văn hoá đọc
phát triển văn hoá đọc
Trong chương trình Diễn đàn, học viên 7 lớp Trung cấp LLCT K49 đãphát biểu đề ra các biện pháp phát triển văn hoá đọc (VHĐ). Đối với các tổ chức tập thể, cần tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò của VHĐ; tạo các tổ chức chuyên tâm xây dựng VHĐ; khuyến khích trao phần thưởng/quà cho người đọc sách; lấy sách làm quà tặng; dành thời lượng cần thiết nhất định để rèn luyện cho học sinh cách đọc sách trong các nhà trường… Đối với Trường Chính trị tỉnh, giảng viên cần tăng cường giới thiệu sách trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn thêm các loại sách tại thư viện; Nhà trường nên lập các hội, nhóm về đọc sách; tổ chức các cuộc thi về đọc, hiểu sách để thu hút học viên tham gia… Đối với cá nhân, mỗi người cần dành thời gian nhất định để đọc sách; rèn luyện thói quen lựa chọn sách; ghi chép lại những điều cần thiết khi đọc sách; tập thói quen đọc sách cho trẻ; tìm không gian riêng yên tĩnh để đọc sách; theo dõi tiến trình đọc của mình; tư duy trong quá trình đọc; coi sách như người bạn đồng hành; tạo thói quen đến thư viện; đặt mục tiêu cho việc đọc sách; tập trung tối đa khi đọc (khung giờ đọc sách); tạo thói quen mua sách, tặng sách cho người thân; lập tủ sách gia đình; tạo thói quen đọc sách cho con trẻ… Là cán bộ cơ sở, học viên K49 cần tham mưu cho địa phương về chương trình phát triển VHĐ.

Đại biểu, cán bộ, giảng viên Nhà trường và học viên tại Diễn đàn
Phát biểu kết thúc Diễn đàn, đồng chí Lương Trọng Thành – TUV, Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh vai trò của việc định hướng, điều chỉnh hành vi đọc sách; đặc biệt là hiệu quả sau đọc. Việc viết, biên soạn sách, tài liệu giúp giảng viên được sâu hơn về tư duy, sắc hơn về lý luận, sát hơn về thực tiễn; từ đó giúp học viên dễ học hơn, dễ hiểu hơn và dễ vận dụng vào thực tiễn. Từ thực tiễn phát triển VHĐ, Nhà trường cần xây dựng mô hình phát triển VHĐ đọc dựa trên 3 trụ cột: nghiên cứu, biên soạn; giới thiệu; lan toả giá trị tốt đẹp của sách cho học viên, cấp uỷ chính quyền cơ sở. Theo đó, việc nghiên cứu viết sách cần gắn kết giữa biên tập và phục vụ; gắn kết giữa Nhà trường, học viên và cơ sở; gắn kết giữa Nhà trường, Nhà xuất bản và cộng đồng. Qua việc viết sách, Nhà trường đã rút ra bài học về sự quyết tâm bám sát mục tiêu; về xây dựng mô hình phát triển VHĐ; về huy động nội lực. Đồng chí Hiệu trưởng mong muốn học viên đồng hành cùng Nhà trường tham gia viết sách, viết bài cho Nội san và Website. Để thực hiện được, cần thực hiện 3 nhóm giải pháp: cùng khơi dậy khát vọng đổi mới sáng tạo bằng việc nêu gương; xây dựng môi trường tạo động lực; chuyển từ hoạt động của thầy cô là chủ yếu sang học viên./.
Nguồn tin: Nguyễn Trần Bách Diệp
Các tin khác
- Hội thi Học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2025
- Kế hoạch 155 về việc
- Kế hoạch 154 về việc Tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2025
- Lễ phát động phong trào thi đua năm 2025
- Hội nghị Viên chức, người lao động; Tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025
- 10 kết quả nổi bật năm 2024
- Khai giảng lớp TCLLCT B43, B44 khoá học 2024 - 2025
- Hội nghị Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025
- Lễ kỷ niệm 75 năm xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Phát huy truyền thống 75 năm xây dựng và phát triển, tiếp tục đổi mới toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, xây dựng Nhà trường đạt chuẩn mức 2
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
782
Hôm qua:
2090
Tuần này:
12960
Tháng này:
67948
Tất cả:
5.292.179