HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Cuộc họp Ban Giám khảo Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường năm học 2022-2023

Đăng lúc: 09:15:58 15/11/2022 (GMT+7)564 lượt xem

 Sáng 14/11/2022, tại Phòng họp cơ quan, TS. Thịnh Văn Khoa - Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã chủ trì cuộc họp Ban Giám khảo Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường, năm học 2022-2023. Dự cuộc họp còn có các thí sinh tham gia Hội thi.
thi1.png
Đồng chí Dương Thị Bảo Anh - Trưởng phòng QLĐT&NCKH
phổ biến thể lệ Hội thi
Hội thi viên dạy giỏi cấp trường năm học 2022-2023 được thực hiện theo Kế hoạch số 188-KH/TrCT ngày 30/6/2022 của Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá về tổ chức dự giờ, thao giảng, thanh tra giờ giảng năm 2022.
Tại cuộc họp, đồng chí Dương Thị Bảo Anh - Trưởng phòng QLĐT&NCKH đã phổ biến thể lệ Hội thi cho Ban Giám khảo và các thí sinh là các giảng viên thuộc các khoa chuyên môn Nhà trường. Theo đó, mỗi thí sinh phải thực hiện 03 phần thi. Phần thi viết tự luận, thí sinh phải thực hiện đề thi gồm 02 câu hỏi trong thời gian 120 phút. Phần thi giáo án, thí sinh phải soạn giáo án theo mẫu quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Phần thi giảng bài trên lớp, giảng viên dự thi bốc thăm tiết giảng trước ngày thi 01 ngày; mỗi thí sinh thực hiện 02 tiết giảng 45 phút; trước khia giảng bài, thí sinh tự giới thiệu về bản thân, khoa, bộ môn trong thời gian không quá 05 phút, không tính vào giờ giảng).
Theo cách thức đánh giá, thang điểm thi có tổng điểm tối đa là 100 điểm; trong đó, điểm giáo án, thi viết và thi giảng bài trên lớp đều được tính theo thang điểm 20 (Không đạt: dưới 10 điểm; Đạt: Từ 10 điểm đến cận 14 điểm; Khá: Từ 14 điểm đến cận 16 điểm; Xuất sắc: Từ 18 điểm đến 20 điểm); Hệ số điểm được tính như sau: Điểm giáo án và thi viết tính hệ số 1; điểm thi giảng bài trên lớp tính hệ số 3)
Về cách tính điểm, điểm Hội thi của giảng viên dự thi là tổng điểm thi giáo án, thi viết và thi giảng bài trên lớp; điểm thi không làm tròn số và được phép lấy đến chữ số thứ 2 trong phần thập phân. Ngoài ra, điểm nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy là điều kiện để Hội đồng giám khảo xếp loại danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi”, “Giảng viên dạy xuất sắc” (Thực hiện theo Điều 16, Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi).
thi.jpg
Các thí sinh bốc thăm tiết giảng
Điều kiện xếp hạng danh hiệu giảng viên dạy giỏi trên cơ sở tổng số điểm thi (thi giáo án, thi viết, thi giảng bài trên lớp) và xét điểm nghiên cứu khoa học của giảng viên dự thi); tổng điểm của giảng viên dự thi phải từ 80 điểm trở lên (điểm thi giáo án, thi viết phải xếp từ loại khá trở lên; điểm nghiên cứu khoa học phải từ 2,5 điểm trở lên). Giảng viên đạt danh hiệu “Giảng viên dạy xuất sắc” có tổng điểm thi đạt từ 90 điểm đến 100 điểm (điểm các nội dung thi đạt loại giỏi trở lên); điểm nghiên cứu khoa học đạt từ 5,0 điểm trở lên); điểm nghiên cứu khoa học đạt từ 5,0 điểm trở lên. Giảng viên đạt danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi” khi tổng điểm thi đạt từ 80 điểm đến 100 điểm (trong đó điểm thi giảng bài trên lớp đạt loại giỏi trở lên, các nội dung thi khác đạt loại khá trở lên); điểm nghiên cứu khoa học đạt từ 2,5 điểm trở lên.
Phát biểu kết luận cuộc họp, TS. Thịnh Văn Khoa - Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã nhấn mạnh, giải thích rõ hơn về thang điểm, đặc biệt là các điều kiện để cộng điểm trong khoản 4 điều 16 của Quy chế hội thi để các thí sinh chủ động chuẩn bị các minh chứng cho các sản phẩm khoa học và nộp về Phòng QLĐT&NCKH trước ngày 16/11.
Tiếp đó, đồng chí Phó Hiệu trưởng Thịnh Văn Khoa yêu cầu Ban Giám khảo hội thi cần thống nhất cao trong đánh giá theo thang điểm 20, tránh trường hợp phải thống nhất lại, cần nghiêm túc chấm độc lập. Bên cạnh đó, đồng chí cũng lưu ý đối với thư ký Hội thi cần nắm vững cách cách tính điểm để cộng trung bình kết quả các phần thi của thí sinh đảm bảo chính xác tuyệt đối./.
ThS. Nguyễn Trần Bách Diệp
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
121
Hôm qua:
2418
Tuần này:
4468
Tháng này:
36114
Tất cả:
4.400.994