HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Kế hoạch đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính khóa 43 Năm học 2015 - 2016

Đăng lúc: 17:19:02 18/02/2016 (GMT+7)3447 lượt xem

 
UBND TỈNH THANH HOÁ
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:         /KH-TrCT
Thanh Hoá, ngày       tháng   năm 2015
 
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính khóa 43
Năm học 2015 - 2016
 
Thực hiện Chương trình đào tạo Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2014; Quy chế đào tạo Trung cấp LLCT-HC ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG ngày 03/02/2010 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, góp phần thực hiện Nghị quyết Trương ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 21/7/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020 và Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020, Trường Chính trị tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính khóa 43 (2015 - 2016), gồm các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (đương chức hoặc dự nguồn); cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố trong tỉnh có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị - hành chính, phẩm chất đạo đức, trình độ lãnh đạo, quản lý, kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó.
- Thực hiện đúng mục tiêu, nội dung chương trình, quy trình nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo thực hiện nghiêm quy chế đào tạo; thực hiện đúng chương trình đào tạo Trung cấp LLCT-HC ban hành kèm theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2014 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đảm bảo tính kế hoạch, chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành và giảng dạy Trung cấp LLCT-HC khóa 43 (2015 - 2016).
- Giảng dạy chương trình phải đảm bảo trang bị những kiến thức cơ bản và cần thiết gắn với việc hình thành, phát triển các kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ công tác, góp phần nâng cao phẩm chất, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm, tác phong công tác khoa học cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Các khoa, phòng, bộ môn chủ động, linh hoạt, phối hợp đảm bảo thực hiện đúng tiến độ về thời gian đào tạo; gắn thực hiện mục tiêu đào tạo với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính khóa 43 (2015 - 2016).
          II. PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
1. Phương châm đào tạo
          - Thực hiện tốt phương châm gắn lý luận với thực tiễn, gắn học tập các môn học lý luận, nội dung quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, quản  lý ở cơ sở; kết hợp với rèn luyện tư cách đạo đức của người cán bộ.
          - Thực hiện học đi đôi với thực hành; tăng cường thảo luận, liên hệ, làm bài tập thực hành về kỹ năng, nghiệp vụ công tác, vận dụng những kiến thức lý luận vào giải quyết các tình huống trong lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.
- Đổi mới phương thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên.
2. Phương pháp đào tạo
- Áp dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên, tăng cường trao đổi, gợi mở, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên trong học tập, nghiên cứu và vận dụng lý luận, giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Tăng cường hướng dẫn học viên tự học, tự nghiên cứu, đọc trước giáo trình, chuẩn bị nội dung trao đổi, thảo luận.
- Tăng cường cho học viên thực tập môn học, phần học, đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, nghe báo cáo thực tế tình hình kinh tế - xã hội.
          - Tăng cường thanh tra các hoạt động giảng dạy, hoạt động quản lý giảng dạy của giảng viên và các khoa, bộ môn.
          III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÂN CÔNG PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY
1.     Nội dung chương trình
1.1. Thời gian đào tạo toàn khóa:10 tháng thực học(không kể nghỉ hè, lễ, tết, thứ 7, chủ nhật)
- 10 tháng x 22 ngày x 8 tiết                                                   = 1760 tiết
 (Số chuyên đề                                                                         =  83 bài)
Trong đó:
+ Học lý thuyết                                                                       = 532 tiết
+ Thảo luận, thực hành, kiểm tra                                              = 138 tiết
+ Hướng dẫn học viên nghiên cứu thực tế gắn với phần học (5 lần)  =   20 tiết
+ Tổ chức chấm báo cáo thu hoạch phần học (5 lần)                =   20 tiết
+ Học Nghị quyết, chuyên đề                                                    =   40 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu, thực tập môn học, phần học, viết thu hoạch = 934 tiết
+ Dự phòng                                                                                        =   76 tiết
1.2. Nội dung chương trình
Số
TT
NỘI DUNG
 
Số tiết
lên lớp
 Lý thuyết
Thảo luận
I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
91
40
I.1
Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
68
24
1
Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng
12
4
2
Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
12
3
 
Kiểm tra
 
1
3
Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
16
4
4
Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
4
3
 
Kiểm tra
 
1
5
Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
4
 
6
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
12
4
7
Liên minh công-nông- trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
4
3
 
Kiểm tra
 
1
 
Thi hết phần I.1
4
 
I.2
Những vấn đề cơ bản của Tư­ tưởng Hồ Chí Minh
23
8
1
Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển t­ư t­ưởng Hồ Chí Minh
4
4
2
Tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
4
3
Tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
4
3
4
Tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh về Nhà n­ước của dân, do dân, vì dân
4
5
Tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ
4
 
Kiểm tra
 
1
 
Hướng dẫn học viên nghiên cứu thực, thực tập phần học và viết thu hoạch phần học I
 
4
 
Tổ chức chấm báo cáo thu hoạch phần học I
 
4
 
Thi hết phần I.2
3
 
II
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
47
24
II.1
Những vấn đề cơ bản về Đảng cộng sản
16
8
1
Học thuyết Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
8
4
2
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Đảng Cộng sản
4
3
Đảng Cộng sản cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền
4
3
 
Kiểm tra
 
1
II.2
Những vấn đề cơ bản về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
28
8
1
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và C­ương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
4
4
2
Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền cách mạng (1930 -1945)
4
3
Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng, giải phóng DT và thống nhất đất nước (1945-1975)
4
4
Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954 - 1975)
4
3
5
Đảng lãnh đạo  xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1986)
4
6
Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đất n­ước (1986 đến nay)
8
 
Kiểm tra
 
1
 
Hướng dẫn học viên nghiên cứu thực tế, thực tập phần học và viết thu hoạch phần học II
 
4
 
Tổ chức chấm báo cáo thu hoạch phần học II
 
4
 
Thi hết phần II
3
 
III
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, NHÀ N­ƯỚC, PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ N­ƯỚC
126
44
III.1
Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, Nhà nư­ớc và pháp luật XHCN
55
20
1
Hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
8
4
2
Xây dựng Nhà nư­ớc pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
4
3
3
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp
4
 
Kiểm tra
 
1
4
Pháp luật và hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam
4
4
5
Nội dung cơ bản một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, luật Kinh tế, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai...)
16
 
6
Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nư­ớc Việt Nam về  phòng, chống tham nhũng, lãng phí
8
4
7
Pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở
4
3
8
Thực hiện pháp luật và tăng cư­ờng pháp chế XHCN
4
 
Kiểm tra
 
1
 
Thi hết phần III.1
3
 
III.2
Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nư­ớc
47
16
1
Lý luận về quản lý hành chính nhà nư­ớc
4
4
2
Quản lý cán bộ, công chức ở cơ sở
4
3
Quản lý ngân sách địa phư­ơng
4
4
Quản lý đất đai, địa giới hành chính và xây dựng ở cơ sở
4
3
5
Quản lý hoạt động kinh tế ở cơ sở
4
6
Quản lý hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế ở cơ sở
4
 
Kiểm tra
 
1
7
Quản lý hành chính - tư pháp ở cơ sở
4
4
8
Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH ở cơ sở
4
9
Kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế hành chính ở cơ sở
4
10
Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở cơ sở
4
 
3
11
Một số vấn đề về cải cách hành chính ở cơ sở
4
 
Kiểm tra
 
1
 
Thi hết phần III.2
3
 
III.3
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý (03 chuyên đề):
24
 
1
Kỹ năng điều hành Hội nghị
8
 
2
Kỹ năng soạn thảo văn bản
8
 
3
Kỹ năng giao tiếp công vụ
8
 
 
Hướng dẫn học viên nghiên cứu thực tế, thực tập phần học và viết thu hoạch phần học III
 
4
 
Tổ chức chấm báo cáo thu hoạch phần học III
 
4
IV
ĐƯ­ỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG , NHÀ N­ƯỚC VIỆT NAM  VỀ CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
56
22
1
Phát triển nền kinh tế thị tr­ường định h­ướng XHCN ở VN
4
4
2
Mô hình tăng trư­ởng và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam
4
3
Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
4
4
Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
4
3
5
Quan điểm của Đảng và Nhà nư­ớc Việt Nam về chính sách xã hội
4
6
Đ­ường lối, chính sách của Đảng và Nhà nư­ớc Việt Nam về giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ
4
7
Đư­ờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nư­ớc Việt Nam về dân tộc, tôn giáo
4
8
Đư­ờng lối, chính sách của Đảng và Nhà n­ước Việt Nam về thực hiện quyền con ng­ười
4
 
Kiểm tra
 
1
9
Những vấn đề cơ bản về chiến l­ược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay
4
5
10
Xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội gắn với QP- AN
4
11
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiện nay
4
12
Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
4
13
Báo cáo thực tế
4
 
Kiểm tra
 
1
 
Hướng dẫn học viên nghiên cứu thực tế, thực tập phần học và viết thu hoạch phần học IV
 
4
 
Tổ chức chấm báo cáo thu hoạch phần học IV
 
4
 
Thi hết phần IV
4
 
V
KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN
113
44
V.1
Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý  cơ sở
47
12
1
Hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý  cơ sở
4
4
2
Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
4
3
Kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
4
4
Kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
4
4
5
Kỹ năng, thu thập và xử lý thông tin trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ cơ sở
4
6
Kỹ năng xử lý tình huống chính trị - xã hội ở cơ sở
4
7
Kỹ năng đánh giá và sử dụng cán bộ ở cơ sở
4
 
3
 
 
8
Kỹ năng thuyết trình
8
9
Kỹ năng quản lý thời gian
8
 
Kiểm tra
 
1
 
Thi hết phần V.1
3
 
V.2
Nghiệp vụ công tác Đảng ở cơ sở
39
12
1
Tổ chức cơ sở đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng
4
4
2
Công tác đảng viên của tổ chức cơ sở đảng và nghiệp vụ công tác đảng viên
4
3
Công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng và nghiệp vụ công tác cán bộ
4
4
Tổ chức sinh hoạt đảng bộ, chi bộ và đại hội đảng bộ, chi bộ ở cơ sở
4
4
5
Công tác tư­ tư­ởng của tổ chức cơ sở đảng và N.vụ công tác t­ư t­ưởng
4
6
Công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng và nghiệp vụ công tác dân vận
4
7
Công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng và N.vụ CTKT, GS
4
3
8
Công tác của cấp ủy đảng cơ sở và của người bí thư
4
9
Công tác văn phòng cấp uỷ cơ sở và N.vụ công tác văn phòng cấp ủy
4
 
Kiểm tra
 
1
 
Thi hết phần V.2
3
 
V.3
Nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân ở cơ sở
27
12
1
Nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc và vận động xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở cơ sở
4
4
2
Nghiệp vụ công tác Công đoàn và vận động công nhân ở cơ sở
4
3
Nghiệp vụ công tác Hội nông dân và vận động nông dân ở cơ sở
4
4
4
Nghiệp vụ công tác Đoàn thanh niên và vận động thanh niên ở cơ sở
4
5
Nghiệp vụ công tác Hội phụ nữ và vận động phụ nữ ở cơ sở
4
3
6
Nghiệp vụ công tác Hội Cựu chiến binh và vận động CCB ở cơ sở
4
 
Kiểm tra
 
1
 
Hướng dẫn học viên nghiên cứu thực tế, thực tập phần học và viết thu hoạch phần học V
 
4
 
Tổ chức chấm báo cáo thu hoạch phần học V
 
4
 
Thi hết phần V.3
3
 
 
VI
TÌNH HÌNH NHIỆM VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG (HOẶC NGÀNH)
31
4
1
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá
8
4
2
Nhiệm vụ cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội của địa ph­ương (hoặc ngành)
8
3
Một số báo cáo chuyên đề về địa ph­ương (02 BC huyện, 01 BC tỉnh)
12
 
Thi hết phần VI
3
 
VII
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CUỐI KHÓA, ÔN THI TỐT NGHIỆP, THI TỐT NGHIỆP HOẶC VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
68
 
1
Đi nghiên cứu thực tế địa ph­ương (hoặc ngành) và viết thu hoạch
40
 
2
Ôn thi tốt nghiệp, thi tốt nghiệp hoặc viết tiểu luận cuối khóa
28
 
 
Cộng
532
178
 
(Bảy trăm mười tiết)
710
 
2. Phân công phụ trách giảng dạy
2.1. Khoa lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
             Xây dựng kế hoạch và thực hiện giảng dạy phần I gồm các mục:
            - Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Mục I.1);
          - Những vấn đề cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh (Mục I.2);
2.2. Khoa Xây dựng Đảng
           Xây dựng kế hoạch và thực hiện giảng dạy:
 - Phần II gồm các mục:
+ Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản (Mục II.1);
+ Những vấn đề cơ bản về lịch sử ĐCS Việt Nam (Mục II.2);
- Phần IV: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội;
- Phần V: Nghiệp vụ công tác Đảng ở cơ sở (Mục V.2);
- Phần VI gồm các mục:
+ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (Mục 1);
+ Nhiệm vụ cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội của địa phương (hoặc ngành) (Mục 2)
- Phối hợp với Khoa Dân vận báo cáo chuyên đề về địa phương (hoặc ngành) (Mục 3- Phần VI).
 
2.3. Khoa Nhà nước và pháp luật
          Xây dựng kế hoạch và thực hiện giảng dạy:
          Phần III gồm các mục:
          - Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật XHCN (Mục III.1);
- Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước (Mục III.2);
- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý (03 chuyên đề) (Mục III.3).
2.4. Khoa Dân vận
          Xây dựng kế hoạch và thực hiện giảng dạy:
- Phần V gồm các mục:
+ Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Mục V.1);
+ Nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân ở cơ sở (Mục V.3);
- Phối hợp với Khoa Xây dựng Đảng báo cáo chuyên đề về địa phương (hoặc ngành) (Mục 3 - Phần VI).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức lớp học
Khóa 43 Trung cấp LLCT-HC gồm 12 lớp chia thành 02 đợt học: Đợt 1 (gồm 6 lớp: A1, A2, A3, A4, A5, A6); đợt 2 (gồm 6 lớp: A7, A8, A9, A10, A11, A12).  Mỗi đợt phân thành 3 nhóm đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp tỉnh; cán bộ đương chức cấp xã; cán bộ dự nguồn (mỗi lớp 63 học viên).
          Mỗi lớp học được bố trí thành 03 -04 tổ học tập và Ban cán sự lớp.
Ban cán sự lớp gồm lớp trưởng và từ 03 đến 04 lớp phó, mỗi tổ có tổ trưởng và 01 tổ phó (do tập thể lớp bầu, nhà trường quyết định công nhận).
2. Tổ chức thực hiện đào tạo khóa học
- Thời gian đào tạo: 10 tháng thực học.     
- Các buổi lên lớp và tự nghiên cứu được bố trí theo tỉ lệ 1:2
- Tổ chức học tập 02 tuần/tháng/lớp; 36 tiết/tuần; 08 tiết/ngày; 45 phút/tiết. Đợt 1 (gồm 6 lớp: A1, A2, A3, A4, A5, A6) bố trí lịch học 2 tuần đầu hàng tháng; đợt 2 (gồm 6 lớp: A7, A8, A9, A10, A11, A12) bố trí lịch học 2 tuần cuối hàng tháng. 
- Điều hành giảng dạy theo cách thức học đan xen môn; bổ sung một số kỹ năng mềm vào phần học, môn học thuộc khoa chuyên môn phụ trách giảng dạy (Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng điều hành hội nghị, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp công vụ, kỹ năng quản lý thời gian).
- Ở mỗi môn học, phần học (cứ sau khoảng 30 tiết lý thuyết và thảo luận thì có 01 tiết kiểm tra, tiết kiểm tra lấy trong giờ thảo luận), điểm kiểm tra là điều kiện để xét dự thi hết môn học, phần học.
- Viết tiểu luận và thi tốt nghiệp theo Quy chế thi, kiểm tra và xếp loại học tập; Quy chế viết tiểu luận Trung cấp LLCT-HC ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG ngày 03/02/2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) và Hướng dẫn số 08/HD-HVCTQG ngày 29/5/2014 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Phân công trách nhiệm quản lý và phục vụ
3.1. Khoa, bộ môn và giảng viên
- Các khoa chủ động xây dựng kế hoạch môn học, phần học; phân công giảng viên phù hợp chuyên môn đáp ứng yêu cầu, mục tiêu chất lượng đào tạo.
- Khoa, bộ môn phân công giảng viên thực hiện giờ giảng, theo dõi môn học, phần học; chuyển kết quả kiểm tra, kết quả bài thu hoạch cho Giám hiệu (trực tiếp là Phó Hiệu trưởng phụ trách ngành đào tạo (01 bản), Phòng Đào tạo (01 bản), Chủ nhiệm lớp (01 bản) sau 03 ngày, kể từ ngày kiểm tra, ngày nộp bài thu hoạch; đề xuất điều kiện dự thi hết môn học, phần học; học bù, học lại của học viên.
- Chuẩn bị nội dung hướng dẫn thực tập môn học, phần học do khoa phụ trách.
- Sau mỗi phần học trong chương trình đào tạo, các khoa tổ chức hướng dẫn cho học viên thực tập môn học, phần học, nghiên cứu, khảo sát thực tế, viết bài thu hoạch và tổ chức chấm báo cáo thu hoạch phần học, môn học theo từng lớp. Trong chương trình đào tạo có 5 bài thu hoạch tương ứng với 5 phần học. Điểm trung bình chung của 5 bài thu hoạch là điểm của phần học thứ VI (tức là điểm thành phần thứ 10 trong bảng điểm toàn khóa học).
- Giảng viên được phân công giảng dạy có trách nhiệm thực hiện các quy định về chuyên môn và quản lý học viên trong buổi học.
3.2. Phòng Đào tạo
          - Phối hợp với các khoa, bộ môn xây dựng kế hoạch, tiến độ giảng dạy.
            - Tham mưu xây dựng các kế hoạch liên quan đến khóa học.
          - Kiểm tra, giám sát việc tổ chức giảng dạy của giảng viên và các khoa.
          - Đôn đốc chủ nhiệm lớp quản lý học viên trong học tập và rèn luyện.
          - Theo dõi nắm bắt sĩ số học viên trong từng buổi học.
          - Thực hiện công tác thí vụ, quản lý hồ sơ đào tạo của lớp học.
          - Báo cáo Giám hiệu (trực tiếp là Phó hiệu trưởng phụ trách ngành đào tạo) về tình hình giảng dạy và học tập, đề xuất các biện pháp tổ chức đào tạo khoá học.
3.3. Phòng Nghiên cứu Khoa học - Thông tin - Tư liệu
          - Chuẩn bị và cung cấp đầy đủ, kịp thời giáo trình các môn học, phần học, tài liệu, các điều kiện khác phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của học viên.
          - Phục vụ sách, tài liệu tham khảo, báo chí, thông tin báo cáo thực tế phục vụ học tập của học viên ở thư viện.
          - Kịp thời thông báo và cung cấp các loại giáo trình, bài giảng của môn học, phần học (khi có sự thay đổi) cho các khoa, bộ môn.
3.4. Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị
- Bảo đảm môi trường sư phạm, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp.
          - Bố trí nơi ăn, nghỉ và các điều kiện khác phục vụ học tập, sinh hoạt cho học viên nội trú. Bảo đảm thực hiện nội quy ký túc xá.
          - Bảo đảm về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cho khóa đào tạo.
3.5. Chủ nhiệm lớp
          -Chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo toàn diện các hoạt động của lớp học, theo dõi nắm được kết quả học tập, rèn luyện, chấp hành nội quy, quy chế của học viên, theo quy chế chủ nhiệm lớp.
- Phối hợp với Khoa chuyên môn, Phòng Đào tạo đề xuất điều kiện kiểm tra, dự thi hết môn học, phần học; học bù, học lại của học viên; thông báo lịch học tập với lớp học. Chuẩn bị các tài liệu cho tổng kết lớp học.
          - Báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) với Trưởng Phòng Đào tạo và Giám hiệu về việc thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm chủ nhiệm lớp.
 
Nơi nhận:
- Giám hiệu;
- Các khoa, phòng;
- Lưu: VT, ĐT.
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 
(Đã ký)
 
Lê Công Quyền
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
205
Hôm qua:
1836
Tuần này:
8535
Tháng này:
40181
Tất cả:
4.405.061