THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC

Giải pháp phát triển văn hoá đọc cho học viên lớp TCLLCT A2-K52

Đăng lúc: 10:49:55 08/11/2024 (GMT+7)143 lượt xem

 Nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc phát triển văn hoá đọc để nâng cao tri thức, cải thiện kỹ năng và mở rộng kiến thức về lý luận chính trị, học viên lớp Trung cấp Lý luận chính trị A2.K52 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện các biện pháp tuyên truyền những thông điệp tích cực, khơi dậy tinh thần ham đọc sách, coi trọng tri thức, sách vở, kích thích tinh thần tự học và phong trào đọc sách trong tập thể lớp.
d1.png

Học viên lớp TCLLCT A2.K52 nghiên cứu, đọc giáo trình
chuẩn bị nội dung thảo luận
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của Nhân dân Việt Nam và thế giới được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hoá. Người là tấm gương sáng về con đường tự học để tìm tự do cho dân tộc. Đọc sách là nét đẹp văn hoá Hồ Chí Minh, là giá trị văn hoá mà mỗi người dân Việt Nam đều học tập, làm theo. Người từng nói: “Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc”.
Để thực hiện mục tiêu “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…”, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định phải xây dựng một xã hội học tập, trong đó phải phát triển văn hóa đọc.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc, ngày 15/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 329/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong công đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đề án được xây dựng trên quan điểm: (1) Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trong của sự nghiệp hát triển văn hóa, giáo dục của đất nước. (2) Phát triển văn hóa đọc trên cơ sở khai thác có hiệu quả và không ngường phát triển với tri thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hóa tri thức của nhân loại. (3) Nhà nước hỗ trợ phát triển văn hóa đọc, đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, duy động nguồn lực văn hóa tam gia phát triển văn hóa đọc. (4) Các cấp ủy chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục và tổ chức khác liên quan cùng giao đình, cộng đồng có trách nhiệm tham gia, đạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa đọc.
Mục tiêu chung của Đề án là xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bấn phẩm in và điện tử) trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tê - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập. Đặc biệt định hướng đến năm 2030, người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố môi trường tiếp tục được cải thiện. Hoạt động thư viện, xuất bản có khă năng đáp ứng yêu cầu đọc của người dân (gồm cả sản phẩm xuất bản in và điện tử).
d2.jpg

Góc
đọc sách của Lớp TCLLCT A2-K52
 
Nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc phát triển văn hoá đọc để nâng cao tri thức, cải thiện kỹ năng và mở rộng kiến thức về lý luận chính trị, học viên Lớp Trung cấp lý luận chính trị A2-K52 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện các biện pháp tuyên truyền những thông điệp tích cực, khơi dậy tinh thần ham đọc sách, coi trọng tri thức, sách vở; kích thích tinh thần tự học và phong trào đọc sách trong tập thể lớp.
Trong tháng 10/2024, lớp A2 đã xây dựng được không gian văn hóa đọc với nhiều đầu sách thuộc đa dạng lĩnh vực. Bên cạnh đó, lớp đã triển khai kế hoạch giới thiệu sách vào các thời điểm cụ thể trong tuần để các thành viên trong lớp cùng chia sẻ nội dung cuốn sách. Ngoài ra, lớp còn phát động phong trào giao lưu sách, trao đổi những đầu sách có giá trị trong giờ sinh hoạt đầu tuần và giờ giải lao mỗi buổi học, góp phần làm giàu tri thức, phong phú về tinh thần, tạo thói quen, niềm yêu thích đọc sách. Bên cạnh đó, lớp đặc biệt chú trọng việc rèn luyện thói quen đọc giáo trình trước khi đến lớp và trong các tiết giảng; qua đó, tự hiểu sâu kiến thức lý luận để dành thời gian cùng giảng viên trao đổi về thực tiễn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ các thành viên trong lớp vẫn còn tình trạng lười đọc, ngại đọc. Lớp chưa có nhiều hoạt động thực sự thu hút học viên tham gia đọc và xây dựng phong troà đọc sách. Thời gian dành cho việc đọc sách còn chưa nhiều, không gian đọc còn chưa yên tĩnh. Đầu sách của lớp còn hạn chế về số lượng, chất lượng giới thiệu sách chưa cao. Bên cạnh đó, nhịp sống bận rộn kèm theo sự ảnh hưởng không nhỏ của phương tiện giải trí và văn hoá nghe nhìn lấn lướt, cùng với không có thói quen đọc làm cho hoạt động đọc sách, nghiên cứu giáo trình của lớp A2 chưa đạt được hiệu quả cao.
Để xây dựng và phát triển phong trào đọc sách của lớp A2, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của việc đọc sách trong việc phát triển bản thân và xã hội; nâng cao nhận thức cho học viên về tầm quan trọng của văn hóa đọc là hành trang tất yếu trong hành trình học tập và làm việc suốt đời. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của Chi bộ có thể tổ chức sinh hoạt chuyên đề để học viên thấm nhuần tinh thần này. Từ đó, Ban cán sự lớp cần sáng tạo trong phương pháp tuyên truyền, trước hết là dùng phương pháp nêu gương đọc sách, giáo trình.
Hai là, tiếp tục xây dựng góc văn hoá đọc của lớp với số lượng đầu sách nhiều hơn, các lĩnh vực phong phú hơn nhằm thu hút học viên với việc đọc và tìm hiểu.
Ba là, tổ chức các “chiến dịch” đọc sách trong lớp A2, như: “Ngày hội đọc sách”, “Tuần lễ đọc sách”, “Mỗi tuần một cuốn sách”; qua đó, tạo sự chú ý và thói quen đọc cho các thành viên trong lớp. Tổ chức các nhóm đọc sách, nhóm thảo luận sách, đây sẽ là nơi để những người đam mê đọc sách gặp gỡ, chia sẻ thảo luận những cuốn sách hay đã đọc hoặc nội dung trong giáo trình cần đề nghị giảng viên tập trung thảo luận trên lớp để làm rõ hơn, sâu sắc hơn về lý luận. Đồng thời, hàng tuần, lớp có thể tổ chức các cuộc thi đọc sách và viết cảm nhận, nhờ đó người tham gia được rèn luyện khả năng viết và tư duy phản biện.
Bốn là, xây dựng kỹ năng đọc lành mạnh cho học viên, mục đích là đọc hiểu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc vào cuộc sống và công tác của chính người đọc. Có thể sử dụng các bước sau: Lựa chọn đề tài cần đọc, định hướng nguồn tài liệu, lựa chọn tài liệu có tính hệ thống liên tục, đọc một cách tập trung, nghiêm túc, sử dụng các kỹ thuật để củng cố, đào sâu như ghi chép, tóm tắt, trao đổi, vận dụng và thực tiễn các nội dung đã đọc.
Năm là, Nhà trường cần đưa việc phát triển văn hoá đọc vào tiêu chí bình xét danh hiệu Học viên gương mẫu của lớp để khuyến khích, động viên các thành viên trong lớp phát triển văn hoá đọc, niềm đam mê với việc đọc.
Hy vọng rằng, thời gian tới, văn hóa đọc của Lớp TCLLCT A2K52 cũng như trong Nhà trường sẽ góp phần lan tỏa tới các địa phương, đơn vị; từ đó, sẽ nâng cao trình độ dân trí và xây dựng xã hội học tập để xây dựng nền kinh tế tri thức và phát triển bền vững ngang tầm với các nước phát triển ở khu vực và thế giới./.
Học viên: Vũ Ly Phương
Lớp: TCLLCT A2-K52
Đơn vị: Kho bạc Nhà nước Thanh Hoá
---------------------
Tài liệu tham khảo
- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 01/02/2021.
- Quyết định 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển văn hóa đọc trong công đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Báo cáo tình hình học tập, rèn luyện của học viên lớp A2K52 tháng 10 năm 2024
Số lượt truy cập
Hôm nay:
162
Hôm qua:
2718
Tuần này:
14739
Tháng này:
34116
Tất cả:
4.967.717