Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Thanh Hóa
Đăng lúc: 14:35:22 27/06/2024 (GMT+7)297 lượt xem
Với mong muốn mang đến những phương pháp trị liệu tốt nhất cho bệnh nhân, nhiều năm qua, Bệnh viện luôn quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu cho từng lĩnh vực; đồng thời, phát động phong trào phát huy sáng kiến, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị phục hồi chức năng...; nhờ đó đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn khám, chữa bệnh.
Đồng chí Trịnh Thanh Hải, Thầy thuốc ưu tú, Giám đốc Bệnh viện
phục hồi chức năng Thanh Hóa trao giải cho Hội thi
Điều dưỡng, kỹ thuật viên giỏi, thanh lịch
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam lúc sinh thời từng căn dặn: "Lương y như từ mẫu". Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế. Trách nhiệm và sự tài trí của y bác sĩ, đội ngũ nhân viên y tế đóng góp một phần không nhỏ trong sự sống, sức khoẻ của Nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Quan tâm đặc biệt đến ngành Y tế Việt Nam, ngày 27/02/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho cán bộ, y, bác sỹ; đó là một Chỉ thị sâu sắc để các thế hệ thầy thuốc Việt Nam tiếp tục học tập, nâng cao phẩm chất đạo đức của người cán bộ y tế, đồng thời làm định hướng cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân.
Luôn học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ, đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa luôn nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn, cống hiến hết mình chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Bệnh viện phục hồi chức năng Thanh Hóa (viết tắt là Bệnh viện) là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II. Hiện nay, Bệnh viện Phục hồi chức năng Thanh Hóa có quy mô 120 giường, 4 phòng chức năng và 8 khoa lâm sàng, cận lâm sàng với số 110 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó có 3 bác sỹ chuyên khoa II, 4 bác sỹ chuyên khoa I và 11 bác sỹ…
Trải qua 58 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã vượt qua những khó khăn, thách thức, nỗ lực đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ khuyết tật và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật. Nhờ sựquan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn, chú trọng tinh thần, thái độ phục vụ, Bệnh viện góp phần quan trọng vào việc củng cố và tạo dựng niềm tin của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với chất lượng bệnh viện.
Đến nay, Bệnh viện đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp phần mềm quản lý bệnh viện, đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, kỹ thuật mới vào điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân, như: máy siêu âm màu, điện não vi tính, nội soi tai mũi họng, siêu âm đa tần, laser châm cứu, các loại máy vật lý trị liệu hiện đại, máy xét nghiệm…, đã mang lại hiệu quả trong việc điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh về thần kinh, bệnh cơ - xương - khớp, các di chứng do bệnh tai biến mạch máu não và sau phẫu thuật. Đặc biệt, việc tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật laser nội mạnh trong điều trị phục hồi cho bệnh nhân sau tai biến đã mang lại hiệu quả rất tích cực, tỷ lệ phục hồi vận động của người bệnh nhanh hơn.
Với mong muốn mang đến những phương pháp trị liệu tốt nhất cho bệnh nhân, nhiều năm qua, Bệnh viện luôn quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu cho từng lĩnh vực; đồng thời, phát động phong trào phát huy sáng kiến, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị phục hồi chức năng... Nhờ đó, Bệnh viện đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn khám, chữa bệnh. Cùng với đó, để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nghiên cứu và sáng tạo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, hằng năm, Bệnh viện tổ chức các hội thi điều dưỡng, kỹ thuật viên giỏi-thanh lịch.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện phục hồi chức năng Thanh Hóa cũng gặp một số khó khăn và còn tồn tại hạn chế, như: Các trang thiết bị khám chữa bệnh chưa đầy đủ, cơ sở vật chất buồng và giường bệnh chưa đáp ứng hết nhu cầu của người bệnh; nhân lực y bác sỹ và kỹ thuật viên còn thiếu; Một số cán bộ, phụ trách bộ phận còn thiếu kinh nghiệm và tính chủ động trong quản lý; Hiện nay, Bệnh viện đang cử một bộ phận y, bác sỹ đi đào tạo chuyên môn nên nhân lực ở các phòng, khoa còn thiếu, đặc biệt là rất thiếu kỹ thuật viên phục hồi chức năng chuyên sâu như hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, kỹ thuật viên chỉnh hình; khuôn viên bệnh viện chưa đủ rộng gây khó khăn cho công tác sắp xếp bệnh nhân nội trú.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên và không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, Ban Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Thanh Hóa đã đề ra một số giải pháp trong thời gian tới; cụ thể như sau:
Một là,nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ và nhân viên Bệnh viện về tầm quan trọng phải nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Trong bối cảnh hiện nay, khi các cấp, các ngành đang nỗ lực chung tay phục vụ Nhân dân để thực hiện các mục tiêu của Đảng về xây dựng xã hội hạnh phúc, việc chăm lo sức khoẻ của người dân là nhiệm vụ cấp thiết của ngành Y tế nói chung, của Bệnh viện Phục hồi chức năng Thanh Hoá nói riêng. Theo đó, trong sinh hoạt Đảng, Cấp uỷ Bệnh viện cần tăng cường phổ biến, quán triệt để nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, nhân viên về nhiệm vụ này. Tiếp đó, mỗi đơn vị khoa, phòng cần tổ chức nhiều hội thi, cuộc thi về chuyên môn, nghiệp vụ, về hiểu biết nghị quyết các cấp đối với nâng cao công tác khám chữa bệnh…
Thứ hai, chú trọng công tác lập kế hoạch về tổ chức cung ứng thuốc, vật tư y tế. Công tác này cần được thống nhất trong Cấp uỷ đảng, kịp thời, đúng qui định. Nếu kế hoạch được triển khai thực hiện hiệu quả, Bệnh viện sẽ chủ động mua sắm, không để tình trang bệnh nhân phải chờ thuốc, chờ vật tư; đồng thời, sẽ có kế hoạch bảo quản thuốc đúng qui trình, sử dụng thuốc an toàn hợp lý, kiện toàn và tăng cường hoạt động hội đồng thuốc và điều trị và công tác dược lâm sàng để phục vụ bệnh nhân an toàn, hiệu quả.
Ba là,đẩy mạnhcông tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y bác sĩ, cử nhân kỹ thuật nhằm đáp ứng nhiệm vụ phục hồi chức năng. Công tác này cần được Ban lãnh đạo Bệnh viện xây dựng kế hoạch chiến lược trong giai đoạn tới, đi sâu vào chuyên ngành về phục hồi chức năng và tách ra những đơn nguyên vật lí trị liệu, hoạt động trị liệu, vận động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu,... vì đây là những lĩnh vực rất cần thiết đối với người khuyết tật. Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khám chữa bệnh:mỗi khoa, phòng đăng ký ít nhất một đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Bốn là, chú trọng việc triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên đối với ngành Y tế, trong đó có Thông tư 07/2014/TT-BYT của Bộ Y tế về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở y tế; từ đó, nâng cao y đức trong việc tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Năm là, tăng cường nghiên cứu đổi mới công tác quản trị Bệnh viện. Để thu hút người bệnh, tạo niềm tin đối với người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện, Ban lãnh đạo cần sáng tạo trong việc mở các dịch vụ y tế chất lượng cao; xây dựng đề án mở rộng Bệnh viện, quy hoạch lại các phòng khoa chức năng đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu bệnh nhân nội trú; xây dựng bệnh viện "xanh - sạch - đẹp"…
Năm 2024, Bệnh viện Phục hồi chức năng Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực để khẳng định được vị trí của mình là Bệnh viện chuyên khoa phục hồi chức năng có kỹ thuật cao của ngành Y tế, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phục hồi chức năng cho người bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân./.
Học viên: Đỗ Thị Nguyệt
Lớp: TCLLCT A7-K51
Đơn vị công tác: Bệnh viện phục hồi chức năng Thanh Hóa
---------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa.
2. Giới thiệu Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa đăng trên https://www.benhvienphcnthanhhoa.vn.
3. Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế tháng 02/1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các tin khác
- Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của chi bộ - Yếu tố quyết định sự phát triển của Trường THCS Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá
- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hoá
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - Thực tiễn từ lớp A1.K52
- Chi đoàn lớp TCLLCT A4.K52 tham gia tiếp bước đến trường cho trẻ em vùng cao
- Mô hình “5 không, 4 hỗ trợ, 5 đồng bộ” - Động lực đổi mới trong học tập lý luận chính trị
- Vận dụng quan điểm của Đảng về “chân - thiện - mỹ” trong xây dựng tập thể lớp TCLLCTA2. K52 kiểu mẫu
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của học viên lớp TCLLCT A3.K52 về phòng chống lãng phí
- Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập lý luận chính trị cho học viên lớp TCLLCT A3.K52
- Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Trường Mầm non Thị trấn 2, huyện Ngọc Lặc
- Mô hình “5 được, 5 sản phẩm, 5 quán xuyến, 5 thông qua, 5 vai trò” trong công tác chủ nhiệm lớp
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
2432
Hôm qua:
2857
Tuần này:
14291
Tháng này:
33668
Tất cả:
4.967.269