THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC

Cuốn sách: “Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay”

Đăng lúc: 16:57:06 12/05/2022 (GMT+7)1066 lượt xem

 Người giới thiệu: Nguyễn Thị Tươi
Học viên lớp A4 TCLLCT K49
 
Cuốn sách “Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay”được viết bởi tập thể tác giả, gồm: TS. Lương Trọng Thành; TS. Thịnh Văn Khoa; ThS.Nguyễn Văn Ninh. Điều đặc biệt là Chủ biên của cuốn sách này đều là các thầy giáo rất đáng kính của học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa; hơn nữa, các thầy còn là chủ biên của nhiều cuốn sách khác.
Zalo_2022-05-12 16-07-02@2x.jpg
Được xuất bản năm 2018 tại Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật, cuốn sáchđã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa giai đoạn 2011-2018; từ đó tập thể tác giả đề ra các giải pháp phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng NTMở Thanh Hóa trong thời gian tới.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.
Chương II: Thực trạng quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa giai đoạn 2011- 2018.
Chương III: Giải pháp phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa trong thời gian tới.
Trong Chương I, các tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận về việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Theo đó, các nội dung rất cơ bản được đề cập, phân tích như: việc mở rộng quyền và trách nhiệm được tiếp nhận thông tin; việc tham gia quyết định; việc tổ chức và giám sát các hoạt động về xây dựng NTM tại cơ sở. Trong chương này, các tác giả còn làm rõ lý do tại sao phải phát huy quyền làm chủ của người dân trong xây dựng NTM; đólà: xuất phát từ vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ của hệ thống chính trị trong xây dựng NTM; góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường của nhân dân trong xây dựng NTM. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ rõ, để phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM, cần phải làm cho nhân dân thấu hiểu được hai vấn đề. Thứ nhất, xây dựng NTM là do dân, nhân dân là chủ thể thực hiện, kiểm tra giám sát trên tất cả các nội dung tiêu chí xây dựng NTM. Thứ hai, xây dựng NTM là làm vì dân; mục đích xây dụng NTM là chăm lo đời sống cho nhân dân, nâng cao mức sống của Nhân dân; Nhân dân là người trực tiếp hưởng thụ lợi ích từ các thành quả trên tất cả các mặt trong quá trình xây dựng NTM.
Đặc biệt, các tác giả còn nhấn mạnh nội dung phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng NTM được đề cập khá cụ thể bao gồm: quyền được biết, tiếp thu được thông tin quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng NTM; được thảo luận, bàn bạc và quyết định hoặc gián tiếp quyết định thực hiện các đề án, kế hoạch, quy hoạch gắn với quá trình xây dựng NTM; có quyền và trách nhiệm đầu tư phát triển, bảo vệ kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn; quyền được đầu tư phát triển kinh tế vì mục tiêu NTM; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ và tiêu chí xây dựng NTM tại địa phương; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh, trật tự ở nông thôn.
Không chỉ vậy, trong chương này, các tác giả còn nêu lên các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc phát huy quyền làm chủ của người dân như: điều kiện kinh tế- xã hội trong và ngoài nước; các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; pháp luật về dân chủ ở cơ sở; năng lực của hệ thống chính trị ở cấp cơ sở; trình độ nhận thức của Nhân dân.
Trong Chương II, nội dung sách nêu rõ thực trạng quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng NTM ở Thanh Hóa giai đoạn 2011-2018. Chương này, các tác giả tập trung đánh giá trung thực, chính xác, khách quan quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng NTM ở Thanh Hóa giai đoạn 2011-2018. Theo đó, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng NTM đã đạt được những kết quả, như: Nhân dân được thông tin kịp thời về ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ, được biết khá toàn diện nội dung các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương về chương trình xây dụng NTM; Nhân dân đã tích cực, chủ động tham gia thảo luận, cho ý kiến và quyết định hoặc cho ý kiến để quyết định đối với quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng NTM tại địa phương; thái độ, trách nhiệm của Nhân dân tham gia tổ chức thực hiện các tiêu chí NTM tại địa phương được mở rộng, nâng cao và có hiệu quả; Nhân dân tích cực tham gia với trách nhiệm cao vào giám sát việc tổ chức xây dựng nông thôn mới và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại địa phương; Nhân dân tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn.
Bên cạnh việc nêu lên những kết quả đã đạt được về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng NTM, các tác giả còn nêu lên những kết quả đạt được trong công tác xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh từ 2011-2018 với những số liệu rất cụ thể, chính xác.
Trong Chương III, trên cơ sở nêu rõ thực trạng quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng NTM ở Thanh Hóa giai đoạn 2011-2018, các tác giả đã nêu ra các giải pháp để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng NTM ở Thanh Hóa trong thời gian tới; với các nhóm giải pháp sau: đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho Nhân dân về sự cần thiết phải phát huy quyền làm chủ của họ trong xây dựng NTM; nâng cao dân trí, đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân; xây dựng môi trường để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng NTM; đổi mới nâng cao công tác kiểm tra giám sát thực hiện quy chế dân chủ; hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ quyền, lợi ích cho Nhân dân.
Ngoài việc trình bày rất cụ thể, dễ tiếp cận các nội dung trong 3 chương, các tác giả cũng đã dành 60 trang để đưa một số văn bản, quyết định của tỉnh Thanh Hóa về xây dựng NTM. Tìm đọc cuốn sách này, chúng ta sẽ có được nhiều thông tin, tư liệu vô cùng quan trọng trong công tác xây dựng NTM.
Trải qua hơn 10 năm, thực hiện Quyết định số 800/ QĐ- TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng CP về xây dựng NTM, công tác xây dựng NTM đã gặt hái được nhiều thành công ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Là những người trực tiếp tham gia vào quá trính xây dựng NTM ở địa phương, bản thân tôi đã có rất nhiều trăn trở, thậm chí có lúc bế tắc. Tuy nhiên, sau khi tìm đọc cuốn sách này, với những nội dung mang tính thực tiễn cao, cuốn sách là hành trang hữu ích cho những cán bộ cơ sở tìm ra cách thức giải quyết nhiều vấn đề trong công tác xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở các địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể tác giả đã biên soạn cuốn sách rất hữu ích đối với mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng NTM hiện nay./.
Số lượt truy cập
Hôm nay:
2586
Hôm qua:
2857
Tuần này:
14445
Tháng này:
33822
Tất cả:
4.967.423