HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

10 thành tích nổi bật trong năm 2016 của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 13:02:02 24/01/2017 (GMT+7)1271 lượt xem

 
Năm 2016 là năm nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; là năm tiến hành tổng kết việc thực hiện Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Trường Chính trị tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015”; triển khai thực hiện Đề án 5550 về cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng hành chính cho công chức cấp xã. Đây là những nhiệm vụ quan trọng, gặp không ít khó khăn, song dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; sự quan tâm, phối hợp của các ngành, địa phương trong tỉnh; sự chung sức, đồng lòng của toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong đó có 10 thành tích nổi bật:
 
Một là, hoàn thiện nhận thức tư duy phát triển nhà trường
 
 noi.png
 
Trong quá trình đổi mới, nhà trường đã bám sát chủ trương, đường lối của Trung ương, của tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Theo đó, năm 2016, Trường đã hoàn thiện nhận thức tư duy về định hướng phát triển nhà trường với 04 trụ cột: (1) Lấy nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn là trung tâm; (2) Đổi mới công tác quản lý là then chốt; (3) Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học viên là khâu đột phá; (4) Xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng là nhiệm vụ thường xuyên. 5 định hướng: (1) Chuyển mạnh từ dạy – học thụ động sang dạy – học chủ động; thực hiện tốt phương châm dạy – học: học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn; giảng viên thực sự là nhà tổ chức, quản lý, định hướng quá trình học tập, học viên là chủ và làm chủ quá trình lĩnh hội kiến thức; (2) Chú trọng nghiên cứu cập nhật thông tin mới, Chủ trương, Nghị quyết mới; đồng thời, quan tâm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cung cấp cơ sở lý luận thực tiễn phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; (3) Chuyển mạnh từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình học tập; coi trọng đánh giá quá trình xây dựng kế hoạch, quản lý mục tiêu, thái độ và phương pháp học tập; lấy chất lượng sản phẩm tự học, tự nghiên cứu gắn với việc nâng cao nhận thức, kiến thức, phương pháp, kỹ năng công tác theo chức danh, vị trí việc làm là tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên; (4) Chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản lý phục vụ, chú trọng xây dựng tác phong quản lý khoa học, dân chủ, nêu gương; (5) Đổi mới đánh giá cán bộ, đảng viên theo hướng lấy sự cống hiến, đóng góp, hiệu quả công việc làm tiêu chí quan trọng theo nguyên tắc công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
 
Hai là, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành chủ trương, cơ chế, nguồn lực tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi  dưỡng cán bộ
 
 
noi 1.png noi 2.png

Lễ Khai giảng Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính K44, năm học 2016- 2017
 
Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới giai đoạn 2016 - 2020 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng đáp ứng yêu cầu xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh khá vào năm 2020, Trường Chính trị tỉnh đã phối hợp với Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu chỉ tiêu đào tạo Trung cấp LLCT - HC tập trung, giai đoạn 2016 - 2020, với chỉ tiêu 750 học viên/năm; chỉ tiêu bồi dưỡng 5.705 học viên/năm (theo Đề án 5550). Theo đó, từ năm 2016 trở đi nhà trường chủ động trong tổ chức triển khai các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành chủ trương phát hành Tập san “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn” 4 số/năm, mở rộng đối tượng phục vụ đến các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã (Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư trực Đảng, Phó Bí thư – Chủ tịch UBND cấp xã).
 
Ba là, năm đầu tiên ký kết hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
 
 
  noi 3.png

Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
và Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Hủa Phăn, giai đoạn 2016 – 2020
 
Thực hiện nội dung thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và Hủa Phăn (CHDCND Lào), nhà trường đã tham mưu thủ tục cần thiết và tổ chức thành công Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa và Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Hủa Phăn, giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, hàng năm, hai trường sẽ thống nhất chỉ tiêu, số lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng cho tỉnh Hủa Phăn và kế hoạch trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ trong đội ngũ giảng viên của hai trường. Trong thời gian tới, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa sẽ đào tạo cho tỉnh Hủa Phăn 90 chỉ tiêu Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 135 cán bộ lãnh đạo cấp phòng.
 
Bốn là, năm đầu tiên có quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn nhất
 
 
 noi 4.png
      
    Học viên lớp Bồi dưỡng công chức cấp xã thực hành kỹ năng giao tiếp công sở
 
Nhà trường đã không ngừng đổi mới, mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng  vừa tăng về số lượng các loại hình lớp, vừa nâng cao về chất lượng. Theo đó, năm 2016 đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng với quy mô lớn nhất từ trước đến nay: 135 lớp với hơn 11.445 học viên. Qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ địa phương, đơn vị được nâng cao nhận thức, trách nhiệm chính trị; phát triển về kiến thức, hoàn thiện phương pháp, kỹ năng công tác, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thồng chính trị ở địa phương, cơ sở vững mạnh.
 
 
noi 5.png 

Trao tặng khen thưởng những học viên xuất sắc trong chương trình
Dự án Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ địa phương
 
Dự án “Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ địa phương”được ký kết vào tháng 10/2015 giữa Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn với Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa. Sau gần 1 năm triển khai thực hiện (10/2015 – 8/2016), nhà trường đã hoàn thành 28 lớp với 421 học viên. Thông qua các khóa bồi dưỡng thuộc 3 hợp phần của dự án, học viên tham gia dự án đã được trang bị các kỹ năng mềm, kiến thức tin học, tiếng Anh giao tiếp cơ bản, tham dự các hội thảo khoa học gắn với các vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở địa phương. Những kết quả nổi bật trong quá trình thực hiện dự án là tiền đề quan trọng để nhà trường mở ra hướng phát triển mới: đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu xã hội; là mốc khởi đầu thực hiện đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng theo hướng liên kết với doanh nghiệp; từng bước khẳng định là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chất lượng của tỉnh và khu vực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ - nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước.
 
Sáu là, lần đầu tiên, trường đầu tiên đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học cấp Học viện
  
 noi 6.png

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy
phát biểu tại Hội thảo khoa học cấp Học viện
 
Năm 2016, công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn của nhà trường phát triển toàn diện nhất, trong đó điểm nhấn là năm đầu tiên và Trường đầu tiên đăng cai tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp Học viện“Đổi mới đánh giá hoạt động dạy - học Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính hiện nay” với sự tham gia của các nhà khoa học, lãnh đạo các Vụ, Viện thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và lãnh đạo các trường chính trị trong cả nước.Hội thảo được tổ chức là diễn đàn để lãnh đạo các trường chính trị giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trường chính trị hiện nay. Qua đó, nâng cao vị thế của Trường Chính trị tỉnh, đồng thời góp phần quảng bá và nâng cao hình ảnh con người và vùng đất xứ Thanh.
 
Bảy là, năm tiếp tục đổi mới mô hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
 
 
noi 7.png 

Học viên Trung cấp LLCT- HC K44 thực tế tại xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương
 
Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức dưới các hình thức phong phú, đa dạng, sinh động, có chiều sâu:  Đổi mới quy trình tổ chức đào tạo theo hướng “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tiễn”. Hình thức tổ chức các lớp đào tạo theo mô hình 2-2: (2 tuần học chuyên đề tại trường, 2 tuần nghiên cứu thực tế ở địa phương, cơ sở); các lớp bồi dưỡng được tổ chức theo mô hình 3-3-3: (3 mục tiêu: nâng cao nhận thức, niềm tin, thái độ; nâng cao kiến thức lãnh đạo, quản lý theo chức danh; hoàn thiện phương pháp lãnh đạo, quản lý; 3 nội dung: cập nhật kiến thức mới, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo và quản lý, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, quản lý; 3 hoạt động: học các chuyên đề, tọa đàm, hội thảo, đi nghiên cứu thực tế). Đặc biệt, điểm nhấn về đổi mới mô hình nghiên cứu thực tế với các chủ đề vì cộng đồng, biển đảo quê hương và hoạt động“Ngày thứ 7 kết nối” đã giúp học viên học tập trung tại trường có cơ hội giao lưu, học hỏi; gắn kiến thức lý luận với thực tiễn; am hiểu và trải nghiệm thực tiễn cuộc sống; gắn kết học viên và nhà trường với mỗi địa phương, đơn vị; đồng thời, phát huy vai trò là chủ và làm chủ trong lĩnh hội kiến thức, nâng cao nhận thức, kỹ năng công tác.

Tám là, năm đầu tiên xuất bản 3 cuốn sách chuyên khảo
 
  
 noi 8.png

      Cùng với xuất bản Tập san “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn” phục vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã; biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu, năm 2016 nhà trường đã xuất bản 3 cuốn sách chuyên khảo, đó là:
1. “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã ở Thanh Hóa hiện nay” do ThS. Lương Trọng Thành, Hiệu trưởng; ThS.Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Phó Hiệu trưởng và ThS. Trần Thị Ngọc Diệp, Trưởng Phòng Đào tạo đồng chủ biên. Cuốn sách được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật ấn hành tháng 5/2016, có ý nghĩa quan trọng và là tài liệu quý đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã ở Thanh Hóa hiện nay.
2. “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, quản lý của chính quyền cấp xã trong xây dựng NTM ở Thanh Hóa hiện nay” do ThS. Lương Trọng Thành, Hiệu trưởng; PGS,TS. Bùi Văn Dũng và TS. Lê Văn Phong đồng chủ biên được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật ấn hành tháng 5/2016. Cuốn sách đã cung cấp cho bạn đọc những luận chứng, luận cứ khoa học về thực trạng năng lực lãnh đạo của cấp ủy, quản lý của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới; những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cấp ủy, quản lý của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời, đề xuất những giải pháp có tính khả thi, sát thực với thực tiễn để nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.
3. “Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ địa phương - Hợp tác cùng phát triển”. Cuốn sách được xuất bảnnhằm tổng kết lại kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Dự án “Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ địa phương”; ghi lại những kỷ niệm đẹp, trải nghiệm và những kinh nghiệm quý của giảng viên và học viên trong quá trình giảng dạy, học tập; cũng nhằm góp phần để bạn đọc hiểu hơn về sự phối hợp trách nhiệm, hiệu quả trong bồi dưỡng nguồn nhân lực cho một dự án lớn có sự đầu tư của nước ngoài. Chủ biên cuốn sách do ThS.Lương Trọng Thành, Hiệu trưởng; ThS.Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Hiệu trưởng và Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia Phạm Văn Nhiệm đồng chủ biên. Sách do Nhà Xuất bản Thanh Hóa ấn hành tháng 9/2016.
Chín là, triển khai thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới
 
 
 noi 9.pngNghiên cứu sinh Lương Trọng Thành đã bảo vệ xuất sắc
Luận án Tiến sĩ tại Trường Đại học Vinh
 
Thực hiện chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh, nhà trường đã hoàn thiện Đề án vị trí việc làm; rà soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo và cấp ủy giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Đồng thời, để xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, nhà trường luôn quan tâm tạo cơ chế tốt, định hướng tốt, môi trường tốt cho giảng viên được học tập, nghiên cứu, giảng dạy. Theo đó, năm 2016, nhà trường đã cử 2 giảng viên đi nghiên cứu sinh; 3 cán bộ, giảng viên học cao học; 4 cán bộ, giảng viên học cao cấp LLCT. Trong đó đã có 01 nghiên cứu sinh bảo vệ xuất sắc Luận án tiến sỹ. Ngoài ra, còn cử nhiều lượt cán bộ, giảng viên đi tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do các học viện, ban, ngành ở Trung ương tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị; đồng thời tạo cơ chế, môi trường nâng cao kiến thức thực tiễn cho giảng viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Mười là, bổ sung hoàn thiện hệ thống các quy chế, hướng tới xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, kiểu mẫu
Nhằm hướng tới xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, kiểu mẫu, năm 2016, nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống các quy chế hoạt động. Trong đó, các quy chế được bổ sung, hoàn thiện là: Quy chế làm việc; Quy chế thực hiện dân chủ; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế đánh giá, phân loại viên chức.
 
 
 
 noi 10.png

Lễ Chào cờ gắn liền với hoạt động tuyên dương
“Tập thể lớp kiểu mẫu” và “Học viên gương mẫu”
 
         Cùng với việc hoàn thiện hệ thống các quy chế, nhà trường tiếp tục nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập. Theo đó, đã thực hiện thành công việc xã hội hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập và sinh hoạt của học viên. Nề nếp công sở được duy trì, an ninh - trật tự trong nhà trường được bảo đảm, cảnh quan và môi trường giáo dục ngày càng sạch đẹp, khang trang. Đặc biệt, để xây dựng môi trường kỷ cương, thân thiện, kiểu mẫu, nhà trường đã kiên trì thực hiện hiệu quả 5 giá trị chuẩn mực học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: kiên định, kỷ cương, đoàn kết, nêu gương, sáng tạo. Trong năm 2016, nhà trường đã phát động các phong trào thi đua lập danh hiệu Tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu (đối với học viên các lớp Trung cấp LLCT - HC hệ tập trung); thi giảng viên dạy giỏi, giảng viên có giờ dạy giỏi cấp khoa, cấp trường (đối với giảng viên); tổ chức chào cờ đầu tuần hàng tháng nhằm tuyên dương tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu; củng cố, chỉnh đốn nề nếp và tác phong học tập, rèn luyện cho học viên…. Qua đó, đã tạo sự đồng thuận, phấn khởi trong cán bộ, giảng viên và học viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường.
 Đạt được những thành tích nổi bật nêu trên là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, động viên kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; sự nỗ lực, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới của tập thể cán bộ, giảng viên, người lao động và học viên nhà trường.
Đảng ủy - Ban Giám hiệu nhà trường trân trọng cảm ơn và nhiệt liệt biểu dương toàn thể cán bộ, giảng viên và học viên đã phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn, thử thách, quyết tâm phấn đấu giành được những thắng lợi quan trọng trong năm 2016. Bước sang năm 2017 - năm thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, nhà trường quyết tâm đổi mới mạnh mẽ và toàn diện các mặt công tác, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn.
Nhân dịp xuân mới Đinh Dậu 2017, Đảng ủy - Ban Giám hiệu chúc toàn thể cán bộ, giảng viên, người lao động và học viên nhà trường mạnh khỏe, hạnh phúc và tiến bộ.
                               
                                                                ĐẢNG ỦY - BAN GIÁM HIỆU
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1487
Hôm qua:
2925
Tuần này:
9270
Tháng này:
55644
Tất cả:
4.420.524