NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2025)!

Báo cáo Tổng kết lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, năm 2017

Đăng lúc: 13:05:18 15/01/2018 (GMT+7)10797 lượt xem

 
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 12 năm 2017
 
BÁO CÁO
Tổng kết lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND  Lào, năm 2017
 
Thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa và Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Hủa Phăn, giai đoạn 2016 - 2020, ký kết ngày 13/7/2016; được sự đồng ý của lãnh đạo hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Hủa Phăn đã tích cực chuẩn bị các điều kiện và thực hiện công tác tuyển sinh, mở lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào năm 2017. Lớp học khai giảng ngày 05/5/2017. Sau 8 tháng tổ chức giảng dạy, học tập, đến nay lớp học đã hoàn thành nội dung chương trình đào tạo. Báo cáo tổng kết, gồm những nội dung chủ yếu sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Đặc điểm tình hình
 Lớp Trung cấp LLCT - HC dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào năm 2017,  gồm có 33 học viên, trong đó có 30 lưu học viên Lào, 03 học viên Việt Nam.
- Giới tính: Nam: 23 học viên, chiếm 69,7%.  Nữ:  10 học viên, chiếm 30,3%.
- Tuổi đời: Cao nhất: 43 tuổi; thấp nhất: 29 tuổi.
- Dân tộc: Lớp học gồm có 06 dân tộc anh em: Dân tộc Lào: 19 lưu học viên, dân tộc Thái: 07 lưu học viên; dân tộc H'Mông: 03 lưu học viên, dân tộc K'Mú 01: lưu học viên, dân tộc Mường(VN): 01 học viên, dân tộc Kinh(VN) 02 học viên.
- Trình độ học vấn:
+ Đại học: 25 học viên, chiếm 76%
+ Cao đẳng: 08 học viên, chiếm 24%
- Lĩnh vực công tác: Công tác Đảng: 02 học viên, chiếm 6%
  Công tác chính quyền: 21 học viên, chiếm 64%
  Công tác đoàn thể: 04 học viên, chiếm 12%
 Cơ quan hành chính sự nghiệp: 04 học viên, chiếm 12%
 Cơ quan quân đội: 02 học viên, chiếm 6%.
          - Tổng số học viên ở nội trú là: 31 học viên.
Ngay sau lễ khai giảng, lớp học đã ổn định cả về tổ chức, hình thành ban cán sự lớp, các tổ học tập. Ban chủ nhiệm lớp được giao nhiệm vụ quản lý, điều hành quá trình học tập, sinh hoạt, duy trì và thực hiện quy chế đào tạo.
2. Những thuận lợi và khó khăn
2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, nhà trường đã chủ động phối hợp của các sở, ban, ngành; chủ động đấu mối với Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Hủa Phăn trong công tác chiêu sinh, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc mở lớp.
- Khóa học được tổ chức trong thời điểm hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày ký kết hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn (02/5/1967 -02/5/2017), 40 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị hợp tác (18/7/1977-18/7/2017) và 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962-05/9/2017) nên nhiều nội dung ký kết hợp tác hữu nghị mới giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn được thông tin và cập nhật kịp thời.
- Đội ngũ giảng viên của nhà trường ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, có kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình, trách nhiệm cao với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng. Cách thức giảng dạy và học tập của lớp được thực hiện thông qua phiên dịch. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho quá trình tổ chức giảng dạy và học tập, nâng cao chất lượng dạy - học, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của lưu học viên Lào.
- Ban chủ nhiệm lớp nhiệt tình, trách nhiệm bám lớp, gần gũi, quan tâm động viên các lưu học viên trong học tập và rèn luyện. Ban cán sự lớp, các tổ trưởng gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao giúp ban chủ nhiệm lớp làm tốt công tác quản lý lớp.
- 100% lưu học viên Lào của lớp đều là Trưởng, phó các ban, ngành của tỉnh Hủa Phăn, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, có động cơ, mục đích học tập đúng đắn; có thái độ, trách nhiệm cao, tinh thần tự giác, đoàn kết, hòa đồng và có ý thức kỷ luật tốt.
- Lớp học đã được nhà trường chú trọng đầu tư điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần cho lưu học viên Lào, như bố trí nơi ăn, nghỉ, khu vui chơi giải trí, các phương tiện phục vụ học tập, sinh hoạt…Lớp học được tổ chức ăn, ở, sinh hoạt, học tập và rèn luyện tập trung nên rất thuận lợi cho quá trình quản lý các lưu học viên Lào.
2.2. Khó khăn
- Do có sự khác biệt về nền văn hóa, phong tục, tập quán, rào cản về ngôn ngữ,...Mặc dù các lưu học viên Lào đã được học tiếng Việt nhưng thời gian quá ít (03 tháng), thực hành giao tiếp ngôn ngữ với người Việt chưa nhiều nên cũng ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của các lưu học viên Lào.
- Độ tuổi của học viên trong lớp tương đối trẻ, có sự chênh lệch về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc truyền thụ và lĩnh hội kiến thức.
- Khi chuyển môi trường từ hoạt động thực tiễn sang học tập, nghiên cứu lý luận, nhất là học tập lý luận chính trị của nước ngoài rất khác biệt nên một số ít lưu học viên Lào chưa thích ứng với việc tự học, tự nghiên cứu.
- Đa số lưu học viên Lào con còn nhỏ, đi học xa gia đình nên việc nhớ gia đình, người thân là không tránh khỏi, cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc học tập, sinh hoạt.
II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Cải tiến thực hiện nội dung chương trình đào tạo
 Chương trình đào tạo TCLLCT- HC gồm 10 môn học, phần học. Trên cơ sở chương trình đào tạo TCLLCT-HC của Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh; để đảm bảo cho việc giảng dạyvà học tập thông qua phiên dịch, nhà trường đã tổ chức biên soạn tập bài giảng Trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. Theo đó, các giảng viên đã rất tích cực, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, soạn giáo án đảm bảo phù hợp với đối tượng người học, đảm bảo kiến thức cơ bản, trọng tâm và có cập nhật, liên hệ thực tiễn đất nước Lào; công tác thẩm định, thông qua giáo án giảng dạy các phần học được tiến hành khoa học, chất lượng, hiệu quả.Đây là việc làm rất quan trọng, giúp cho các giảng viên, học viên có tài liệu để nghiên cứu, giảng dạy và học tập một cách có hệ thống, toàn diện, khoa học những kiến thức cơ bản, trọng tâm của các phần học. Đồng thời, nhà trường đã liên hệ với Trường Đại học Hồng Đức giảng dạy tiếng Việt, với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa tham gia phiên dịch bài giảng trực tiếp trên lớp bằng tiếng Việt - Lào, giúp cho học viên tiếp thu kiến thức được thuận lợi, dễ dàng hơn, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, trong thời gian 8 tháng học tập, nhà trường đã quan tâm bố trí thời gian hợp lý tổ chức cho lưu học viên Lào đi nghiên cứu thực tế 04 lần: 02 lần ngoài tỉnh (Hà Nội, Nghệ An - Quảng Bình - Quảng Trị) và 02 lần trong tỉnh (FLC Sầm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn - Lam Kinh). Hành trình tham quan thủ đô Hà Nội lớp học đã được vinh dự vào Lăng viếng chủ tịch Hồ Chí Minh và đến tìm hiểu một số làng nghề các dân tộc Việt nam. Chuyến khám phá Miền Trung, học viên được thăm làng Sen quê Bác, viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thăm khu di tích lịch sử thành cổ Quảng Trị, một số danh lam thắng cảnh của Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng; thăm các khu di tích lịch sử, khu kinh tế, du lịch, tâm linh trong tỉnh. Qua mỗi chuyến đi, lưu học viên Lào được trải nghiện thực tế, hiểu biết thêm về phong cảnh, đất nước, con người Việt Nam, từ đó thắt chặt hơn tình đoàn kết, hữu nghị Việt - Lào, Thanh Hóa - Hủa Phăn.
2. Đổi mới phương pháp dạy - học, đánh giá chất lượng học tập của lưu học viên
Phương pháp dạy - học được đổi mới theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động của lưu học viên Lào. Các giảng viên được phân công giảng dạy lớp TCLLCT-HC Lào đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện tốt phương châm gắn lý luận với thực tiễn, tăng trao đổi, đối thoại với lưu học viên Lào trên lớp. Với sự đổi mới này, giúp học viên vừa lĩnh hội kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phân tích, tổng hợp; mặt khác, qua trao đổi, thảo luận với các lưu học viên Lào, giúp giảng viên cập nhật, bổ bung kiến thức thực tiễn tỉnh Hủa Phăn, đất nước Lào vào bài giảng thêm sinh động, phong phú và phù hợp đối tượng người học.
            Thực hiện đổi mới  đánh giá kết quả học tập của học viên theo hình thức đánh giá quá trình học tập, rèn luyện. Thi hết phần, thi tốt nghiệp đều được tổ chức bằng hình thức hỏi thi vấn đáp. Đây là biện pháp đánh giá chính xác và khách quan hơn kết quả học tập của học viên,tránh tình trạng sao chép, copy, sử dụng tài liệu trong khi thi. Với hình thức thi này, các lưu học viên Lào đã rất tích cực tự học, tự nghiên cứu, từng bước chuyển từ học thụ động sang học chủ động, sáng tạo vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn công tác. Trong mỗi buổi hỏi thi vấn đáp các giảng viên đã động viên, khuyến khích các lưu học viên Lào trả lời câu hỏi bằng tiếng Việt; đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp, đa số lưu học viên lào trả lời câu hỏi bằng tiếng Việt và được các thầy, cô giáo đánh giá cao. Như vậy, khóa học vừa đạt mục tiêu đào tạo trung cấp LLCT- HC, vừa nhằm nâng cao trình độ, rèn luyện tiếng Việt cho các lưu học viên Lào.
3. Công tác quản lý, phục vụ
Công tác quản lý lưu học viên Lào được thực hiện đồng bộ giữa các bộ phận, các  khâu, như: quản lý của giảng viên bộ môn và khoa chuyên môn, quản lý của các phòng chức năng, quản lý của ban chủ nhiệm lớp.Ban chủ nhiệm lớpthường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, phản ánh từ phía lưu học viên Lào và báo cáo với Giám hiệu để có những biện pháp giải quyết kịp thời nhằm phục vụ và hỗ trợ lưu học viên Lào trong học tập và sinh hoạt.
Để đảm bảo thuận lợi cho việc học tập, sinh hoạt của các lưu học viên Lào, nhà trường đã tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất như: nơi ăn, ở, học tập, vui chơi giải trí (sân thể thao, bóng đá). Trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như máy chiếu, máy tính, mi-cờ-rô, bàn ghế đáp ứng yêu cầu để thực hiện giảng dạy theo phương pháp tích cực; 12 phòng nghỉ đã được bố trí đầy đủ hệ thống điều hòa nhiệt độ, tivi, giường, tủ, chăn, màn, đệm, công trình vệ sinh khép kín đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, nhà trường còn mua bảo hiểm y tế và tổ chức thực hiện khám bệnh đầu vào cho lưu học viên;  bố trí phòng ăn tập thể và cử nhân viên có kinh nghiệm phục vụ tốt cho việc ăn uống, đảm bảo sức khỏe để các lưu học viên an tâm học tập tại trường.
4. Kết quả học tập và rèn luyện
* Về học tập: Học viên lớp Trung cấp LLCT-HC dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, năm 2017 đã hoàn thành chương trình đào tạo, kết quả  điểm thi các môn học, phần học đạt điểm khá trở lên.
Sau khi hoàn thành chương trình các môn học, phần học, 33 học viên đủ điều kiện thi tốt nghiệp. Kết quả: 33/33 học viên đậu tốt nghiệp, chiếm 100%.
 Kết quả học tập toàn khóa: Loại xuất sắc:  09/33 học viên, chiếm 27%. Loại giỏi:  24/33 học viên, chiếm 73%.
          * Về rèn luyện
Các học viên của lớp đều thể hiện tinh thần thái độ, ý thức học tập tốt, xác định đúng đắn động cơ và mục đích học tập, đã tham gia đầy đủ các buổi học, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế, quy định của nhà trường. Trong học tập các lưu học viên luôn chủ động tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp, của nhà trường, nhiều học viên đã đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện. Hội nghị giao ban của nhà trường đã bình chọn 04 lưu học viên Lào gương mẫu về học tập và rèn luyện như Nuansy, Phon Sạ Văn, Phuông Thoon, Phay Xăm; lớp học hai lần đạt "tập thể lớp kiểu mẫu" được Hiệu trưởng biểu dương khen thưởng tại buổi lễ chào cờ hàng tháng.
Ban cán sự lớp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, luôn chủ động tổ chức các hoạt động  chung, tăng cường củng cố sự đoàn kết thống nhất trong học viên. Nhiều học viên rất tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào hoạt động tự quản, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống; xây dựng tình đoàn kết trong lớp như các đồng chí: Phuông Thoon, Khon Sẻng, Kôm Phănh, May Kong, Viêng Phone, Khăm Phone A Chi Na … và nhiều đ/c khác.
Lớp học đã thành lập 01 đội bóng đá nam và 01 đội bóng đá nữ, 01 đội văn nghệ;  thường xuyên thực hiện có hiệu quả “ngày thứ 7 kết nối” thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, liên hoan cùng với các lớpK44, K45 trong nhà trường, với các trường trong tỉnh; các lưu học viên Lào đã đóng góp nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc trong các sự kiện lớn của nhà trường. Đồng thời, các lưu học viên Làođã rất tích cực, nhiệt tình tập múa, tập hát cho các thầy, cô giáo về những bài múa, hát truyền thống của Lào như múa Lăm vông....Ngoài ra, các lưu học viên Lào đã tổ chức đến thăm và cùng tham gia một số hoạt động, sinh hoạt tại gia đình các thầy, cô giáo trong trường. Qua chuỗi các hoạt động này, các lưu học viên Lào hiểu biết thêm về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam; góp phần tăng cường, củng cố sự đoàn kết, gắn bó keo sơn tình hữu nghị giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, hai nước Việt - Lào.
III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Những tồn tại, hạn chế
- Một số ít lưu học viên Lào còn e dè,  ngại giao tiếp, ít tham gia phát biểu xây dựng bài; phương pháp học tập chưa phù hợp, còn chậm đổi mới.
- Do cách thức giảng dạy, học tập phải thông qua phiên dịch nên khối lượng kiến thức mà giảng viên truyền đạt trong buổi học không được nhiều; mặt khác việc giảng dạy của giảng viên và lĩnh hội kiến thức của học viên bị gián đoạn.
- Một số bài giảng chưa gắn lý luận với thực tiễn nên chất lượng bài giảng còn hạn chế.
2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Do sự bất đồng về ngôn ngữ nên việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của lưu học viên Lào bị hạn chế.
- Một số giảng viên trẻ còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn nên một số bài giảng chất lượng chưa cao.
* Đánh giá chung
 Với lớp học đặc thù do rào cản về ngôn ngữ, nhà trường đã đổi mới đồng bộ các biện pháp tổ chức đào tạo Trung cấp lý luận chính - hành chính dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào năm 2017: từ cải tiến thực hiện nội dung chương trình đào tạo, đổi mới cách thức, phương pháp dạy - học, đánh giá kết quả học tập của học viên đến khâu quản lý và phục vụ. Chính sự đổi mới này, lớp học đã đạt được mục tiêu, chương trình đào tạo, đó là: Nâng cao nhận thức, kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, phương pháp công tác; nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, phẩm chất chính trị cho học viên. Đồng thời nâng cao trình độ tiếng Việt cho các lưu học viên Lào. Đây là tiền đề quan trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn cho lưu học viên Lào, giúp lưu học viên Lào hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tỉnh Hủa Phăn ngày càng vững mạnh.
Từ kết quả học tập, rèn luyện của học viên, nhà trường đã xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho 33 học viên, trong đó: Loại xuất sắc = 9 học viên, chiếm 27%; Loại giỏi = 24 học viên, chiếm 73%.
Trên cơ sở kết quả học tập, rèn luyện, tinh thần trách nhiệm xây dựng trường, lớp, theo kết luận của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng quyết định tặng giấy khen và phần thưởng cho 06 học viên (có danh sách kèm theo), trong đó có 04 học viên đã có thành tích trong học tập và rèn luyện, 02 học viên tiêu biểu trong phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.
Có được những thành công và kết quả như trên là do sự quan tâm của lãnh đạo hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, sự phối hợp của hai trường Chính trị Thanh Hóa – Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Hủa Phăn; sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường; sự quan tâm tạo điều kiện của các sở, ban, ngành của hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn; sự nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên có phương pháp giảng dạy phù hợp. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý và phục vụ tận tình, chu đáo của các bộ phận chức năng trong nhà trường. Đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu, tinh thần đoàn kết của các đồng chí học viên; tinh thần tự quản, năng động của Ban cán sự lớp. Nhà trường tin tưởng rằng với kết quả học tập và rèn luyện đáng khích lệ của các đồng chí, chắc chắn các đồng chí trở về nước sẽ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tỉnh Hủa Phăn ngày càng giàu đẹp.
Trước sự thành công của lớp học, cho phép tôi thay mặt Phòng Đào tạo và toàn thể các đồng chí học viên lớp Trung cấp LLCT-HC dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào năm 2017, xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, sự quan tâm tạo điều kiện của các sở, ban, ngành của hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn; sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo, cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ và phục vụ tận tình của đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà trường. 
Cuối cùng xin trân trọng cảm ơn và kính chúc các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo sức khoẻ, hạnh phúc. Chúc các lưu học viên trở về nước có nhiều sức khoẻ, lập nhiều thành tích hơn nữa trong công tác và cuộc sống. Chúc tình hữu nghị hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, hai nước Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Xin trân trọng cảm ơn!
Số lượt truy cập
Hôm nay:
99
Hôm qua:
2097
Tuần này:
14902
Tháng này:
21222
Tất cả:
5.319.496