Nghiên cứu thực tế tại Hà Nội và Bắc Ninh
Đăng lúc: 19:57:07 24/02/2016 (GMT+7)1469 lượt xem
Thực hiện Kế hoạch nghiên cứu thực tế năm học 2015 – 2016, trong 2 ngày 20 - 21/2/2016, Trường Chính trị Thanh Hóa tổ chức đi nghiên cứu thực tế, trao đổi kinh nghiệm tại Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ - tỉnh Bắc Ninh, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Khu di tích Đá Chông - K9. Tham gia đoàn thực tế có các đồng chí trong Ban Giám hiệu; lãnh đạo các khoa, phòng, tổ bộ môn; giảng viên, chuyên viên chính và các đồng chí có thành tích tiêu biểu trong năm 2015. Đồng chí Lương Trọng Thành, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, làm Trưởng đoàn.
Theo lịch trình chuyến đi, sáng ngày 20/2/2016, đoàn làm việc tại Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ - tỉnh Bắc Ninh. Trong buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ đã trao đổi kinh nghiệm và những thành tích đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; công tác xây dựng đội ngũ. Theo đó, với những cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Bắc Ninh, Trường đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Độc lập hạng Ba, xứng đáng với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mang tên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.

Đồng chí Lương Trọng Thành, Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị Thanh Hóa phát biểu tại buổi làm việc với Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ
Tại buổi làm việc, đồng chí Lương Trọng Thành, Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị Thanh Hóa ghi nhận những kinh nghiệm quý báu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học và quản lý, điều hành của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ. Đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả của Trường Chính trị Thanh Hóa trong thời gian qua để hai bên cùng học hỏi, trao đổi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công tác nghiên cứu khoa học.

Đoàn làm việc với Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Bắc Ninh
Đến với Bắc Ninh, ngoài những kinh nghiệm học được từ Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành; công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học…Cán bộ, giảng viên Trường Chính trị Thanh Hóa không khỏi lưu luyến bởi tình cảm chân thành, trọng thị mà trường bạn dành cho. Đặc biệt, về với Bắc Ninh – về miền Quan họ trong những ngày xuân, chúng ta được đắm mình trong lời ca, tiếng hát ngọt ngào của liền anh, liền chị qua những bài dân ca thật tình tứ, đắm say lòng người, để chúng ta càng trân trọng hơn giá trị nghệ thuật dân gian truyền thống.

Giao lưu quan họ Bắc Ninh
Chia tay Bắc Ninh, theo lịch trình chuyến đi, chiều cùng ngày, đoàn nghiên cứu thực tế dừng chân tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Khu công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập năm 1998 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.

Đoàn làm việc với Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Trao đổi với đoàn, đại diện lãnh đạo Ban quản lý đã trình bày chi tiết quá trình xây dựng, hoạt động, quản lý điều hành của Khu công nghệ cao. Đồng thời nhấn mạnh, Khu công nghệ cao Hòa Lạc được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học; là dự án trọng điểm của quốc gia, có vốn đầu tư khá lớn từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Đến nay, sau 18 năm thành lập, bằng sự nỗ lực chung, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã đạt được những kết quả nhất định, hiện đã có gần 70 dự án được cấp phép đầu tư, khoảng 10.000 người đang làm việc và học tập tại đây, riêng về xuất khẩu năm 2015, đạt được trên 130 triệu USD…

Lãnh đạo Trường Chính trị Thanh Hóa tặng quà lưu niệm cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Tại buổi làm việc, cán bộ, giảng viên nhà trường đã được Ban quản lý Khu công nghệ cao trao đổi, làm rõ những thắc mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, huy động vốn, chính sách thu hút nhà đầu tư , nhân lực công tác và đảm bảo an ninh, quốc phòng tại khu vực…Sau buổi làm việc, đoàn đã được đi tham quan một số khu chức năng như: khu giáo dục và đào tạo, khu nghiên cứu và triển khai…

Đoàn thăm quan tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Làm việc và thăm quan tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, chúng ta nhận thấy rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định là phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc xây dựng và đi vào hoạt động của Khu công nghệ cao Hòa Lạc là định hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trên con đường hội nhập, cạnh tranh và phát triển. Theo đó, là cán bộ, giảng viên Trường Chính trị Thanh Hóa, sau chuyến nghiên cứu, thăm quan tại khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc cần có trách nhiệm hơn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần có thái độ cầu thị, nghiêm túc, tác phong làm việc khoa học, sáng tạo và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Đoàn dâng hương tại Nhà thờ Bác Hồ, Khu Di tích Đá Chông
Trong khuôn khổ chuyến đi, sáng ngày 21/2/2016, đoàn có mặt tại khu di tích Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội. Đây là địa danh có ý nghĩa lịch sử đặc biệt gắn liền với sự nghiệp giữ gìn lâu dài thi hài Bác trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây đã được chính Bác chọn làm căn cứ để Bác cùng với Bộ Chính trị làm việc, quyết định một số vấn đề về kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng XHCN ở miền Bắc.

Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Khu Di tích Đá Chông
Đoàn xe chuyển bánh ra về, chuyến đi nghiên cứu thực tế khép lại, song mở ra cho chúng ta những bài học và những trải nghiệm giá trị. Trước hết, đến với Bắc Ninh, được làm việc với Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, chúng ta học hỏi được những kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo, quản lý, điều hành; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công tác nghiên cứu khoa học; lan tỏa trong ta tinh thần trọng thị, hiếu khách và ấm áp tình người kinh Bắc. Đặc biệt được thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà, đằm thắm, đắm say, lưu luyến lòng người trong những ngày hội Lim. Thứ hai, nghiên cứu thực tế và thăm quan tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, chúng ta thấy rõ sự phát triển của khoa học - công nghệ Việt Nam, từ đó với vai trò đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chúng ta cần trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng phong cách làm việc khoa học, kỷ luật cao, luôn phải đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần xây dựng nhà trường kiểu mẫu, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu. Thứ ba, đến với Di tích Đá Chông, K9, tưởng nhớ Bác, quyết tâm học tập và làm theo tấm gương của Bác. Đồng thời, giáo dục truyền thống cách mạng, tự hào dân tộc cho các thế hệ học viên Trường Chính trị Thanh Hóa hôm nay và mai sau, để chúng ta vững vàng, có niềm tin thực hiện thắng lợi lời Bác dạy: Xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh./.
Các tin khác
- Hội nghị Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số
- Hội thi Học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2025
- Lễ phát động phong trào thi đua năm 2025
- Hội nghị Viên chức, người lao động; Tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025
- 10 kết quả nổi bật năm 2024
- Khai giảng lớp TCLLCT B43, B44 khoá học 2024 - 2025
- Hội nghị Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025
- Lễ kỷ niệm 75 năm xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Phát huy truyền thống 75 năm xây dựng và phát triển, tiếp tục đổi mới toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, xây dựng Nhà trường đạt chuẩn mức 2
- Diễn đàn “Định vị mô hình phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ mới”
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
820
Hôm qua:
2097
Tuần này:
15623
Tháng này:
21943
Tất cả:
5.320.217