Cuốn sách “Những mô hình đổi mới sáng tạo vì học viên” - Dấu ấn tạo nên sự khác biệt
Đăng lúc: 07:34:07 24/04/2024 (GMT+7)212 lượt xem
Tổng quan nội dung, Cuốn sách “Những mô hình đổi mới vì học viên” tổng kết những mô hình đổi mới sáng tạo đã được Nhà trường xây dựng và phát triển trong suốt thời gian để kịp thời chia sẻ, phát huy, phát triển và nhân rộng; qua đó, sẽ truyền cảm hứng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá nỗ lực thi đua xây dựng Nhà trường đạt chuẩn mức 2 trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước vào năm 2025.
Học viên Mai Thị Huệ giới thiệu cuốn sách “Những mô hình đổi mới sáng tạo
vì học viên” bằng hình thức làm video
vì học viên” bằng hình thức làm video
Trong bài viết “Xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong đổi mới và phát triển Trường Chính trị tỉnh thanh hóa, tiến sỹ Lương Trọng Thành, Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng nhà trường đã nhận định: “nhà trường muốn phát triển thì phải sáng tạo ra những mô hình mới, điển hình mới chưa có trong tiền lệ. Thực tiễn cho thấy, việc thay đổi tư duy cũ bằng cách làm mới đã là khó khăn, việc tạo ra cái mới chưa có trong tiền lệ càng khó khăn ở các nhà trường. Để tạo ra sự thay đổi theo hướng tích cực, tạo động lực và sức thuyết phục cao nhất cho sự nghiệp đổi mới, đó là phải tập trung xây dựng được các mô hình, điển hình tiên tiến trong quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học… Bởi lẽ, chỉ có mô hình, điển hình mới là thực tiễn sinh động để cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường “trăm nghe không bằng một thấy”, từ đó thay đổi nhận thức, niềm tin và có trách nhiệm trong sự nghiệp đổi mới”.
Từ tư duy lý luận qua bài viết trên và từ thực tiễn sinh động trong lãnh đạo, quản lý, quản trị Nhà trường, với sự nỗ lực của một tập thể mang trên mình trọng trách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của tỉnh nhà, thầy Hiệu trưởng Lương Trọng Thành đã thành công làm chủ biên Cuốn sách "Những mô hình đổi mới sáng tạo vì học viên". Cuốn sách được biên tập xuất bản trong không khí cả nước kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi tập thể Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa hân hoan chào mừng Lễ đón nhận Bằng công nhận trường đạt chuẩn mức 1, là mốc son vàng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của nhà trường. Đây là thành quả lao động sáng tạo có chủ đích, hội tụ tâm huyết, trí tuệ, tạo ra sự thay đổi tích cực về nhận thức, thái độ và hiệu quả phục vụ, cống hiến của toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa,
Tổng quan nội dung, Cuốn sách “Những mô hình đổi mới vì học viên” tổng kết những mô hình đổi mới sáng tạo đã được Nhà trường xây dựng và phát triển trong suốt thời gian để kịp thời chia sẻ, phát huy, phát triển và nhân rộng; qua đó, sẽ truyền cảm hứng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá nỗ lực thi đua xây dựng Nhà trường đạt chuẩn mức 2 trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước vào năm 2025.
Thầy Hiệu trưởng Lương Trọng Thành chụp ảnh lưu niệm
với học viên lớp A7 Sau buổi toạ đàm giới thiệu sách
với học viên lớp A7 Sau buổi toạ đàm giới thiệu sách
Cuốn sách gồm 3 phần chính: định hướng, đồng hành và truyền cảm hứng.
Phần 1 (Định hướng) tập trung vào các mô hình của Nhà trường xây dựng và phát triển, từ đó khẳng định giá trị của việc tổ chức các mô hình đổi mới sáng tạo với ý nghĩa: lấy hiệu quả phục vụ, thành công, hạnh phúc của học viên; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị là cơ sở là mục tiêu phấn đấu để định hướng, điều chỉnh và tạo ra sự thay đổi tích cực về nhận thức , thái độ; tư duy, tầm nhìn; cách thức và hiệu quả trong phục vụ của cán bộ, giảng viên; học tập và rèn luyện của học viên. Ở phần này, nổi bật với các mô hình, như: “5 phối hợp khơi thông nguồn động lực”; “5 nhất, 4 trụ cột, 5 định hướng đổi mới”; “3 trước, 3 sâu, 3 sau, 3 sáng tạo.
Phần 2 (Đồng hành) chính là quá trình xây dựng các mô hình vì học viên, hướng đến học viên là trung tâm. Mỗi cán bộ, giảng viên cùng đồng hành với học viên, trở thành người thầy để tư vấn, định hướng, hướng dẫn; là người bạn để chia sẻ, thấu hiểu và là đồng chí cùng chung chí hướng hiện thực hóa mục tiêu tốt đẹp. Tất cả những mô hình đều nhằm mục tiêu tạo thêm cơ hội và môi trường thực tiễn tốt đẹp cho học viên gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thực tiễn, bồi đắp giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong. Nổi bật với các mô hình, như: “3 vì, 4 chủ động, sáng tạo, 5 đồng hành, hỗ trợ trong đào tạo cán bộ tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”; “Ngày thứ 7 kết nối”; “3 tăng, 3 giảm trong đổi mới phương pháp dạy học lý luận chính trị.
Phần 3 (Truyền cảm hứng) với tên gọi của nó, chính những mô hình đổi mới sáng tạo của Nhà trường đã truyền cảm hứng cho học viên khát khao học tập, rèn luyện và cống hiến.
Tập thể lớp A7 ngay từ những ngày đầu nhập học đã xác định, được về học tập, nghiên cứu tại Trường Chính trị tỉnh là vinh dự, là nhiệm vụ chính trị. Chính vì thế, mỗi học viên lớp A7 luôn chủ động học tập, nâng cao kiến thức các mặt, nắm vững nguyên lý và phương pháp khoa học để vận dụng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Học viên cố gắng thực hiện quy định 3 không (không vào lớp muộn, ra sớm; không cẩu thả; không làm việc riêng, sử dụng điện thoại trong giờ học), 3 có (có mục tiêu, động lực học tập tích cực; có tác phong, hình ảnh đẹp; có phương pháp học tập, rèn luyện khoa học).
Theo đó, học viên lớp A7 tranh thủ mọi thời gian, tận dụng mọi điều kiện để đọc, để nghe, để trao đổi, thảo luận, phát huy tính chủ động, ý thức tự giác, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; học đi đôi với hành, gắn kiến thức cơ bản với kiến thức ứng dụng để sau khi hoàn thành chương trình học tập, có thể vận dụng nhuần nhuyễn những kiến thức đã được trang bị vào xử lý các tình huống công việc, và hơn thế nữa là để trở thành một cán bộ ưu tú về trí tuệ và đạo đức, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu chung của toàn Đảng bộ.
Khát vọng xây dựng “môi trường đáng sống, sự nghiệp đáng yêu, quan hệ đáng thân, tương lai đang tin và cuộc đời đáng cống hiến” ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa cũng là đích phấn đấu của mỗi cán bộ, giảng viên, người lao động và học viên nhà trường. Nhìn lại dấu ấn của sự nghiệp đổi mới với sự phát triển đồng bộ, toàn diện và chuyên nghiệp của nhà trường, đã khẳng định công sức của một tập thể khát khao cống hiến, đổi mới sáng tạo, kiên trì xây đắp mà tạo nên những tiền đề tốt đẹp để thế hệ hôm nay và mai sau vững tin tiếp bước bồi đắp, hoàn thiện. Và khi niềm tin yêu Đảng, tin yêu sự nghiệp, tin yêu học viên trở thành mệnh lệnh của con tim, khi đó, mệnh lệnh của lý trí mỗi cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường sẽ cùng nhân lên khát khao cống hiến, gắn kết yêu thương và cùng nhau nỗ lực hành động, chắn chắn mục tiêu tốt đẹp sẽ trở thành hiện thực./.
Học viên: Mai Thị Huệ
Lớp: TCLLCT A7-K51
Đơn vị công tác: Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá
Các tin khác
- Đoàn kết xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Đông Phú, huyện Đông Sơn!
- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở huyện Đông Sơn
- Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại UBND xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc
- Giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tài nguyên đất và sức lao động ở xã Trung Lý
- Đoàn viên Chi đoàn lớp TCLLCT A4.K52 tham gia hiến máu tình nguyện
- Giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Chi đoàn lớp TCLLCT A4.K52
- Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại UBND thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Tân Thành, huyện Thường Xuân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
842
Hôm qua:
1812
Tuần này:
13946
Tháng này:
51136
Tất cả:
4.984.737