Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Đồng Thịnh, huyện Ngọc Lặc trongg giai đoạn hiện nay
Đăng lúc: 07:45:26 24/07/2024 (GMT+7)432 lượt xem
Trong suốt 31 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Mầm non Đồng Thịnh, huyện Ngọc Lặc luôn xác định rõ tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ giáo viên trong việc tạo dựng nền móng giáo dục. Theo đó, Nhà trường luôn chú trọng thực hiện các phong trào xây dựng nề nếp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần quan trọng trong xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Hình ảnh: Trường Mầm Non Đồng Thịnh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng, đề cao và xác định vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ nhà giáo và những người làm công tác giáo dục; trong đó, đội ngũ giáo viên chính là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục. Có thể nhận thấy, tư tưởng của Người là những nỗi niềm trăn trở, yêu cầu, kỳ vọng, những lời dặn dò, mong muốn về việc xây dựng và phát triển đội ngũ “những người lái đò” trong xã hội.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “không có thầy giáo thì không có giáo dục” và trong những bài nói, bài viết của mình, Người luôn dành những từ ngữ trang trọng để nói về nghề giáo, đó là: “cô giáo”, “thầy giáo”, “người thầy”, “giáo viên”, “nhà văn hóa”, “thầy dậy học”, “chiến sĩ nghành giáo dục”… Trong bài phát biểu tại Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội (tháng 10- 1964), Người khẳng định: "Còn gì vẻ vang hơn nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh…”.
Xuyên suốt quá trình lãnh đạo đất nước, vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng luôn khẳng định tầm quan trọng của giáo dục, trong đó nhấn mạnh vai trò đặc biệt của người thầy. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài, do đó phải đào tạo giáo viên có chất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên.
Đối với nền giáo dục quốc dân, cấp học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của mỗi con người là giáo dục mầm non. Do đó, muốn nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học này, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, cả về trình độ, phẩm chất và năng lực để có thể đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Cán bộ, giáo viên Nhà trường tại Hội thi giáo viên giỏi cấp trường
năm học 2023 - 2024
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, trong suốt 31 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Mầm non Đồng Thịnh, huyện Ngọc Lặc luôn xác định rõ ràng về tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ giáo viên trong việc tạo dựng nền móng giáo dục. Theo đó, Nhà trường luôn chú trọng thực hiện các phong trào xây dựng nề nếp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trường liên tục đạt danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” cấp tỉnh; 05 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen; 02 lần được Bộ Giáo dục tặng bằng khen; 02 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua; 01 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Năm 2011, Trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 1 và năm 2022, được công nhận lại chuẩn quốc gia mức độ 1
Hiện nay, Nhà trường có 20 giáo viên, nhân viên (03 cán bộ quản lý, 16 giáo viên, 01 nhân viên); trong đó, có 19/20 người có trình độ đại học. Hàng năm, Trường đều có 2-3 cán bộ, viên chức đạt lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cấp huyện, đoàn viên công đoàn xuất sắc. Đại đa số đảng viên gương mẫu trong việc thực hiện quy chế chuyên môn và các chuyên đề.
Tuy nhiên, Trường Mầm non Đồng Thịnh cũng còn những khó khăn, như:chất lượng đội ngũ giáo viên chưa tương xứng với bằng cấp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục; kỹ năng sư phạm của một bộ phận nhà giáo còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa thực sự thay đổi cách dạy theo hướng tích cực lấy trẻ làm trung tâm. Nguyên nhân là do, số giáo viên cốt cán trong trường còn ít; giáo viên trẻ mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, chưa nắm vững cách xây dựng kế hoạch hoạt động. Bên cạnh đó, phần lớn giáo viên cao tuổi ngại đổi mới, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế nêndẫn đến chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Ngoài ra, số lượng giáo viên tâm huyết với nghề rất ít bởi sự vất vả của công việc, thời gian làm việc nhiều, chế độ ưu đãi thấp mà trách nhiệm lại cao nên không tạo động lực phấn đấu, một số giáo viên trăn trở, lo âu không yên tâm với nghề.
Cô cùng trẻ chơi trò chơi rung chuông vàng
Những khó khăn, hạn chế nêu trên của đội ngũ giáo viên đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giáo dục của Trường Mầm Non Đồng Thịnh. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VIII (Khóa XI), cần tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Đồng Thịnh, tiến tới xây dựng Nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Từ kết quả nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị,tôi chủ động nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học để mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Đồng Thịnh. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Đồng Thịnh hiện nay. Đây là yếu tố quan trọng nhằm thống nhất nhận thức, tạo ra sự đồng thuận quyết tâm cao, quyết liệt hành động trongnâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên đối với việc tự học tập, tự bồi dưỡng phấn đấu nâng cao chuyên môn, rèn luyện bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống là việc làm thường xuyên trong suốt cuộc đời lao động của mỗi một giáo viên trong trường Mầm Non.
Thứ hai, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đây là công tác có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên. Theo đó, Nhà trường cần thường xuyên đề nghị với cấp trên cử giáo viên được đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, về chính trị cũng như các kỹ năng cần thiết để thích ứng với sự phát triển trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời, mỗi giáo viên cần chủ động nâng cao trách nhiệm, phát triển tư duy và hoàn thiện phương pháp, cách thức giảng dạy; từ đó, tăng cường đổi mới sáng tạo trong dạy học.
Thứ ba, tiếp tục quản lý và sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Nhằm mục đích phát huy tối đa sức mạnh nội lực, năng lực, sở trường và điểm mạnh của tập thể, cần duy trì và giữ vững sức mạnh đoàn kết, nhất trí của tập thể giáo viên nhà trường, đảm bảo tính công bằng, dân chủ, khách quan và công khai; đồng thời, giải quyết và khắc phục được những hạn chế thiếu sót trong quá trình thực hiện của công tác quản lý đội ngũ giáo viên trong Nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đạt chất lượng trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường Mầm non Đồng Thịnh.
Thứ tư, xây dựng môi trường tạo động lực khuyến khích đội ngũ cống hiến và phát triển, đảm bảo các chế độ, chính sách làm động lực thúc đẩy tính sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm của đội ngũ.Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, Nhà trường cần tăng cường công tác phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn để tổ chức tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong nhà trường. Trên cơ sở đó, cuối năm học, Nhà trường cần nâng cao hiệu quả công tác sơ kết đánh giá, nêu gương điển hình, đề nghị Công đoàn ngành khen thưởng, đồngthời, cần đa dạng hoá các hình thức khen thưởng của trường.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá để làm cơ sở quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, bổ nhiệm cán bộ. Làm rõ năng lực, trình độ thực sự, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống theo chuẩn nghề nghiệp, đồng thời làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục xem xét bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ theo kế hoạch. Phát hiện kịp thời những nhân tố tốt, nhân rộng tấm gương điển hình tiên tiến, kịp thời điều chỉnh những cái chưa tốt. Theo đó, Nhà trường cần cụ thể hoá tiêu chí, tiêu chuẩn đối với vị trí, chuyên môn của cán bộ, giáo viên đảm nhận đảm bảo tính khách quan, cụ thể, lượng hóa trong đánh giá; tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bám sát yêu cầu của đơn vị; hướng đến xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực, tài năng cho đơn vị; thực hiện dự nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ lý luận chính trị, giàu kinh nghiệm thực tiễn, hết lòng hết sức phục vụ sự nghiệp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, hết lòng hết sức phụng sự nhân dân.
Để thực hiện đồng bộ được tất cả các giải pháp trên, cần có vai trò của đội ngũ giáo viên, là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục mầm non; đồng thời, Ban giám hiệu cần quan tâm triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Hy vọng rằng, những giải pháp trình bày ở trên sẽ được lãnh đạo Nhà trường áp dụng hiệu quả trong công tác quản lý giáo viên, giúp nâng cao chất lượng bậc học mầm non ở Trường Mầm non Đồng Thịnh trong giai đoạn hiện nay./.
Học viên: Bùi Thị Tình
Lớp: TCLLCT huyện Ngọc Lặc, khoá học 2023-2024
(Bài viết được trích từ Khoá luận tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị)
Các tin khác
- Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của chi bộ - Yếu tố quyết định sự phát triển của Trường THCS Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá
- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hoá
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - Thực tiễn từ lớp A1.K52
- Chi đoàn lớp TCLLCT A4.K52 tham gia tiếp bước đến trường cho trẻ em vùng cao
- Mô hình “5 không, 4 hỗ trợ, 5 đồng bộ” - Động lực đổi mới trong học tập lý luận chính trị
- Vận dụng quan điểm của Đảng về “chân - thiện - mỹ” trong xây dựng tập thể lớp TCLLCTA2. K52 kiểu mẫu
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của học viên lớp TCLLCT A3.K52 về phòng chống lãng phí
- Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập lý luận chính trị cho học viên lớp TCLLCT A3.K52
- Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Trường Mầm non Thị trấn 2, huyện Ngọc Lặc
- Mô hình “5 được, 5 sản phẩm, 5 quán xuyến, 5 thông qua, 5 vai trò” trong công tác chủ nhiệm lớp
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
2488
Hôm qua:
2857
Tuần này:
14347
Tháng này:
33724
Tất cả:
4.967.325