Thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Thanh Hóa
Đăng lúc: 09:44:08 27/12/2024 (GMT+7)380 lượt xem
Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nỗ lực triển khai việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí với những kết quả bước đầu đáng phấn khởi, tạo sự chuyển biến trong nhận thức,
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi trong giờ thể dục giữa giờ
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là những phẩm chất cơ bản trong hệ thống quan điểm đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Người trở thành tư tưởng, bài học đạo đức, phong cách làm việc để mọi người dân Việt Nam học tập và làm theo. Người định nghiã: “Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”(2). Như vậy, mỗi cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức thực hành tiết kiệm tức là sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực để nâng cao hiệu quả công tác.
Trong bối cảnh hiện nay, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là yêu cầu cấp thiết, được Đảng chỉ rõ: “Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là công việc khó khăn, phức tạp, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(2).
Gần đây, bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, trách nhiệm của từng cá nhân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bắt đầu từ các hành động như tiết kiệm điện, nước, thời gian làm việc, nguồn nhân lực, tài nguyên, tài sản trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; cho đến sự cấp thiết phải cải tổ hệ thống quản lý và kiểm soát các nguồn lực.
Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nỗ lực triển khai việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí với những kết quả bước đầu đáng phấn khởi, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, nâng cao trách nhiệm của toàn thể cán bộ, viên chức Nhà trường.
Với truyền thống hơn 30 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ, giáo viên Nhà trường luôn nhiệt huyết và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục. Trường nhận được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất của các cấp chính quyền và tinh thần xã hội hóa mạnh mẽ của phụ huynh. Trong những năm gần đây, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi luôn dẫn đầu về chất lượng học tập, khang trang về cơ sở vật chất, thân thiện trong môi trường sinh hoạt, xứng đáng là lá cờ đầu của tỉnh. Đặc biệt, năm 2020, Trường được tặng cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, Chi bộ, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi rất chú trọng công tác tuyên truyền về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và người lao động thông qua các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt đoàn thể… Đồng thời, Nhà trường cũng tuyên truyền tới học sinh qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đầu giờ hoặc lồng ghép trong các bài học và hoạt động trên lớp.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường là phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác giảng dạy. Ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu nhà trường, các tổ bộ môn cùng toàn thể các bộ, giáo viên đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, trong đó thống nhất cách sắp xếp thời khoá biểu hợp lý, lập kế hoạch lồng ghép cụ thể từng tháng theo chủ điểm, theo tuần học và theo nội dung mỗi bài học. Bên cạnh đó, Nhà trường thực hiện báo cáo nhanh vào đầu năm học, đảm bảo chính xác với minh chứng cụ thể, thống nhất các danh mục hồ sơ, biểu mẫu; trao đổi, thảo luận, thống nhất sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học hiệu quả.
Giáo viên Nhà trường dùng các vật liệu tái chế để trồng cây
Việc thực hiện và nhân rộng mô hình “Lớp học mở” với cách trang trí lớp học theo mô hình mới đã tạo không gian học tập thân thiện, tích cực của trường học hạnh phúc. Cùng với đó, Nhà trường khuyến khích giáo viên, học sinh tự làm đồ dùng dạy học và học tập bằng việc sử dụng các vật liệu tái chế như chai lọ, bìa, hộp xốp để làm các sản phẩm Stem trang trí lớp học, khuôn viên sân trường, nhà vệ sinh…
Đặc biệt, Nhà trường tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Đội ngũ giáo viên Nhà trường tăng cường việc sử dụng Internet để nghiên cứu và tham khảo thông tin, xây dựng các giáo án điện tử. Ngoài ra, một số phần mềm công nghệ hỗ trợ cho việc đánh giá, tổng hợp kết quả học tập của học sinh nhanh chóng, chuẩn xác. Nhờ đó, giáo viên Nhà trường đã tận dụng tối đa thời gian, trí tuệ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại đơn vị.
Để đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý chi tiêu ngân sách, Nhà trường luôn đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và kế toán. Hằng năm, Nhà trường công khai dự toán nhà nước cấp, công khai tài chính tại hội nghị cán bộ, viên chức hoặc niêm yết tại bảng tin của nhà trường để phụ huynh và giáo viên theo dõi; thông tin kịp thời các hoạt động của đơn vị như tiền lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, tiếp khách, tiết kiệm sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất, chi mua sắm tài sản cố định và trang thiết bị phục vụ dạy học, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua văn phòng phẩm, chi công tác phí và các khoản chi khác đều được công bố công khai, minh bạch; đồng thời, có cơ chế, chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng, nghiêm túc.
Để nâng cao nhận thức một đầy đủ, sâu sắc về việc sử dụng tài sản công hợp lý, hiệu quả cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, Nhà trường đã giao trách nhiệm bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất cho từng thành viên, tới từng lớp học theo phương châm“Mỗi tài sản phải có một người, một bộ phận quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm”, không sử dụng các thiết bị của nhà trường vào mực đích cá nhân, không sử dụng các loại quỹ và tài sản không đúng mục đích. Thực hiện nghiêm túc quy định về sử dụng, bảo quản tài sản công, Nhà trường đang từng bước xây dựng quy định về việc sử dụng phòng bộ môn, phòng tin học, nhà để xe, nhà vệ sinh…; xây dựng nội quy sử dụng điện nước, sử dụng phòng máy tính và các thiết bị khác phục vụ cho văn phòng. Những việc làm này góp phần quan trọng nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí của đảng viên, viên chức, người lao động Nhà trường.
Đối với công tác bán trú, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch hàng tháng, hàng tuần rất khoa học, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận. Nội quy bán trú được thể hiện rõ ràng gồm thời gian biểu, phân công giáo viên trực, quản lý học sinh; đồng thời, niêm yết công khai thực đơn, đổi bữa, bảo đảm chế độ dinh dưỡng cho học sinh; chú trọng việc kiểm tra, giám sát chất lượng và vệ sinh, an toàn thực phẩm. Qua các đợt kiểm tra của các cấp, các ngành trong từng năm học, Nhà trường đều được đánh giá cao, phụ huynh học sinh rất tin tưởng, phấn khởi khi gửi con ăn bán trú tại trường, học sinh thêm yêu trường, mến lớp, tích cực học tập và rèn luyện để chất lượng dạy học ngày một nâng lên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở Trường Tiểu học Nguyễn văn Trỗi vẫn còn số tồn tại, hạn chế, như: nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở một số cán bộ, giáo viên, học sinh chưa cao; một bộ phận giáo viên chưa thực sự chủ động trong việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng cơ sở vật chất, sử dụng điện, nước, thiết bị y tế, trường học…
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong thời gian tới, Nhà trường cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, chú trọng vai trò của Cấp uỷ, Chi bộ trong lãnh đạo cán bộ, đảng viên, viên chức, nhân viên Nhà trường đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành giáo dục về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Nhà trường.
Thứ ba, tích cực nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, nội quy của Nhà trường gắn liền với thực hành tiết kiệm, trong đó xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc.
Thứ tư, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai xử lý vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong Nhà trường. Sắp xếp, bố trí giáo viên, viên chức theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đổi mới phương thức hội họp.
Thứ năm, kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...
Tóm lại: Tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý các hoạt động của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là việc làm thường xuyên, cần thiết, đóng vai trò quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Mỗi cán bộ, viên chức, người lao động Nhà trường phải thực sự là những tấm gương trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để học sinh noi theo, trở thành những công dân có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và với chính mình, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam văn minh, hạnh phúc./.
Học viên: Lê Phương Thảo
Lớp: TCLLCT thành phố Thanh Hoá
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
--------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 6, tr.122
(2) Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-2-2012, của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”
- Báo cáo Tổngkếtnămhọc2023-2024; Kếhoạchtriển khaithựchiện nhiệmvụnămhọc2024-2025 của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
Các tin khác
- Giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng cho học viên lớp TCLLCT A1.K52
- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Thanh Hóa
- Lớp TCLLCT A1.K52 đi nghiên cứu thực tế gắn với tọa đàm khoa học “Thực tiễn và kinh nghiệm trong xây dựng tác phong, hình ảnh của người cán bộ Y tế”
- Phát huy tinh thần nêu gương của đoàn viên thanh niên xã Đoàn Tân Thành, huyện Thường Xuân trong phát triển kinh tế
- Giải pháp đẩy mạnh thực hiện tác phong làm việc khoa học theo phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, giáo viên Trường Mầm Non thị trấn Bút Sơn 3
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên theo Kết luận 50-KL/TU ở Đảng bộ xã Trung Lý, huyện Mường Lát
- Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng khối đại đoàn kết tại Trường Mầm non Hợp Tiến, huyện Triệu Sơn
- Đoàn kết xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Đông Phú, huyện Đông Sơn!
- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở huyện Đông Sơn
- Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại UBND xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1511
Hôm qua:
989
Tuần này:
2500
Tháng này:
2500
Tất cả:
5.007.373