THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC

Kế hoạch thực hiện Dự án Bồi dưỡng năng lực cán bộ địa phương

Đăng lúc: 19:46:21 03/02/2016 (GMT+7)1284 lượt xem

 
    UBND TỈNH THANH HÓA
       TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
      Số:      /QĐ-TrCT                              Thanh Hóa, ngày     tháng    năm 2015
 
KẾ HOẠCH
Thực hiện Dự án Bồi dưỡng năng lực cán bộ địa phương
 
1. MỤC ĐÍCH
Nằm trong phạm vi Chương trình Đầu tư xã hội chiến lược của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án “Bồi dưỡng năng lực cán bộ địa phương” được triển khai nhằm hỗ trợ Chính quyền địa phương trong việc nâng cao kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho cán bộ, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ, tăng cường ý thức phục vụ nhân dân; đồng thời cung cấp, trang bị thông tin liên quan tới Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu của địa phương, tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền địa phương và Công ty trong bối cảnh phát triển của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn nói riêng và khu kinh tế Nghi Sơn nói chung.
2. THÔNG TIN DỰ ÁN
2.1. Đối tượng hưởng lợi và Mục tiêu của dự án
Dự án “Bồi dưỡng năng lực cán bộ địa phương” được triển khai đối với cán bộ cấp huyện và cán bộ cấp xã, thôn tại 04 xã chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn bao gồm: Hải Yến, Tĩnh Hải, Mai Lâm và Nguyên Bình.
Để đảm bảo hiệu quả của chương trình, đúng đối tượng, nội dung bồi dưỡng sát với nhu cầu thực tế của địa phương, dự án được triển khai trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trường Chính trị với Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn và chính quyền địa phương.
Dự án hướng tới mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác cho cán bộ địa phương. Dự án “Bồi dưỡng năng lực cán bộ địa phương” được thực hiện thành công không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho những người hưởng lợi trực tiếp mà còn cho cộng đồng và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, cụ thể:
- Giúp Công ty kết nối tốt hơn với cộng đồng và các công ty hoặc bất kỳ dự án nào của các công ty khác trong khu vực;
- Thúc đẩy và củng cố tốt hơn mối quan hệ hợp tác giữa Công ty với chính quyền địa phương cấp huyện, xã, thôn của huyện Tĩnh Gia và Trường Chính trị;
- Chính quyền địa phương có sự thấu hiểu và hỗ trợ có hiệu quả các chương trình SSI của NSRP trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh về thủ tục hành chính và các vấn đề xã hội khác;
- Tạo dựng niềm tin giữa Công ty với chính quyền địa phương và cộng đồng, tạo nên danh tiếng của công ty trong xã hội;
2.2. Các hợp phần của dự án
Chương trình bồi dưỡng được thiết kế theo 3 nội dung chính:
·        Trang bị kỹ năng mềm cho cán bộ
·        Đào tạo tiếng Anh cơ bản
·        Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tin học
a)    Trang bị kỹ năng mềm cho cán bộ
Hợp phần nhằm trang bị cho cán bộ địa phương những kỹ năng cần thiết trong thực thi công vụ, đồng thời giúp nâng cao nhận thức của cán bộ địa phương về nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ công nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong quá trình xử lý công việc và làm việc với các đối tác lớn như Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn và các dự án lớn khác trong khu kinh tế Nghi Sơn cũng như sự phát triển chung của địa phương.
Chương trình bồi dưỡng kỹ năng mềm sẽ được thiết kế và xây dựng cho phù hợp với nhóm đối tượng cán bộ địa phương cấp huyện và nhóm cấp xã/thôn tại địa phương, do đó sẽ khuyến khích cán bộ địa phương tham gia tập huấn kỹ năng mềm.
b)    Đào tạo tiếng Anh cơ bản
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của địa phương, hỗ trợ nâng cao năng lực làm việc với đối tác nước ngoài, hợp phần đào tạo tiếng Anh nhằm trang bị cho cán bộ địa phương nền tảng kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cơ bản và kỹ năng giao tiếp ở mức độ sơ cấp (trình độ A); giúp người học nắm vững ngữ pháp, những mẫu câu tiếng anh giao tiếp cơ bản trong các tình huống giao tiếp thông thường hàng ngày. Người học tự tin hơn trong giao tiếp bằng Tiếng Anh. Sau khi học xong chương trình người học có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trong những tình huống đơn giản, giúp hỗ trợ cho công việc.
 
c)     Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tin học
Hỗ trợ tập huấn trực tiếp nhằm nâng cao kỹ năng và mức độ thành thạo về nghiệp vụ tin học văn phòng cho cán bộ chuyên trách hoặc đang sử dụng máy tính cho công việc tại công sở, nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay.
Một số nội dung đề xuất:
·        Kỹ năng khai thác dữ liệu trên Internet phục vụ cho công tác chuyên môn;
·        Nâng cao kỹ năng sử dụng phần mềm Microsft Office Word; Microsft Office PowerPoint; Giúp học viên vận dụng phần mềm Microsft Office Excel vào việc quản lý vật tư; quản lý đảng viên; đoàn viên;
·        Hình thành kỹ năng cơ bản quản lý máy tính và xử lý một số lỗi khi sử dụng một số phần mềm ứng dụng trong công tác văn phòng.
·        Kỹ năng lưu trữ dữ liệu và bảo mật thông tin
Nội dung tập huấn sẽ được xây dựng dựa theo nhu cầu thực tế của từng đơn vị công sở, bồi dưỡng có trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng tin học vào công việc hiện nay.
3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia
a) Mục tiêu:
Dự án được triển khai có sự tham gia của các bên liên quan vào các bước chuẩn bị, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả của dự án, cụ thể gồm các bên: công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, chính quyền địa phương huyện Tĩnh Gia và học viên (huyện Tĩnh Gia và 4 xã bị ảnh hưởng bởi dự án):
Sự tham gia của các bên liên quan nhằm:
·        Xác định cơ hội nhắm đến mục tiêu tốt hơn và lập kế hoạch tập huấn đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của học viên
·        Khuyến khích hỗ trợ cho hoạt động dự án bằng cách phát triển mối quan hệ của các bên liên quan đến dự án
·        Có được sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương
·        Xây dựng năng lực cho những người hưởng lợi trực tiếp (cán bộ huyện Tĩnh Gia và 4 xã thuộc dự án) và gián tiếp từ dự án (người dân)
·        Các bên liên quan chính là người tham gia tích cực - không chỉ là nguồn thông tin
·        Tạo cơ hội học hỏi cho các bên liên quan ở các cấp độ khác nhau
·        Nhằm tạo ra một cộng đồng các bên liên quan cùng cam kết hành động, thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa vào dự án.
b) Phương pháp tham vấn và lôi cuốn sự tham gia:
Hội nghị tham vấn được tổ chức ở cấp huyện và 4 xã nhằm lấy ý kiến góp ý của lãnh đạo huyện, xã vào việc xây dựng nội dung chương trình tập huấn và công tác triển khai thực hiện. Việc này một mặt giúp cho nhóm thực hiện dự án xác định chính xác được nhu cầu thực tế tại địa phương, mặt khác đạt được sự ủng hộ của lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp, phối hợp triển khai nhằm đạt được hiệu quả mong muốn.
Thảo luận nhóm và phiếu tham vấn được sử dụng nhằm thu thập thông tin về học viên, nhu cầu tập huấn và đăng ký tham gia.
Các phương pháp lôi cuốn sự tham gia:
·        Thực hiện lồng ghép, giới thiệu mục đích, ý nghĩa của dự án cho lãnh đạo huyện, xã, thôn, cho đội ngũ cán bộ công chức tại các hội nghị;
·        Xây dựng chương trình bồi dưỡng thực sự thiết thực, phù hợp, sát đối tượng, đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ, công chức huyện, xã, thôn;
·        Áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phát huy tính chủ động, tạo bầu không khí hào hứng trong các buổi học; tích cực sử dụng các phương pháp như làm việc nhóm, tổ chức hội thảo, hoạt động ngoại khóa,….
·        Công tác phục vụ chu đáo, công tác quản lý khoa học, giảng viên lên lớp nhiệt tình, trách nhiệm, thân thiện với học viên.
3.2. Phương pháp tiếp cận dựa trên kết quả
Tập trung vào kết quả học tập của học viên trong quá trình tham gia các hợp phần bồi dưỡng. Cụ thể: mỗi một hợp phần sẽ có các bài kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của học viên.
Phương pháp này nhằm:
·        Hỗ trợ đạt được mục tiêu của dự án và các kết quả tích cực.
·        Kết thúc mỗi lớp bồi dưỡng sẽ tiến hành họp rút kinh nghiệm để khắc phục những rủi ro, những kết quả hạn chế ở các lớp bồi dưỡng tiếp theo.
·        Làm rõ các nhiệm vụ, trách nhiệm, thiết lập sự phản hồi và cơ chế giữa các bên tham gia.
·        Cung cấp cơ sở có tính minh bạch cho việc ra quyết định tổ chức và quản lý lớp học dựa trên những thông tin và dữ liệu thực tế.
·        Tạo điều kiện trao đổi thông tin về các kết quả đã đạt được giữa các bên tham gia.
·        Hiểu rõ hơn về dự án và thể hiện sự đóng góp cho các mục tiêu của dự án.
Đây là phương pháp đảm bảo các quy trình nhằm đạt được kết quả mong muốn của dự án (gồm đầu ra, kết quả và tác động).

4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CỤ THỂ
4.1 Kế hoạch thực hiện chung
 
TT
Các hoạt động
Các bước triển khai
Đơn vị thực hiện
Thành phần tham gia
Đầu ra/Kết quả
Thời gian thực hiện
 1
 Tổ chức hội nghị tham vấn
 
 
 
 
 
 
Làm việc với Thường trực Huyện ủy Tĩnh Gia
  • Giới thiệu về nội dung dự án, phối hợp xây dựng kế hoạch và triển khai dự án
  • Phối hợp xây dựng kế hoạch và triển khai dự án; tổ chức điều tra, khảo sát; lập danh sách học viên đăng ký tham gia; tư vấn về nhu cầu bồi dưỡng; bố trí địa điểm học tập…
·      Soạn thảo công văn đề nghị cuộc họp với Thường trực Huyện ủy Tĩnh Gia
·      Gửi công văn, đấu mối để chuẩn bị cuộc họp
·      Chuẩn bị nội dung chương trình họp
·      Tiến hành cuộc họp
 
Thường trực Huyện ủy, Trường Chính trị, NSRP
 
Thường trực Huyện ủy, Trưởng các ban Đảng, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện, Lãnh đạo 4 xã dự án; Nhóm quản lý dự án NSRP; Nhóm thực hiện dự án Trường Chính trị.
 
·      Lãnh đạo huyện: đồng ý và hỗ trợ trong việc triển khai dự án, cam kết tạo điều kiện cho cán bộ tham gia.
·      Lãnh đạo địa phương góp ý về nội dung và các bước triển khai dự án.
·      Thống nhất sự phối hợp triển khai của chính quyền các cấp đối với dự án.
Đầu tháng 10/2015
2
Tiến hành điều tra khảo sát
 
 
 
 
 
 
·     Cấp huyện: Họp triển khai và thu thập phiếu điều tra, khảo sát với Thường trực Huyện ủy Tĩnh Gia
·     Cấp xã: Tiến hành trực tiếp điều tra, khảo sát tại 4 xã
 
·     Hoàn thiện mẫu phiếu điều tra, khảo sát cho 3 hợp phần (phụ lục 1 kèm theo)
·     Tổng hợp và phân tích số liệu
·     Lên danh sách những học viên đăng ký tham gia, phân  lớp học
Thường trực Huyện ủy, Trường Chính trị, LĐ 4 xã, NSRP
- Cấp huyện: Thường trực Huyện ủy Tĩnh Gia, Trường Chính trị, NSRP
- Cấp xã: Lãnh đạo xã, cán bộ, công chức, viên chức xã, lãnh đạo thôn
·      Thu thập thực tế số lượng tham gia.
·      Thu thập thông tin về nhu cầu tập huấn của học viên, giúp xây dựng chương trình học tập phù hợp.
Giữa tháng 10/2015
3
Xây dựng Kế hoạch truyền thông
 
 
 
 
10/2015 – 11/2015
 
 
·     Xây dựng một kế hoạch truyền thông chi tiết
·     Kế hoạch truyền thông được NSRP phê duyệt
Trường Chính trị, NSRP
Nhóm triển khai thực hiện Dự án, Chính quyền địa phương, NSRP
·      Một kế hoạch truyền thông đơn giản có thể tiếp cận được với đối tượng hưởng lợi trực tiếp và cộng đồng
·      Kế hoạch bao gồm các thông điệp chính rõ ràng với các phương pháp thiết thực và các công cụ truyền thông
·      Kế hoạch được NSRP phê duyệt và thống nhất với nhóm PR của NSRP
 
4
Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu
 
 
 
 
 
 
 
 
·     Xây dựng chương trình dựa trên kết quả điều tra, khảo sát
·     Tổ chức họp thẩm định chương trình, phân công biên soạn tài liệu 3 hợp phần
·     Họp thẩm định tài liệu
·     Thống nhất bộ tài liệu hoàn chỉnh
·     NSRP phê duyệt trước khi đưa vào giảng dạy
·     In ấn tài liệu.
Trường Chính trị, NSRP
Ban giám hiệu, Nhóm quản lý dự án bên nhà trường, Các giảng viên tham gia giảng dạy
·       Xây dựng chương trình cụ thể, cấu trúc hợp lý, có hệ thống, chuẩn về kiến thức, kỹ năng của bồi dưỡng cán bộ,  phù hợp với từng đối tượng và nhu cầu của họ; có thể được điều chỉnh theo sự góp ý của học viên trong quá trình học
·       Tài liệu được NSRP phê duyệt.
Cuối tháng 10, đầu tháng 11/2015
5
Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập
 
 
 
 
 
 
·      Khảo sát và bố trí địa điểm phục vụ việc giảng dạy
·      Lắp đặt các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập  tại phòng học đã bố trí tại TT BDCT huyện và Hội trường UBND 4 xã gồm: máy chiếu, loa mini, mic, đài,…
·          Thực hiện khảo sát: địa điểm đặt lớp học, số phòng học, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết,…
·          Làm việc với cán bộ phụ trách để ký kết hợp đồng thuê địa điểm học tập
·          Lên kế hoạch bổ sung những trang thiết bị cần thiết.
·          Mua và thuê trang thiết bị cần thiết
·          Vận chuyển trang thiết bị từ Trường đến các địa điểm học
·          Tiến hành khảo sát, lắp đặt
·          Phân chia công tác bảo vệ trang thiết bị
Trường Chính trị, NSRP
Cán bộ huyện, cán bộ 4 xã
·      Bố trí được địa điểm tập huấn phù hợp, thuận tiện cho học viên. Dự kiến Trung tâm BDCT huyện Tĩnh Gia, Hội trường UBND 4 xã
·      Chính quyền địa phương đảm bảo địa điểm học trong suốt quá trình tổ chức lớp trên địa bàn.
·      Phục vụ hiệu quả cho quá trình giảng dạy và học tập
Đầu tháng 11/2015
6
Xây dựng lịch giảng dạy, học tập
 
 
 
 
 
 
 
 
·          Xây dựng lịch học cụ thể, chi tiết
·          Thông báo lịch học, địa điểm học các hợp phần Kỹ năng mềm, Tin học, Tiếng Anh cho học viên
Trường Chính trị
Trường Chính trị
Giảng viên và học viên chấp hành giảng dạy và học tập theo đúng lịch học
Đầu tháng 11/2015
7
Triển khai thực hiện Kế hoạch truyền thông
 
 
 
 
11/2015 – 12/2015
 
 
·          Xây dựng các tài liệu truyền thông (áp phích, băng rôn, tờ rơi, PA kịch bản, vv)
·          Thực hiện các hoạt động truyền thông theo kế hoạch
·          Thực hiện một báo cáo nhanh về kết quả
Trường Chính trị, Chính quyền địa phương, NSRP
Nhóm triển khai thực hiện Dự án, Chính quyền địa phương, NSRP: Báo TH, truyền hình TH; hệ thống truyền thanh huyện Tĩnh Gia và 4 xã
·      Dự án được Chính quyền địa phương hiểu và được cộng đồng địa phương công nhận
·      Những thông điệp chính được truyền đạt đúng đối tượng mục tiêu
 
8
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng các hợp phần
 
 
 
 
 
8.1
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hợp phần kỹ năng mềm cho cán bộ cấp xã, thôn
 
 
Trường Chính trị, Chính quyền địa phương, NSRP
·      Học viên nắm được khái niệm, hình thức, ý nghĩa của các kỹ năng đã học;
·      Học viên vận dụng kỹ năng đã học vào công việc thực tiễn ở địa phương;
·      Học viên nâng cao nhận thức, thái độ làm việc tích cực trong các hoạt động cụ thể như hoạt động giao tiếp với công dân, tổ chức và điều hành các hội nghị,…
Tháng 11/2015 – tháng 12/2015
8.2
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hợp phần kỹ năng mềm cho cán bộ cấp huyện
 
Trường Chính trị, Chính quyền địa phương, NSRP
Trường Chính trị, Chính quyền địa phương, NSRP
Tháng 12/2015 – tháng 5/2016
8.3
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hợp phần Tin học cho cán bộ cấp xã, thôn
 
Trường Chính trị, Chính quyền địa phương, NSRP
Trường Chính trị, Chính quyền địa phương, NSRP
·      Học viên hiểu rõ vai trò và cách thức khai thác dữ liệu trên Internet phục vụ cho công tác chuyên môn;
·      Học viên được nâng cao kỹ năng sử dụng phần mềm Word (soạn thảo văn bản đạt chuẩn);  PowerPoint (dùng trong báo cáo, thuyết trình)
·      Học viên vận dụng được phần mềm Excel vào việc quản lý vật tư; quản lý đảng viên; đoàn viên..
·      Học viên lưu trữ dữ liệu khoa học, bảo mật thông tin
·      Học viên có  kỹ năng quản lý máy tính và xử lý một số lỗi khi sử dụng một số phần mềm ứng dụng trong công tác văn phòng.
Tháng 11/2015 – tháng 5/2016
8.4
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hợp phần Tin học cho cán bộ cấp huyện
 
Trường Chính trị, Chính quyền địa phương, NSRP
Trường Chính trị, Chính quyền địa phương, NSRP
Tháng 5/2016 – tháng 7/2016
8.5
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hợp phần Tiếng Anh cho cán bộ cấp huyện và cấp xã, thôn
 
Trường Chính trị, Chính quyền địa phương, NSRP
Trường Chính trị, Chính quyền địa phương, NSRP
·      Học viên có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản.
·      Học viên được truyền cảm hứng học TA, hiểu và thấy rõ việc cần thiết khi học TA
·      Sau dự án học viên có thể chủ động nâng cao trình độ TA
Tháng 11/2015 – tháng 5/2016
9
Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả của dự án
 
 
 
 
Cuối tháng 7/2016
 
Đánh giá tác động của dự án đến đối tượng
Tổng hợp phiếu lấy ý kiến học viên được tiến hành trong quá trình tổ chức các lớp học
Trường Chính trị, Chính quyền địa phương, NSRP
Trường Chính trị, Chính quyền địa phương, NSRP
Đánh giá sự thành công của dự án
 
 
Báo cáo tổng kết toàn bộ dự án
Tổng hợp báo cáo tổng kết từng lớp học
Trường Chính trị
Trường Chính trị
Tổng kết toàn bộ dự án
 
 
 
4.2 Cụ thể các hoạt động thực hiện tổ chức lớp học:
TT
Bố trí sắp xếp lớp học
Các hoạt động xen kẽ
Cấu trúc giảng dạy cơ bản của toàn bộ khóa học
1
Thực hiện bồi dưỡng hợp phần Kỹ năng mềm cho cán bộ cấp huyện/ xã, thôn
 
Cấp xã:
- Số lượng: 4 lớp học
- Mỗi lớp 30 học viên
- Thời gian: 06 ngày/lớp
- Địa điểm: Hội trường UBND xã
- Lịch học: T7, CN hàng tuần
Cấp huyện:
- Số lượng: 4 lớp học
- Mỗi lớp 33 học viên
- Thời gian: 07 ngày/lớp
- Địa điểm: Trung tâm BDCT huyện TG
- Lịch học: T7, CN hàng tuần
 
*Tổ chức Hội thảo (Dự kiến thực hiện vào tuần thứ 3 của lớp bồi dưỡng)
- Mục tiêu: Hội thảo nhằm thực hiện phương châm gắn lý luận với thực tiễn trong công tác bồi dưỡng theo chức danh cán bộ cấp huyện, xã, thôn; đồng thời nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho cán bộ cơ sở về hoạt động lãnh đạo, quản lý; phát triển các kỹ năng được bồi dưỡng và phương pháp ứng dụng những kỹ năng đó vào thực tiễn công việc ở địa phương.
- Yêu cầu:
+ Tổ chức Hội thảo phải thiết thực, hiệu quả, khoa học.
+ Sự tham gia đông đảo, có trách nhiệm của học viên lớp bồi dưỡng.
- Nội dung trao đổi: Căn cứ vào nội dung các chuyên đề bồi dưỡng, nhà trường sẽ thống nhất với từng lớp lựa chọn nội dung của Hội thảo như: nâng cao chất lượng giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp, khiếu kiện trong nhân dân; kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng; giải pháp xây dựng đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức; giải pháp xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự….
  • Lớp cấp xã:
Nội dung chương trình:
  1. Giới thiệu chung về Công ty, về Dự án và quy trình tiếp công dân của Công ty (4 tiết)
  2. Kỹ năng giao tiếp (4 tiết)
  3. Kỹ năng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (8 tiết)
  4. Kỹ năng thuyết trình (8 tiết)
  5. Kỹ năng tổ chức, điều hành hội nghị (8 tiết)
  6. Kỹ năng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động (8 tiết)
  7. Hội thảo (4 tiết)
  8. Kiểm tra (4 tiết)
  • Lớp cấp huyện:
Nội dung chương trình:
  1. Giới thiệu chung về Công ty, về Dự án và quy trình tiếp công dân của Công ty (4 tiết)
  2. Kỹ năng giao tiếp (4 tiết)
  3. Kỹ năng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (8 tiết)
  4. Kỹ năng thuyết trình (8 tiết)
  5. Kỹ năng tổ chức, điều hành hội nghị (8 tiết)
  6. Kỹ năng làm việc nhóm (8 tiết)
  7. Kỹ năng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động (8 tiết)
  8. Hội thảo (4 tiết)
  9. Kiểm tra (4 tiết)
2
Thực hiện bồi dưỡng hợp phần Tin học cho cán bộ cấp huyện/xã, thôn
 
Cấp xã:
- Số lượng: 8 lớp (1 xã chia thành 2 lớp cho 2 đối tượng tiến hành học song song:
+ Đối tượng 1: Tài chính kế toán, Địa chính môi trường, CB văn phòng Đảng ủy xã, Trưởng công an, xã đội trưởng
+ Đối tượng 2: Văn hóa xã hội, Văn phòng thống kê, tư pháp hộ tịch, BTĐU, CTUBND
- Mỗi lớp 7 học viên
- Thời gian: 10 ngày/lớp
- Địa điểm: Hội trường UBND xã
- Lịch học: T7, CN hàng tuần
Cấp huyện:
- Số lượng: 4 lớp (3 lớp cho cán bộ UBND huyện, 1 lớp cho cán bộ khối Đảng, đoàn thể)
- Mỗi lớp 15 học viên
- Thời gian: 8 ngày/lớp
- Địa điểm: TT BDCT huyện Tĩnh Gia
- Lịch học: T7, CN hàng tuần
- Căn cứ vào Giáo trình CT Tin học cơ sở của NXB GTVT & Tài liệu BD KT CNTT dành cho CB, CC của Bộ Nội vụ để xây dựng tập bài giảng phù hợp với từng đối tượng.
 
  • Lớp cấp xã:
1. Hướng dẫn khai thác dữ liệu trên Internet - Hệ điều hành (Đối tượng 1&2: 2 tiết lý thuyết, 10 tiết thực hành)
2. Hướng dẫn sử dụng chương trình soạn thảo văn bản với Microsoft Word (Đối tượng 1: 4 tiết lý thuyết, 16 tiết thực hành; Đối tượng 2: 4 tiết lý thuyết, 32 tiết thực hành)
3. Hướng dẫn sử dụng Hệ xử lý bảng tính điện tử Microsoft  Excel (Đối tượng 1: 6 tiết lý thuyết, 26 tiết thực hành; Đối tượng 2: 4 tiết lý thuyết, 12 tiết thực hành)
4. Hướng dẫn sử dụng Microsoft  Powerpoint (Đối tượng 1&2: 2 tiết lý thuyết, 6 tiết thực hành)
5. Hướng dẫn quản lý, bảo quản, lưu trữ dữ liệu trên máy vi tính và xử lý một số lỗi khi sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác văn phòng (Đối tượng 1&2: 1 tiết lý thuyết, 3 tiết thực hành)
6. Kiểm tra + Thi (4 tiết)
  • Lớp cấp huyện:
1. Trao đổi kỹ năng khai thác dữ liệu trên Internet phục vụ chuyên môn (1 tiết lý thuyết, 7 tiết thực hành)
2. Nâng cao kỹ năng sử dụng chương trình soạn thảo văn bản với Microsoft Word (2 tiết lý thuyết, 10 tiết thực hành)
3. Nâng cao kỹ năng sử dụng Hệ xử lý bảng tính điện tử Microsoft  Excel (4 tiết lý thuyết, 24 tiết thực hành)
4. Hướng dẫn sử dụng Microsoft  Powerpoint (2 tiết lý thuyết, 8 tiết thực hành)
5. Hướng dẫn quản lý, bảo quản, lưu trữ dữ liệu trên máy vi tính và xử lý một số lỗi khi sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác văn phòng (2 tiết lý thuyết và tiết thực hành)
6. Kiểm tra + Thi (5 tiết)
3
Thực hiện Bồi dưỡng hợp phần Tiếng Anh cho cán bộ cấp huyện/xã, thôn
 
Cấp xã:
- Số lượng: 4 lớp (mỗi xã 1 lớp)
- Mỗi lớp 29 học viên
- Thời gian: 45 ngày/lớp
- Địa điểm: Hội trường UBND xã
- Lịch học: các buổi tối T2,3,4,5 hàng tuần
Cấp huyện:
- Số lượng: 4 lớp (gồm các lớp cho những người mới bắt đầu và các lớp cho những người đã từng học)
- Mỗi lớp 31 học viên
- Thời gian: 45 ngày/lớp
- Địa điểm: TT BDCT huyện Tĩnh Gia
- Lịch học: các buổi tối T2,3,4,5 hàng tuần
- Bồi dưỡng theo giáo trình “Face 2 face”
Hoạt động ngoại khóa: xem phim, thuyết trình, đóng vai,… (4 tuần/hoạt động)
  • Mục tiêu:
- Tạo một môi trường để thực hành tiếng Anh cho học viên.
- Khuyến khích học viên phát triển kỹ năng giao tiếp của họ.
- Học viên được truyền cảm hứng để học tiếng Anh và nhận thấy tiếng Anh hữu ích, thú vị.
  • Yêu cầu
- Hoạt động ngoại khóa thực tế, hiệu quả và thú vị
- Sự tham gia có trách nhiệm của học viên
  • Nội dung:
Dựa trên những kiến thức thông qua các bài học, xây dựng nội dung chương trình ngoại khóa phù hợp, ví dụ như một bài thuyết trình về quê hương trong quá khứ hay tương lai, hoặc đóng vai để giao tiếp với nhau.
 
 
Nội dung chương trình:
Chương trình tiếng Anh cơ bản (dành cho cả cán bộ huyện và cán bộ xã, thôn): 135 giờ
  • 10 units (Theo giáo trình Face to face): 120 giờ
Unit 1: New friends
Unit 2: All about you
Unit 3: People and places
Unit 4: My world
Unit 5: Day - to - day life
Unit 6: Town and cities
Unit 7: Love it, like it, hate it
Unit 8: Days to remember
Unit 9: Going away
Unit 10: My future
  • Hoạt động ngoại khóa (xem phim, thuyết trình, đóng vai,…):  9 giờ (dự kiến 4 tuần/hoạt động)
·         Kiểm tra: 6 giờ
 
 
 
 

7. KHÓ KHĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Khó khăn
Cách khắc phục
Về địa điểm học tập: địa điểm học tập là TT BDCT huyện; hội trường, nhà văn hóa huyện, xã, thôn, nếu trùng vào những buổi huyện/xã/thôn cần phải sử dụng cho công việc thì học viên có thể phải nghỉ học
Thường xuyên có sự kết nối với chính quyền địa phương để chủ động, thống nhất địa điểm học tập, không để các hoạt động khác ảnh hưởng đến địa điểm học tập
Giao thông ở một số nơi chưa thuận lợi nên sự tham gia của học viên ở một số buổi học không đầy đủ theo yêu cầu.
Bố trí địa điểm học thuận lợi nhất
Học viên vừa đi học vừa đi làm nên bận rộn
Sắp xếp lịch học phù hợp, khuyến khích học viên tham gia, động viên, chia sẻ khó khăn với học viên; có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tạo điều kiện về thời gian và công việc trong quá trình tham gia khóa học
Các xã nằm trong khu vực ven biển thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai bão lụt, có thể gây chậm tiến độ thực hiện dự án
Sắp xếp lại lịch học để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án
Kỳ vọng thiếu thực tế từ phía chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ, công chức địa phương cho rằng đây là trách nhiệm của NSRP và tin tưởng sẽ mở rộng bồi dưỡng cho các đối tượng cán bộ huyện, xã, thôn khác trên địa bàn huyện Tĩnh Gia
Nhà Trường sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với Công ty trong việc thông tin cụ thể rõ ràng về phạm vi của dự án trong quá trình làm việc với lãnh đạo xã, lãnh đạo huyện hoặc khi tiếp nhận những thông tin về kỳ vọng này.
Một bộ phận học viên chưa xác định được thái độ, động cơ học tập đúng đắn từ đó dẫn đến việc tham gia học tập không chuyên cần thậm chí nghỉ học giữa chừng.
Nhà trường sẽ sự phối hợp chặt chẽ với Công ty và chính quyền địa phương trong việc xác định trách nhiệm của học viên khi tham gia các chương trình bồi dưỡng. Bên cạnh đó đề xuất với địa phương kết quả học tập là một trong những tiêu chí đánh giá cán bộ.
6. KẾ HOẠCH BỐ TRÍ NHÂN SỰ
Trưởng nhóm Quản lý Dự án
Đ/c Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Giảng viên giảng dạy hợp phần Kỹ năng mềm
18 đồng chí
Giảng viên giảng dạy hợp phần Tin học
07 đồng chí
Hợp tác với Trung tâm Ứng dụng CNTT HN
 
Giảng viên giảng dạy hợp phần Tiếng Anh
07 đồng chí
Hợp tác với Trung tâm tiếng Anh Ocean, Golden Key
 
Trợ lý Dự án
05 đồng chí
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

(Có danh sách nhân sự kèm theo)
 
7. LỊCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
 
Hoạt động
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
1
Điều tra, khảo sát nhu cầu học viên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2
Lên kế hoạch tổ chức lớp; Xây dựng nội dung CT, biên soạn Tài liệu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3
Tiến hành giảng dạy hợp phần Kỹ năng mềm +Kiểm tra, giám sát(T7,CN)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
4
Tiến hành giảng dạy hợp phần  Tiếng Anh +Kiểm tra, giám sát(tối T2,3,4,5)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5
Tiến hành giảng dạy hợp phần Tin học +Kiểm tra, giám sát(T7, CN)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
6
Báo cáo tổng kết
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nơi nhận:
- TV Ban giám khảo;
- BQL dự án LHD;
- BQL lớp học;
- Lưu: VT, ĐT.
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
 
Nguyễn Thị Thanh Nhàn

 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
76
Hôm qua:
1677
Tuần này:
12055
Tháng này:
52115
Tất cả:
4.920.764