THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC

Giải pháp đẩy mạnh phòng, chống lãng phí tại xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh

Đăng lúc: 14:21:06 16/01/2025 (GMT+7)50 lượt xem

 Cùng với các địa phương, cơ quan, đơn vị trong cả nước, thời gian qua, đặc biệt là sau bài viết về phòng, chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm, cấp uỷ, chính quyền xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá tuyên truyền sâu rộng đến từng cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xã, từ đó có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức, cách nghĩ, cách làm để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần nâng cao chất lượng công tác và xây dựng đời sống ấm no hơn.
v1.png

Công
sở xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá
 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:“Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lãng phí tuy khác với tham ô ở chỗ người gây ra lãng phí không trực tiếp trộm cắp của công làm của riêng. Nhưng kết quả thì làm tổn hại rất nghiêm trọng cho Nhà nước, cho nhân dân. Lãng phí có nhiều nguyên nhân. Hoặc vì lập kế hoạch không chu đáo. Hoặc vì trong khi thực hiện kế hoạch tính toán không cẩn thận. Hoặc vì bệnh hình thức xa xỉ, phô trương. Hoặc vì thiếu tinh thần bảo vệ của công. Nói tóm lại là vì thiếu ý thức trách nhiệm, thiếu ý thức quý trọng sức của, sức người của Nhà nước và của nhân dân”. Do đó, Người rất chú trọng giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân phải tích cực phòng, chống lãng phí.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí, Đảng xác định: “Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là công việc khó khăn, phức tạp, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Tại Khoản 2 Điều 3 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có quy định: “Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định”.
Lãng phí được xem là nguy hại như “căn bệnh” tham nhũng, thậm chí còn nguy hiểm hơn tham nhũng. Do đó, nếu tình trạng lãng phí nếu không được ngăn chặn, tác hại của nó còn lớn hơn tham nhũng.
Cùng với các địa phương, cơ quan, đơn vị trong cả nước, thời gian qua, đặc biệt là sau bài viết về phòng, chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm, cấp uỷ, chính quyền xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá đã tuyên truyền sâu rộng đến từng cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xã, từ đó có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức, cách nghĩ, cách làm để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần nâng cao chất lượng công tác và xây dựng đời sống ấm no hơn.
v2.jpg

Học
sinh Trường Tiểu học xã Lâm Phú tham gia buổi truyền thông
về phòng chống lãng phí ở học đường
Xã Lâm Phú nằm ở phía tây của huyện Lang Chánh, cách trung tâm huyện 30 km; đại đa số người dân sống bằng nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Hiện nay, số lượng các “đám vía” trong dân không còn nhiều; các đám cưới cóquy mô nhỏ hơn; người dân biết cách sử dụng hợp lý các diện tích đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, chị em phụ nữ biết cách chi tiêu trong gia đình một cách hợp lý. Học sinh được tiếp cận với công tác tuyên truyền và thực hành tiết kiệm, từ đó hình thành ý thức về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí từ sớm.
Đối với cán bộ, đảng viên xã Lâm Phú, việc nêu gương trong thực hành phòng chống lãng phí là một trong những cách thực hiệntuyên truyền mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, các cơ quan, đoàn thể, đơn vị trên địa bàn xã thực hiện hạn chế các nguồn chi không hợp lý từ ngân sách nhà nước, sử dụng hợp lý tiết kiệm các tài sản công, thời gian làm việc đúng theo quy định, xây dựng mô trường công sở làm việc thân thiện, hiểu quả, đưa công tác phòng chống lang phí ngang bằng với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng lãng phí trên địa bàn xã vẫn cònthể hiện cả trong đời sống hàng ngày của người dân đến cơ quan, công sở. Tổng diện tích đất sản xuất không được trồng hoa màu thường xuyên khoảng 25 ha, nhà văn hóa thôn bản chỉ được sử dụng chiếm tỷ lệ 1/10 so với giá trị sử dụng. Việc tiết kiệm thời gian của một bộ phận cán bộ công chức còn chưa cao, dẫn đến còn hiện tượng muộn đi làm, muộn tham gia hội nghị.
v3.jpg

L
ễ phát động Ngày môi trường thế giới hưởng ứng thực hành tiết kiệm điện
tại xã Lâm Phú
 
Do đó, để đẩy mạnh phòng, chống lãng phí tại xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
Một là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương. Theo đó, cần xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm cho từng lĩnh vực gắn với công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên; phân công rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; đưa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến với toàn thể nhân dân trên địa bàn xã; tăng cường thông tin, phổ biến pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước có liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với các hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối từng cá nhân, tổ chức trên địa bàn xã.
Ba là, người đứng đầu đơn vị sử dụng tài chính công phải thực hiện trách nhiệm công khai theo đúng quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trong đó, chú trọng thực hiện công khai việc sử dụng tài chính công và các nguồn tài chính được giao. Thực hiện công khai hành vi lãng phí, kết quả xử lý hành vi lãng phí theo quy định do đơn vị đưa ra hằng năm.
Bốn là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tập trung vào một số nội dung trọng tâm, lĩnh vực trọng điểm: quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, sử dụng tài sản công; mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc…
Năm là, tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua việc hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của mạng thông tin điện tử hành chính của các đơn vị trên Internet. Đồng thời, đổi mới phương thức, lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức và người lao động.
Học viên: Phạm Thị Biên
Lớp: TCLLCT A4.K52
Đơn vị công tác: UBND xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh
------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHÁO
- Hồ Chí minh: Toàn tập
- Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng,nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024 của xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh
Số lượt truy cập
Hôm nay:
338
Hôm qua:
1796
Tuần này:
6440
Tháng này:
65154
Tất cả:
5.070.027