NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024)

Vận dụng môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học để tiếp tục phát huy dân chủ ở Trường Mầm non Xuân thắng, Thị trấn Sao vàng, huyện Thọ xuân

Đăng lúc: 07:56:24 06/02/2023 (GMT+7)613 lượt xem

 Từ những nền tảng kiến thức của môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, với sự truyền đạt hấp dẫn của các thầy cô Trường Chính trị tỉnh, tôi có thể hiểu sâu hơn về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đặc biệt về vấn đề dân chủ, từ đó tiếp tục tìm tòi, vận dụng để góp phần phát huy hơn nữa dân chủ Trường Mầm non Xuân Thắng.
Picture1 (2).jpg
Trường Chính trị tỉnh Thanh H
 
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta đãkhẳng đnh:“Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước. Thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân: Làm chủ thông qua các tổ chức, cơ quan đại diện, làm chủ trực tiếp trong các hình thức tự quản tại cơ sở” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII - Trang 44).
Xây dựng một chế độ thật sự do nhân dân lao động làm chủ, Đảng ta đã rất coi trọng việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đó không chỉ là những nội dung thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn là quy luật phát triển của hệ thống chính trị: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là sự thống nhất biện chứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm. Dân chủ vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của công cuộc đổi mới của nước ta: “Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. (Điều 3, chương I).
Được học tập lý luận tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá, mỗi học viên là những cán bộ, công chức, viên chức trong nguồn lãnh đạo đơn vị có cơ hội thấm nhuần hơn nữa những quan điểm của Đảng, trong đó có nội dung phát huy dân chủ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Nhờ những kiến thức môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học, người học có thể vận dụng để tăng cường phát huy dân chủ ở địa phương, đơn vị đang công tác, qua đó phát huy quyền làm chủ và huy động tài năng, trí tuệ của tập thể, góp phần xây dựng kỷ cương, nền nếp, trật tự trong mọi hoạt động của mỗi tổ chức, đặc biệt góp phần quan trọng trong việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ.            
Từ những nền tảng kiến thức của môn học, với sự truyền đạt hấp dẫn của các thầy cô Trường Chính trị tỉnh, tôi có thể hiểu sâu hơn về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đặc biệt về vấn đề dân chủ, từ đó tiếp tục tìm tòi, vận dụng để huy hơn nữa dân chủ cho đội ngủ cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Xuân Thắng.
a7.jpg
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Xuân Thắng,
Thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ xuân
Trường Mầm non Xuân Thắng có 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trường được thành lập năm 1975, nằm trên địa bàn một xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thọ xuân. Trải qua 44 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, đến nay, Trường được sáp nhập vào Thị trấn Sao Vàng. Từ chỗ cơ sở vật chất còn đơn sơ, lớp học tranh tre, vách nứa tạm bợ, đến nay, Trường đã có cơ ngơi khang trang, gồm 2 khu với 10 lớp học và đầy đủ các phòng hiệu bộ, chức năng. Trường có khuôn viên rộng rãi, sạch đẹp với trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đảm bảo cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 300 trẻ. Trong những năm qua, Nhà trường đã đạt được những kết quả và thành tích đáng tự hào. Năm 2018 Trường vinh dự được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Trong những năm qua, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và chất lượng đội ngũ giáo viên Nhà trường được nâng lên rõ rệt. Do đó, công tác lãnh, chỉ đạo của Chi bộ đối với các mặt công tác trong nhà trường, đặc biệt là quy chế dân chủ luôn được đặt lên hàng đầu, được thực hiện đồng bộ, thống nhất và có nhiều thuận lợi.
Song, việc thực hiện quy chế dân chủ ở Trường Mầm non Xuân Thắng vẫn còn một số hạn chế, khó khăn nhất định. Việc tồn tại những tư tưởng lệch lạc về dân chủ vẫn đôi lúc, đôi chỗ xuất hiện trong tập thể giáo viên. Đó là những suy nghĩ trái chiều, cho rằng, dân chủ là hình thức giả hiệu; việc cán bộ quản lý có đưa ra bàn bạc một số vấn đề, song, đó chỉ là giả tạo, bàn để mà bàn còn giải quyết thì cứ quyết theo ý chí của lãnh đạo.
Nắm bắt được tư tưởng đó, Nhà trường đã phát động cuộc vận động “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, qua đó phát huy được vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong Nhà trường và phát huy được quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong cuộc vận động này, Chi bộ đã tăng cường giải thích, động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời để giáo viên được tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động của Nhà trường một cách thẳng thắn, dân chủ, công khai nhằm phát huy sự sáng tạo trong quản lý của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về thực hiện quy chế dân chủ. Thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, cuôcj vận động này góp phần đảm bảo thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những Điều khoản trong Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với mọi hoạt động của nhà trường; qua đó cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường được kiểm tra, giám sát, đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường vững mạnh, trong sạch, hiệu quả.
Để tiếp tục phát huy tinh thần dân chủ trong Trường Mầm non Xuân Thắng nhằm đảm bảo tốt hơn nữa chất lượng dạy và học, Nhà trường đã dùng nhiều giải pháp; một mặt vẫn thường xuyên duy trì quy chế dân chủ, mặt khác phát huy hơn nữa quyền làm chủ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương. Theo đó, Chi bộ nhà trường đã tổ chức cho giáo viên bàn bạc và xây dựng quy chế dân chủ vào đầu các năm học. Chi bộ cũng đã nhận thức rõ việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường là gắn với xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở, cũng như thực hiện có hiệu quả nhất là những quy định của Luật Giáo dục theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Để dân chủ đi vào thực chất, vào đầu năm học, Hiệu trưởng đã tổ chức cuộc họp Phụ huynh, qua đó trả lời tất cả các câu hỏi của cha mẹ học sinh một cách cởi mở, thẳng thắn nhằm tháo gỡ những khó khăn, đề xuất và đưa ra các giải pháp phối hợp giữa Nhà trường và gia đình để nâng cao chất lượng giáo dục; việc làm này đã được phụ huynh và chính quyền đánh giá rất cao. Đồng thời, Nhà trường đã tuyên truyền, phổ biến những quy định về quyền và nghĩa vụ đến cán bộ, giáo viên và nhân viên về các chế độ, chính sách bằng hình thức công khai trước tập thể, như: việc sử dụng công quỹ, tài sản; việc thu chi tài chính; quyết toán các công trình sửa chữa nhỏ; công tác khen thưởng, kỉ luật; việc mua sắm các tài sản lớn của nhà trường. Bên cạnh đó, Nhà trường thực hiện quy chế dân chủ trong công tác phân công nhiệm vụ đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn. Ngoài ra, Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên góp ý để đề ra các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, phòng chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, ngăn ngừa bệnh quan liêu, sách nhiễu.
Qua nhiều năm thực hiện quy chế dân chủ tại Trường Mầm non Xuân Thắng, có thể nhận thấy, bầu không khí dân chủ, cởi mở trong Nhà trường không ngừng tốt lên, nhờ đó quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, nhân viên được mở rộng, tạo được niềm tin cho đồng nghiệp để càng tâm huyết, yêu nghề hơn. Chính vì vậy, Trường Mầm non Xuân Thắng luôn duy trì và đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ, coi đây là biện pháp quan trọng đặt lên hàng đầu để kích thích mọi thành viên của Nhà trường làm việc hết mình, luôn ý thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quá trình thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Để phát huy hơn nữa dân chủ trong Nhà trường, từ những tồn tại, hạn chế đã được khắc phục và những kết quả đã đạt được trên các nội dung về quyền được biết, quyền được bàn, được làm, được kiểm tra, được giám sát, được thụ hưởng và từ những kiến thức môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Chính trị tỉnh, tôi mạnh dạn đề ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ trong phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể đối với việc thực hiện dân chủ trong Nhà trường.
Thứ hai, chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về vai trò, tầm quan trọng cũng như các nội dung thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở.
Thứ ba, triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả các hình thức dân chủ ở Nhà trường, như: rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới quy chế dân chủ, quy chế làm việc, quy định về quy chế phát ngôn, quy chế chi tiêu nội bộ. Bên cạnh đó, cần tổ chức hội nghị công nhân viên chức dân chủ, thiết thực, bảo đảm các nội dung quy định, đồng thời thường xuyên duy trì chế độ giao ban định kỳ để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới; tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và các chế độ hội họp, hội nghị đối thoại tại nơi làm việc thường xuyên, có kế hoạch.
Thứ tư: BCH Công đoàn Nhà trường cần chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
Thứ năm, mỗi giáo viên phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của Nhà trường, các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử; thực hành, tiết kiệm chống lãng phí; phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và phải là những tấm gương về thực hiện dân chủ.
Có thể khẳng định, thực hiện quy chế dân chủ nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Xuân Thắng là nguồn động viên tinh thần to lớn của tập thể sư phạm trong Nhà trường, góp phần ổn định chính trị, tăng cường khối đoàn kết, ngăn chặn, khắc phục tình trạng suy thoái, tham nhũng./.   
Học viên: Lê Thị Thành
Lớp: TCLLCT A7-K50
 
        
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
69
Hôm qua:
2004
Tuần này:
12251
Tháng này:
58625
Tất cả:
4.423.505