THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC

Cảm nhận sâu sắc về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân thông qua bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đăng lúc: 16:44:40 22/08/2022 (GMT+7)1806 lượt xem

 t1.png
Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về quan điểm của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với những nội dung căn bản và quan trọng nhất của cách mạng nước ta; đó là vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích”.
 “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là đặc điểm cơ bản nhất, thể hiện bản chất của Nhà nước XHCN, là cơ chế vận hành của hệ thống chính trị. Nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của đất nước, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân ta.
Như trong bài viết của đồng chí Tổng Bí thư: “… một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”. Có thể nói, đây là đặc điểm cơ bản nhất, thể hiện bản chất của Nhà nước, là cơ chế vận hành của hệ thống chính trị.
Do vậy, nội hàm của luận điểm nêu trên cần được hiểu là:
Nhân dân là người chủ của đất nước, lợi ích của đất nước là lợi ích của nhân dân, sức mạnh của đất nước là sức mạnh của nhân dân. Sứ mệnh, vai trò của Đảng, của Nhà nước là bảo vệ, phục vụ nhân dân. Quyền lực chính trị của Đảng, quyền lực của Nhà nước là do nhân dân ủy quyền. Đảng viên của Đảng, cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước là con em của nhân dân, được dân nuôi dưỡng, tạo cho điều kiện làm việc để phục vụ nhân dân, phải là “công bộc”, “đầy tớ” của nhân dân.
Đảng thông qua Nhà nước lãnh đạo toàn xã hội phát triển theo đúng con đường xã hội chủ nghĩa. Nhà nước là tổ chức quyền lực của nhân dân, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật, tổ chức quản lý, điều hành xã hội để hiện thực đường lối chính trị của Đảng, hành động vì quyền lợi của nhân dân, điều gì có lợi cho dân phải cố gắng làm, điều gì có hại cho dân phải hết sức tránh, chăm lo phát triển, bồi dưỡng và tiết kiệm sức dân như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Do vậy: “Mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Nhân dân là người chủ xã hội cho nên Nhân dân không chỉ có quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định, thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chính vì thế, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ trở thành một trong những mối quan hệ lớn cần được tăng cường nắm vững và giải quyết hiện nay nhằm hiện thực hóa mục tiêu: “Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích” như ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư nêu trong bài viết.
Bài viết có ý nghĩa sâu sắc, nhất là trong bối cảnh Ðảng bộ, chính quyền, Nhân dân đang nỗ lực phấn đấu học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết Ðại hội toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng. Thành công tốt đẹp của cuộc bầu cử Quốc hội khoá 15 và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần củng cố và tăng thêm lòng tin của nhân dân với Đảng, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân,
Cuộc cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh đất nước ta có nhiều thời cơ, thuận lợi, đồng thời có không ít khó khăn, thách thức… Nhiều quy định mới của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi bổ sung năm 2019, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp mới được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng, thuận lợi cho cuộc bầu cử. bầu cử diễn ra trong không khí dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, thực sự là ngày hội của cả nước, là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn đảng, toàn dân.
Thành công này một lần nữa khẳng định ý thức chính trị, tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước của nhân dân ta, thể hiện niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân và tinh thần đoàn kết dân tộc.
Quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Ðảng và tư tưởng chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá tập trung cao cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện thể chế, đưa nhanh các nghị quyết của Ðảng vào cuộc sống; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh Ðảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang nỗ lực phấn đấu học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết Ðại hội toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) về "Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 19 và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp thêm sức mạnh đưa nhanh các nghị quyết của Ðảng vào cuộc sống để toàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tất cả vì cuộc sống tốt đẹp của Nhân dân.
Là một Đảng viên, là một chuyên viên ngành Giáo dục, là học viên Trường Chính trị tỉnh, tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu sâu sắc từng nội dung của bài viết để rèn luyện kỹ năng vận dụng lý luận vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nhằm bảo đảm mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành; qua đó, củng cố niềm tin thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần tham gia hiện thực hóa và đưa nhanh các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống./.
                                            Học viên: Phạm Văn Bảy – lớp A4-K49
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1486
Hôm qua:
1656
Tuần này:
6978
Tháng này:
59034
Tất cả:
4.992.635