NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024)

Chung xây môi trường đáng sống, sự nghiệp đáng yêu

Đăng lúc: 16:24:50 30/12/2020 (GMT+7)622 lượt xem

 TS. Lương Trọng Thành
Tỉnh uỷ viên, Hiệu trưởng
 
1. Sống là nhu cầu để sinh tồn. Được sống là nhu cầu khẳng định bản thân. Đáng sống là khát vọng khẳng định giá trị. Khẳng định giá trị sống là quá trình nhận thức được sứ mệnh, không ngừng cải tạo, hoàn thiện, giải phóng bản thân để tạo dựng nên những giá trị tốt đẹp. Động lực để con người tạo ra những giá trị tốt đẹp là được sống, làm việc trong môi trường đáng sống mà ở đó vị thế, vai trò con người được đề cao, đam mê sáng tạo được khuyến khích, sự cống hiến được coi trọng. Như C.Mác từng khẳng định: “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy1. Và theo đó, để có môi trường đáng sống đòi hỏi con người phải chung xây, tạo dựng. Môi trường đáng sống đã sinh ra con người và con người phải có sứ mệnh tạo dựng nên nhiều giá trị tốt đẹp cho cuộc đời.
2. Vinh dự được làm nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý và tự hào được tham gia “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”2, phấn khởi được cống hiến trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tin tưởng được học tập, rèn luyện, phấn đấu trong Nhà trường: (1) giàu có khát vọng được thể hiện ở sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi; (2) giàu có ý tưởng đổi mới và sáng tạo với mô hình phát triển: 5 nhất, 4 trụ cột phát triển, 5 định hướng đổi mới 3; (3) giàu có phương pháp, cách thức quản trị theo hướng dân chủ, khoa học, nêu gương nhằm hiện thực hóa khát vọng, mô hình phát triển thành hiệu quả phục vụ; hạnh phúc, thành công của học viên và tín nhiệm của Đảng bộ, Nhân dân trong tỉnh làm mục tiêu phấn đấu. Và, hạnh phúc nào hơn từ trong quá trình đổi mới, phát triển sự nghiệp, mỗi cán bộ giảng viên Nhà trường đang có nhiều việc để làm, có nhiều học viên để yêu thương, có tương lai sáng lạng để mong đợi. Cùng khơi dậy khát vọng vươn lên chung xây môi trường đáng sống đã trở thành mệnh lệnh của lý trí; tin yêu Đảng, tin yêu sự nghiệp đã trở thành mệnh lệnh trong con tim của mỗi cán bộ, giảng viên, học viên Nhà trường.
3. Thực tiễn quá trình chung xây môi trường đáng sống, sự nghiệp đáng yêu ở Nhà trường cho thấy phải luôn giải quyết hài hòa 5 mối quan hệ: (1) Đổi mới, ổn định và phát triển; (2) Quy hoạch, đào tạo và sử dụng; (3) Giữa đào tạo, bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; (4) Giữa quy mô và chất lượng; (5) Giữa đổi mới Nhà trường với sự phát triển của ngành, địa phương trong tỉnh và toàn hệ thống. Trong cách thức quản trị Nhà trường: (1) Bao quát mà cụ thể; (2) nhiệt tình mà khoa học; (3) Dân chủ mà kỷ cương; (4) Phát huy mà chăm lo; (5) Công bằng mà không cào bằng. Chủ thể chung xây môi trường đáng sống, sự nghiệp đáng yêu là cán bộ, giảng viên và học viên, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò: định hướng, đồng hành, kích hoạt, thổi hồn, truyền cảm hứng.
4. Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã mở ra cơ hội mới để Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh chung sức, đồng lòng xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, toàn diện và kiểu mẫu. Để hiện thực hóa mục tiêu này đòi hỏi Thanh Hóa phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo, có tư tưởng đột phá, dám xả thân vì sự phát triển của tỉnh. Yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng đã và đang tạo ra cơ hội để cán bộ, giảng viên Nhà trường thi đua:“Nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt” xây dựng Nhà trường kiểu mẫu. Chuyển mạnh từ mô hình bao quát sang các mô hình cụ thể, chuyển từ giá trị cốt lõi thành khát vọng, động lực, niềm tin vào sự đổi mới và sáng tạo, vào sứ mệnh vinh quang, cống hiến cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng. Theo đó, cán bộ, giảng viên Khoa Lý luận cơ sở đã và đang khẳng định giá trị: Kiên định về tư tưởng; kỷ cương về nề nếp; gắn kết về yêu thương; khoa học trong luyện rèn; kiểu mẫu trong quản trị. Khoa Xây dựng Đảng đang nỗ lực phấn đấu: Giỏi về chuyên môn; sâu về nghiệp vụ; khéo về quy tụ; đủ về phẩm chất; tốt nhất về mô hình. Khoa Nhà nước và Pháp luật phải quyết tâm xây dựng tập thể: Mạnh về chuyên môn; giỏi về quy tụ; đủ về kỹ năng; nhanh trong thích ứng. Phòng Tổ chức, Hành chính, Thông tin, Tư liệu đang phấn khởi thi đua: Tận tâm trong tham mưu; tận tình trong phục vụ; khoa học trong quản trị; sáng tạo trong gắn kết. Phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học tiếp tục xây dựng tập thể: Giỏi về tham mưu; khéo trong phối hợp; quyết liệt trong chỉ đạo; sáng tạo trong điều hành; hài lòng trong xử trí.
5. Trong hành trình dựng xây, đổi mới và phát triển, khát vọng chung xây môi trường đáng sống, sự nghiệp đáng yêu đã, đang và mãi là động lực, niềm tin và hy vọng của các thế hệ cán bộ, giảng viên Nhà trường. Xưa, càng trong gian khó, càng tha thiết yêu nghề, càng trong gian khó càng yêu thương đùm bọc, càng trong gian khó càng đổi mới, sáng tạo. Thành công của sự nghiệp đổi mới đã tạo ra cho đất nước chúng ta chưa bao giờ có được vị thế, tiềm lực, cơ đồ và uy tín quốc tế như ngày hôm nay. Chưa bao giờ tỉnh ta có được tiềm lực và vị thế như bây giờ. Tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, về thành tựu của sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước và thành quả ngọt ngào của sự nghiệp đổi mới và phát triển Nhà trường đã và đang tạo ra động lực phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện: sâu về tư duy, sắc về lý luận, sinh động về phương pháp, sát với thực tiễn, sáng đẹp về tâm hồn. Cùng khơi dậy khát vọng vươn lên xây dựng môi trường 5 hơn: kỷ cương hơn về nề nếp; gắn kết hơn về yêu thương; quyết liệt, khoa học hơn trong luyện rèn; thích ứng nhanh hơn với thực tiễn; phát triển bền vững hơn trong đổi mới. 3 hoàn thiện: Thể chế; thiết chế tổ chức bộ máy và điều kiện hoạt động; phương pháp quản trị Nhà trường. 5 xứng đáng: Môi trường đáng sống; sự nghiệp đáng yêu; quan hệ đáng thân; tương lai đáng tin; cuộc đời đáng cống hiến./.
--------------------------
Chú thích:
1. C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Toàn tập, tập 3, NXB CTQG, H.1995, tr 55.
2.  Hồ Chí Minh:  Toàn tập, Nxb. CTQG-Sự Thật, xuất bản lần thứ 3, H, 2011, t.5, tr. 280.
3. Mô hình 5 nhất, 4 trụ cột, 5 định hướng đổi mới (5 nhất: (1) có thể chế hoàn thiện nhất về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; (2) có quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn và chất lượng tốt nhất; (3) công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn phát triển toàn diện nhất; (4) đội ngũ có đủ phẩm chất, năng lực , uy tín nhất; (5) có môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng nhất. 4 trụ cột phát triển:(1) nâng cao chất lượng là trung tâm; (2) đổi mới công tác quản lý là then chốt; (3) đổi mới phương pháp dạy - học, thi, kiểm tra, đánh giá là khâu đột phá; (4) xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. 5 định hướng đổi mới:(1) chuyển mạnh nhận thức từ người thầy là trung tâm sang người thầy và học viên là trung tâm; (2) chuyển mạnh từ dạy - học kiến thức là chủ yếu sang dạy - học phát triển phẩm chất, năng lực; (3) chuyển mạnh từ dạy - học thụ động sang dạy - học chủ động theo phương châm dạy - học hiểu, dạy - học vận dụng, dạy - học xử trí theo nguyên tắc 3 tăng (chủ động, trao đổi, xử trí), 3 giảm (thụ động, đọc thoại, lý thuyết); (4) chuyển mạnh từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình; (5) chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản lý phục vụ và kiến tạo).                             
Số lượt truy cập
Hôm nay:
325
Hôm qua:
2004
Tuần này:
12507
Tháng này:
58881
Tất cả:
4.423.761