Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám hiệu đối với hoạt động tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá
Đăng lúc: 09:57:45 21/03/2023 (GMT+7)1455 lượt xem
Sớm nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường, đặc biệt là phấn đấu sớm đạt chuẩn mức 1 trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước (năm 2023), Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm và có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ, giảng viên, góp phần đưa hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn dần trở thành một chức năng tương xứng với chức năng đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.
Cuộc họp Hội đồng khoa học Nhà trường tháng 2 năm 2023
Theo Hướng dẫn số 02-HD/TW ngày 08/02/2018 của Ban Bí thư về tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; Quy định số 09-Qđi/TW ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là trung tâm đào tạo cán bộ ở địa phương, đồng thời là cơ quan nghiên cứu, tổng kết thực tiễn. Cũng trên cơ sở đó, ngày 19/5/2021 Ban Bí thư ban hành Quy định số 11-QĐ/TW về trường chính trị chuẩn. Trong 6 nhóm tiêu chí chuẩn, thì tiêu chí hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn có 9 chỉ tiêu.
Sớm nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường, đặc biệt là phấn đấu sớm đạt chuẩn mức 1 trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước (năm 2023), Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm và có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ, giảng viên, góp phần đưa hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn dần trở thành một chức năng tương xứng với chức năng đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường. Trong 9 chỉ tiêu của tiêu chí nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn mức 1, Nhà trường đã đạt, trong đó có 3 chỉ tiêu vượt trội và 3 chỉ tiêu vượt trội xa so với quy định[1]. Sau đây xin trao đổi một số biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám hiệu đối với hoạt động tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ, giảng viên thời gian qua:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên nhà trường về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tổng kết thực tiễn đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, qua đó có thể tư vấn cho các địa phương, đơn vị, và có thể làm cơ sở để tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Đã làm rõ việc giảng dạy và việc nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn là hai nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau, và hai nhiệm vụ này phải là ngang nhau đối với mỗi giảng viên. Từ đó, nhiều cán bộ, giảng viên đã tự giác, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Kết quả là, trong những năm gần đây nhiều cán bộ, giảng viên nhà trường đã vượt giờ nghiên cứu khoa học, có những người vượt cả nghìn giờ/năm.
Thứ hai, Nhà trường đã nghiên cứu ban hành hướng dẫn về nội dung, quy trình tổng kết thực tiễn.
Thực tế cho thấy, hoạt động tổng kết thực tiễn là nhiệm vụ mới và khó, chưa có quy định cụ thể của Trung ương, của Học viện, của Tỉnh. Do đó, từ thực tiễn thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn trong những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã nghiên cứu, ban hành hướng dẫn về nội dung, quy trình tổng kết thực tiễn (Hướng dẫn số 49-HD/TrCT ngày 18/3/2022). Trong đó, định hướng nội dung tổng kết thực tiễn vào tổng kết việc thực hiện các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của các tổ chức chính trị - xã hội ở các địa phương; tổng kết các mặt hoạt động của Nhà trường; tổng kết các nội dung gẵn với các chuyên đề giảng dạy của giảng viên. Về quy trình tổng kết thực tiễn, được quy định thành 5 bước, gồm: (1)Đề xuất hoặc giao nhiệm vụ tổng kết thực tiễn; (2)Xây dựng kế hoạch tổng kết thực tiễn, đề cương nghiên cứu; (3)Triển khai nhiệm vụ tổng kết thực tiễn; (4)Đánh giá, nghiệm thu kết quả; (5)Chuyển giao kết quả tổng kết thực tiễn. Hướng dẫn còn quy định về các sản phẩm và yêu cầu của các sản phẩm. Báo cáo tổng kết thực tiễn phải đánh giá đúng những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, rút ra các kinh nghiệm, bài học, đề xuất được các chủ trương, quan điểm, giải pháp tiếp tục giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Báo cáo kiến nghị phải có cơ sở nhưng ngắn gọn, rõ ràng, khả thi. Việc hướng dẫn về nội dung, quy trình tổng kết thực tiễn đã dần đưa hoạt động tổng kết thực tiễn của cán bộ, giảng viên nhà trường đi vào nề nếp, bài bản và khoa học, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Nhà trường.
Thứ ba, Ban Giám hiệu đã chủ động đề xuất với Tỉnh ủy các nhiệm vụ tổng kết thực tiễn cấp tỉnh.
Ban Giám hiệu đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá, các vấn đề mà Tỉnh đang tập trung chỉ đạo, chủ động đề xuất các nhiệm vụ tổng kết thực tiễn cấp tỉnh. Đến nay đã đề xuất và được Tỉnh ủy giao thực hiện 6 nhiệm vụ tổng kết thực tiên cấp tỉnh, gồm: (1)Liên kết kinh tế giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; (2)Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, một cửa liên thông của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; (3)Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phòng ở Thanh Hóa hiện nay; (4)Thực hiện nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; (5)Công tác khắc phục tình trạng ngại học lý luận chính trị ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa hiện nay; (6)Phát huy vai trò của Hợp tác xã trong xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay đang đề xuất 3 nhiệm vụ tổng kết thực tiễn cấp tỉnh năm 2023, gồm: (1)Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của các chi bộ trực thuộc đảng ủy cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (2)Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (3)Công tác xây dựng chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Bên cạnh đó Ban Giám hiệu trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn ở các địa phương, thực tiễn trong công tác giảng dạy và các mặt hoạt động của nhà trường, đã giao các nhiệm vụ tổng kết cấp trường cho các nhóm nghiên cứu và các giảng viên đảm nhận, như: Tổng kết thực hiện Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2015 (Đề án 308); Tổng kết các mô hình trong đổi mới, phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2019; Tổng kết các nhiệm vụ: Công tác tham mưu về xây dựng thể chế, đội ngũ, nghiên cứu khoa học...; Tổng kết thực hiện Đề án Cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng hành chính cho công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 (Đề án 5550); Nghiên cứu, bồi dưỡng, tư vấn, tổng kết nhằm nâng cao năng lực cán bô địa phương trên địa bàn thị trấn Yên Lâm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mô hình chính quyền nông thôn sang chính quyền đô thị…
Thứ tư, Ban Giám hiệu đã phát huy vai trò của các khoa, phòng, các tổ bộ môn và các nhóm nghiên cứu.
Thực tiễn cho thấy, sau khi được giao hoặc xác định được các nhiệm vụ tổng kết thực tiễn thì việc phân công, bố trí cán bộ, giảng viên thực hiện có ý nghĩa quyết định đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Nên Ban Giám hiệu đã căn cứ vào nội dung của nhiệm vụ tổng kết thực tiễn để giao cho khoa hoặc tổ bộ môn hoặc hình thành nhóm nghiên cứu gồm những cán bộ, giảng viên có chuyên môn trong lĩnh vực đó. Đối với nhiệm vụ tổng kết thực tiễn cấp tỉnh do một đồng chí trong Ban Giám hiệu trực tiếp chủ trì, chỉ đạo, các thành viên có thể giao theo khoa/tổ bộ môn hoặc nhóm nghiên cứu; đối với nhiệm vụ tổng kết thực tiễn cấp trường giao cho một đồng chí trưởng khoa/phòng chủ trì, các thành viên có thể theo khoa/tổ bộ môn hoặc nhóm nghiên cứu. Mỗi nhiệm vụ tổng kết thực tiễn có một giảng viên làm thư ký (thường do người chủ trì lựa chọn). Cách làm này là cách làm khoa học và hiệu quả. Mỗi nhiệm vụ tổng kết thực tiễn đều có người chủ trì, có thư ký và các thành viên tham gia; các thành viên tham gia đều là những cán bộ, giảng viên có chuyên môn sát với nhiệm vụ tổng kết thực tiễn.
Thứ năm, Nhà trường có “định hướng tốt, cơ chế tốt, môi trường tốt” để tạo động lực, khuyến khích cán bộ, giảng viên thực hiện các nhiệm vụ tổng kết thực tiễn.
Với phương châm “sâu địa bàn, sát lĩnh vực, phát hiện kịp thời, đề xuất giải pháp” và tư duy nguồn lực “xã hội hóa nghiên cứu tìm hiểu, ưu tiên nghiên cứu phát hiện, khuyến khích nghiên cứu tư vấn”,cùng với định hướng các nội dung nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn cho mỗi cán bộ, giảng viên gắn với chuyên môn giảng dạy, gắn với học tập nâng cao trình độ (thạc sỹ, tiến sỹ); đây là những định hướng tốt cho cán bộ, giảng viên vừa hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, vừa đạt mục tiêu đào tạo đội ngũ ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ. Cùng với đó, Nhà trường có cơ chế tốt, môi trường tốt trong việc lồng ghép các nhiệm vụ để khai thác tốt nhất các nguồn lực phục vụ hoạt động tổng kết thực tiễn, như gắn nhiệm vụ tổng kết thực tiễn với đề tài khoa học và với các luận văn, luận án; ưu tiên nguồn lực từ ngân sách cho hoạt động tổng kết thực tiễn những nhiệm vụ thật cần thiết do Ban Giám hiệu giao. Ngoài ra, Nhà trường còn có cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo, như ưu tiên những người có thành tích cao trong nâng lương trước thời hạn, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, công tác cán bộ… đây một động lực để khuyến khích cán bộ, giảng viên chủ động, tích cực tham gia hoạt động tổng kết thực tiễn.
Mặc dù Ban Giám hiệu đã chủ động từ rất sớm, có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ, giảng viên, và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhưng hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của Nhà trường vẫn còn dàn trải, thiếu các công trình trọng điểm để tư vấn, cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh. Trong thời gian tói, để tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của Trường Chính trị tỉnh; phấn đấu đạt chuẩn mức 1 trong năm 2023, đạt chuẩn mức 2 trong năm 2025; Ban Giám hiệu cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thực tiễn của Nhà trường theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với nhu cầu thực tế; chủ động chuyển giao các kết quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn cho các địa phương đơn vị; tăng cường phổ biến, nhân rộng những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả từ cơ sở; kịp thời phản biện, tư vấn, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền những chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của Tỉnh và các địa phương, đơn vị.
Tóm lại, nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tổng kết thực tiễn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trường chính trị tỉnh, thành phố ngay từ rất sớm, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã chủ động và có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tổng kết thực tiễn, góp phần đưa hoạt động tổng kết thực tiễn từ một hoạt động vừa mới vừa khó dần trở thành hoạt động thường xuyên, được tổ chức thực hiện một các bàn bản, khoa học và đảm bảo chất lượng; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ, giảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay. Do đó, hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của Nhà trường phát triển toàn diện, có nhiều chỉ tiêu vượt trội và trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước./.
TS. Thịnh Văn Khoa
Phó Hiệu trưởng
--------------------
[1] 3 chỉ tiêu vượt trội gồm: (1)Hội thảo, tọa đàm cấp trường; (2)Báo cáo kiến nghị từ kết quả nghiên cứu đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh trở lên; (3) Xuất bản Tập san của Nhà trường.
3 chỉ tiêu vượt trội xa gồm: (1)Đề tài khoa học cấp tỉnh (16/3); (2)Hội thảo, tọa đàm từ cấp tỉnh trở lên (6/3), trong đó có hội thảo cấp khu vực và cấp bộ; (3)Xuất bản sách (16/5).
Các tin khác
- Mô hình “5 được, 5 sản phẩm, 5 quán xuyến, 5 thông qua, 5 vai trò” trong công tác chủ nhiệm lớp
- Nữ cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn mức 2
- Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị
- Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Sự kiện trọng đại của dân tộc Việt nam
- Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập đối với cách mạng Việt Nam
- Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
- Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031
- Giải pháp nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo Quy định số 11
- Đóng góp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
833
Hôm qua:
1812
Tuần này:
13937
Tháng này:
51127
Tất cả:
4.984.728