NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024)

Đi lên CNXH là khát vọng của Nhân dân, là phù hợp với xu thế của lịch sử!

Đăng lúc: 06:50:35 22/08/2022 (GMT+7)1961 lượt xem

 Bài viết về con đường đi lên CNXH của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một lời hiệu triệu truyền cảm hứng để thôi thúc ý chí, khát vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiến tới xây dựng nước ta thành một nước XHCN phát triển.
Picture12png.png
Vào ngày 17/5/2021, PGS. TS. Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảngđã công bố bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”.Bài viết này được công bố trong thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vào dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021) và cũng là lúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang nỗ lực phấn đấu đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống, chuẩn bị tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
 Bài viết mang cả tầm tư tưởng, lý luận và định hướng thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể.” Như vậy, chúng ta cần hiểu CNXH trên cả 3 tư cách này. CNXH là một học thuyết chính là cung cấp hệ thống lý luận; lý luận này được áp dụng trong thực tiễn khi CNXH là một phong trào và là một chế độ.
Theo đó, muốn đi lên CNXH, Việt Nam phải định hình được CNXH và định hướng đi lên CNXH phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể của đất nước. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn đất nước ta đi theo con đường XHCN từ khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành côn,g lật đổ chế độ phong kiến và đánh đổ thực dân Pháp. Như vậy, sự lựa chọn này đã bỏ qua hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa. Con đường đi lên CNXH của nước ta ở thời điểm đó chính là mô hình XHCN của Liên Xô.
Và khi hệ thống các nước XHCH ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, thì ngay trong hàng ngũ cách mạng của chúng ta cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản.
Vậy thực tế có phải như vậy không? Có phải hiện nay CNTB, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không?.” Để trả lời câu hỏi này, TBT Nguyễn Phú Trọng đã phân tích rất toàn diện, khách quan và khoa học về CNTB hiện nay. Trước tiên TBT công nhận rằng CNTB cũng đã đạt được các thành tựu rực rỡ, có cống hiến to lớn cho nhân loại.
Song bên cạnh đó, hiện nay ở các nước tư bản đều đang diễn ra các cuộc khủng hoảng về kinh tế, năng lượng, sự cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng về chính trị. Và theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Sở dĩ hiện nayCNTB không giải quyết được triệt để các cuộc khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực bởi vì các cuộc khủng hoảng đó diễn ra là do chính chế độ TBCN tạo ra. Trong bối cảnh này, nhân dân khát vọng có một xã hội tốt đẹp hơn, một xã hội thực sự vì con người, một xã hội phát triển bền vững. “Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của CNXH” và chỉ có CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người.
Kể từ sau khi hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, từ năm 1991 đến nay, Đảng ta đã định hình được CNXH chính là xã hội mà “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Để làm được điều đó, chúng ta phải kiên định đi theo đường lối cơ bản của Cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến nay; đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”
Qua sự phân tích bằng các luận chứng khoa học và thực tiễn, TBT Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định lại nội dung được thể hiện trong Văn kiện Đại hội XI (năm 2011) như một lời khẳng định về lý do lựa chọn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”
Bài viết là sự khái quát sâu sắc, logic, khoa học về lý luận CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Qua bài viết, có thể rút ra một số bài học sâu sắc sau đây:
Thứ nhất, bài viết giúp Nhân dân nhận thức sáng rõ về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng đưa đất nước đi lên CNXH; đồng thời, truyền tải một thông điệp tới bạn bè quốc tế, đó là Việt Nam đã lựa chọn con đường đi lên CNXH và sẽ kiên định, kiên trì theo con đường đó. Bên cạnh đó, bài viết cung cấp hệ thống lý luận, luận chứng khách quan và khoa học để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch chống, phá đất nước ta. Đặc biệt, bài viết có giá trị dẫn dắt trong tổ chức và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng ở mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ.
Thứ hai, bài viết góp phần xóa bỏ những nghi ngờ, hoang mang, dao động của một số Đảng viên về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chung tay xây dựng CNXH.
Thứ ba, bài viết như một lời hiệu triệu truyền cảm hứng để thôi thúc ý chí, khát vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiến tới xây dựng nước ta thành một nước XHCN phát triển.
Là một Đảng viên, một cán bộ, công chức, viên chức và là học viên của Trường Chính trị tỉnh, mỗi chúng ta cần phải:
Thứ nhất, cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học lý luận chính trị,  như Bác Hồ đã viết: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế”.
Thứ hai, cần nghiên cứu kỹ và thấm nhuần nội dung bài viết của TBT để nắm vững lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam để thực hiện thật tốt các Nghị quyết của tổ chức Đảng các cấp; từ đó trang bị cơ sở lý luận đanh thép để phản bác lại các luận điệu sai trái, thù địch, chống, phá sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta; đồng thời lan tỏa tư tưởng, nội dung của bài viết tới Nhân dân để củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng CNXH của đất nước.
Thứ ba, cần luôn luôn nỗ lực học tập lý luận chính trị tại trường, thực hiện tốt phương châm “3 không, 3 có”; tích cực, chủ động thực hiện các mô hình học tập như “3 trước, 3 sau, 3 sâu, 3 sáng tạo”, các mô hình “Thứ 7 kết nối”, “Diễn đàn ngày sách” để đạt kết quả cao nhất.
Với sự kiên định con đường đi lên CNXH, cùng với toàn Đảng, toàn dân, học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá quyết tâm nỗ lực học tập và công tác hiệu quả, góp sức xây dựng đất nước Việt Nam ngày một hùng cường, phát triển./.
 
Học viên: Nguyễn Thị Nam Hiền
                                                                               Lớp: TCLLCT A2 K49
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1503
Hôm qua:
2395
Tuần này:
11681
Tháng này:
58055
Tất cả:
4.422.935