HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Trung học phổ thông Nông Cống 3, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Đăng lúc: 13:42:30 19/05/2022 (GMT+7)7926 lượt xem

Học viên: Ngô Thị Hồng
Lớp: B31 TCLLCT – HC không tập trung

       Đất nước đã và đang chuyển mình bước vào thế kỉ XXI, ngành giáo nước nhà đang như những con thuyền rẽ sóng ra khơi chiếm lĩnh tri thức của nhân loại nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội với mục tiêu nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng nhân tố con người, coi con người là sản phẩm của nền giáo dục chất lượng cao.
           Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu với giáo dục phổ thông “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, khuyến khích học tập suốt đời. Với nhiệm vụ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục. Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành.    
         Chất lượng của một nền giáo dục chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó giữ vai trò quyết định là đội ngũ nhà giáo. Luật giáo dục đã khẳng định “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Vì vậy muốn đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trước yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị Quyết ĐH XIII của Đảng, Nghị Quyết lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh và chương trình trọng tâm về nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng toàn diện mọi mặt hoạt động của nhà trường, trong đó nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ướng yêu cầu mới là nhiệm vụ then chốt.
         Sự nghiệp giáo dục trường THPT Nông Cống 3, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, nhà trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao dân trí và nhân lực của địa phương. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kì mới.
        Nhận thức đúng về ý nghĩa tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là rất cần thiết phù hợp với thời đại hội nhập và mở cửa.  Là một học viên lớp B31 nhận thấy được thực trạng trên, bản thân đưa ra “một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường THPT Nông Cống 3, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa”.
             Khái quát tình hình nhà trường
 Trường THPT Nông Cống 3 trước đây là trường cấp II, III Yên Mỹ được thành lập từ năm 1977, là một ngôi trường có bề dày lịch sử hình thành và phát triển. Trong những năm qua, cùng với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, của tỉnh Thanh anh hùng, nhà trường đã tạo nên một truyền thống lịch sử của chính mình và đã trở thành điểm sáng trên bản đồ giáo dục huyện Nông Cống. Nhiều thế hệ các thầy cô giáo cùng lớp lớp thế hệ học sinh nhà trường đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đoàn kết nhất trí và thực hiện tốt phong trào thi đua “ Thầy dạy tốt, trò học tốt” để tạo nên một Nông Cống 3 của ngày hôm nay. Hơn 40 năm qua tập thể giáo viên học sinh Trường THPT Nông Cống 3, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa luôn phấn đấu vươn lên đạt nhiều thành tích cao trong công tác dạy và học. Ngay từ những ngày đầu thành lập và đi vào hoạt động, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền huyện Nông Cống, của ngành GD&ĐT, sự chia sẻ, giúp đỡ của nhân dân địa phương, ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên cùng tập thể học sinh đã kiên trì phấn đấu vượt qua khó khăn, thi đua dạy tôt, học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng nền nếp, kỷ cương, xây dựng cơ sở vật chất. Hàng năm nhà trường không ngừng quan tâm đến chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn và kết quả thi đại học hướng tới đạt chuẩn về chất lượng. Vì vậy tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, học sinh giỏi cấp tỉnh luôn đứng tốp 20 trong tỉnh, có 04 giải học sinh giỏi quốc gia. Nhà trường tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Năm học 2021-2022 nhà trường có 30 lớp với 1121 học sinh và 65 cán bộ giáo viên nhân viên. Năm học 2020 - 2021 có 16 em đạt 27 điểm trở lên và 16 em đạt điểm 10 trong kì thi tôt nghiệp.
        Để phát huy các thế mạnh và những kết quả nhà trường đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, bản thân là cán bộ giáo viên công tác nhiều năm ở trường tôi xin mạnh rạn đưa ra các giải pháp sau.
       Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên
      Trong lĩnh vực giáo dục, nhận thức của người thầy càng có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì thầy giáo là “kỹ sư tâm hồn”, người thầy giáo không chỉ là người truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn là một nhà giáo dục: Giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Hiện nay, một bộ phận giáo viên có lúc chưa nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp của mình. Công việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho giáo viên cần phải được thực hiện thường xuyên, tuyên truyền sâu rộng đến các đoàn thể, tổ bộ môn và toàn thể từng giáo viên.
       Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng đông đảo, nòng cốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Đó là việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ đồng thời cũng là người tuyên truyền viên chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến các em học sinh và đến tới quần chúng nhân dân. Bởi vậy, nhận thức là cơ sở để hành động, do đó cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của đội ngũ giáo viên trong tình hình hiện nay. Tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để mọi người được bàn bạc đóng góp ý kiến của mình. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy trước hết là phải có trách nhiệm cao, phải tận tâm với nghề nghiệp, tránh tư tưởng bảo thủ trì trệ . Thông qua các phong trào này giúp người giáo viên tăng thêm lòng yêu nghề, gắn bó với nhà trường đồng thời tạo nên sự gần gũi giữa thầy và trò, tạo nên sức mạnh mới trong nhà trường, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường.
       Giải pháp 2: Tăng cường, quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để phát triển phẩm chất năng lực.
        Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên (kế hoạch ngắn hạn và dài hạn) sao cho đảm bảo mục tiêu, đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về các khối lớp, có mũi nhọn nòng cốt cho từng môn học. Nhà trường lấy chỉ tiêu về số lượng có trình độ sau đại học để xây dựng kế hoạch đào tạo. Có phương án lựa chọn, cử giáo viên đi đào tạo nâng cao trình độ và có chế độ tài chính thích hợp hỗ trợ người đi học. Đồng thời giáo viên cũng cần có thái độ tích cực đối với việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng như, chủ động tìm cách học thích hợp, học đồng nghiệp, thao giảng dự giờ, bồi dưỡng thường xuyên, học những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm, góp phần nâng cao trình độ chung của đội ngũ giáo viên còn nhằm hoàn thiện nhân cách của giáo viên.
            Tăng cường công tác bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, phẩm chất, năng lực sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ. . Bồi dưỡng tư tưởng chính trị nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên nhằm tạo sự nhạy bén, sự mẫn cảm và khả năng thích về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Những nhận thức đó tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng của từng giáo viên, từ giáo viên nhận thức rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi bậc THPT.Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên vì lòng nhân ái tình thương yêu con người là cái gốc của đạo lý làm người. Với giáo viên thì tình thương yêu ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn là đặc trưng cơ bản của giáo dục. Tình thương yêu học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho giáo viên có trách nhiệm cao hơn với sứ mạng cao cả của mình. Đối với người giáo viên THPT, lòng yêu nghề sự say mê nghề, sự kiên trì bền bỉ và ý chí khắc phục khó khăn trong việc học tập, rèn luyện, toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp giáo dục là biểu hiện của đạo đức cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp. Những phẩm chất trên không chỉ hình thành trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm mà là kết quả của một quá trình học tập và rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện trong suốt cuộc đời.
         Bộ giáo dục đã có những thay đổi về chương trình sách giáo khoa, đồng thời xã hội phát triển cũng kèm theo đó là nhận thức, cũng như trình độ của học sinh được nâng lên. Trước sự phát triển đó đội ngũ giáo viên Trường THPT Nông Cống 3 đã thay đổi cách dạy, đưa phương pháp mới vào trong quá trình truyền thụ kiến thức cũng như cách giáo dục học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, các cán bộ quản lý trong nhà trường đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ. Tập trung bồi dướng kiến thức mà giáo viên còn yếu, về bồi dưỡng học sinh giỏi, phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy. Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn đã góp phần nâng cao trình độ chung của đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lực chuyên môn khả năng sư phạm cũng như khả năng tham gia các hoạt động khác trong nhà trường. Hàng năm nhà trường cử giáo viên đi tham gia các lớp bồi dưỡng như đào tạo sau đại học, đào tào bồi dưỡng về lý luận chính trị, hiện nay nhà trường đã có 13 giáo viên có trình độ thạc sỹ, 8 cản bộ giáo viên Trung cấp lý luận chính trị và một đạt trình độ cao cấp.
     Giải pháp 3: Xây dựng môi trường tạo động lực, phát triển chăm lo đội ngũ giáo viên.
     Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định kết quả dạy học. Để phát huy hết năng lực của đội ngũ giáo viên nhà trường tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, thoái mái, nhẹ nhàng nguyên tắc nhưng hiệu quả. Cơ sở vật chất đầy đủ, chế độ chính sách, khen thưởng kịp thời. Đa số giáo viên trong nhà trường đều trong độ tuổi trẻ, yêu nghề, năng động, sáng tạo.
          Trong các năm học vừa qua chuyên môn luôn kết hợp chặt chẽ với công đoàn phát động cán bộ giáo viên thường xuyên dành thời gian ngoài giờ chăm sóc vườn hoa cây cảnh góp phần làm cho cảnh quan nhà trường thêm xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, hiệu quả giúp học sinh thêm yêu mến trường lớp, cô giáo và bạn bè, thích đến trường đến lớp được học hành vui chơi, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ giáo viên trong nhà trường.
         Giải pháp 4: Đổi mới đánh giá, xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
         Đây là một việc làm rất cần thiết, phù hợp ở trường Trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, kết quả giáo dục. Đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch trong đó đưa ra các tiêu trí đánh giá xếp loại giáo viên, đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên phải tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận, kỹ năng, không ngừng phấn đấu.
     Giải pháp 5: Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
       Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng dự giờ thăm lớp của giáo viên. Tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn. Chú trọng cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, thi giáo viên giỏi cấp trường, tỉnh, quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán mỗi bộ môn. Nhà trường kiểm tra đánh giá đúng theo kế hoạch đề ra, thông qua kiểm tra đánh giá để kiểm định được kết quả công việc của giáo viên.
   Tóm lại: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục. 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1083
Hôm qua:
2395
Tuần này:
11261
Tháng này:
57635
Tất cả:
4.422.515