Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
Đăng lúc: 14:12:46 20/08/2024 (GMT+7)466 lượt xem
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của cộng đồng doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là sự phản ánh cách nghĩ và hành động của từng cá nhân trong tổ chức, mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Thành - TGĐ Tổng Công ty Hợp Lực
chia sẻ về quá trình xây dựng và phát triển của Tổng Công ty
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của cộng đồng doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là sự phản ánh cách nghĩ và hành động của từng cá nhân trong tổ chức, mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho học viên lớp B40 Trung cấp lý luận chính trị, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức chuyến tham quan học tập tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực - Nghi Sơn. Theo đó, trong buổi tọa đàm “Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệptại Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực - Nghi Sơn”, ông Nguyễn Văn Thành - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hợp Lực đã chia sẻ về quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty.
Các đại biểu tại buổi Tọa đàm
Ông khẳng định, Tổng Công ty Hợp Lực, Tổng Công ty Hợp Lực, tiền thân là một hợp tác xã vận tải nhỏ bé, hiện nay trở thành một tập đoàn đa ngành với gần 20 công ty thành viên nhờ dựa vào 03 giá trị cốt lõi là “Văn hóa doanh nghiệp - Đổi mới sáng tạo - Quản trị, quản lý”; trong đó, văn hóa doanh nghiệp quyết định 50% thành công của doanh nghiệp. Ngoài ra, Tổng Công ty Hợp Lực đặc biệt coi trọng tính sáng tạo, đổi mới, tiên phong trong hoạt động của doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp công ty duy trì vị thế tiên phong trong ngành mà còn tạo ra những giải pháp đột phá, tận dụng nhanh chóng các cơ hội và khắc phục hiệu quả các khó khăn, thách thức.
Theo đó, Tổng Công ty Hợp Lực luônxác định tầm nhìn trở thành một trong 100 tập đoàn tư nhân lớn nhất cả nước, xây dựng Bệnh viện Hợp Lực là bệnh viện tư nhân số 1 trong nước và từng bước vươn tầm ra khu vực và thế giới.
Từ tầm nhìn và những giá trị cốt lõi này, Tổng Công ty Hợp Lực đã động viên, khuyến khích, thúc đẩy nhân lực toàn công ty vận dụng triệt để khả năng sáng tạo, nhìn nhận, đánh giá những giá trị truyền thống vốn có để liên tục đổi mới, hoàn thiện chính mình và tập thể. Có thể khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong việc hình thành năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổng Công ty Hợp Lực, quyết định sự thành công và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
BSCKII Dương Tất Linh, Giám đốc BVĐK Quốc tế Hợp Lực Nghi Sơn
giới thiệu về Bệnh viện
giới thiệu về Bệnh viện
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong sự thành công và phát triển bền vững của tổ chức, không chỉ tạo ra môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên, mà còn định hình cách mà doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng và đối tác. Văn hóa doanh nghiệp giúp củng cố các giá trị cốt lõi, khuyến khích sáng tạo và cải tiến liên tục, đồng thời nâng cao mức độ gắn bó và động lực của nhân viên. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng được danh tiếng vững chắc và đạt được những mục tiêu dài hạn.
Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự thành công và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong quản lý doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp thể hiện hai vai trò quan trọng:
Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp là công cụ triển khai chiến lược. Mọi doanh nghiệp đều bắt đầu tương lai của mình bằng một bản kế hoạch phát triển chiến lược, trong đó nêu rõ định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, được cụ thể hoá bằng định hướng về thị trường mục tiêu (khách hàng, thị trường, nhu cầu, lĩnh vực hoạt động chủ yếu) và định hướng sản xuất (chính sách sản phẩm, chất lượng, giá cả, dịch vụ và lợi thế cạnh tranh). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc phát triển các công cụ quản lý và điều hành việc vận hành doanh nghiệp dựa trên cơ sở kế hoạch chiến lược đã xây dựng. Đây là lúc cần đến một hệ thống các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp. Những giá trị này là những quy tắc hành động thống nhất có tác dụng hướng dẫn, chi phối việc ra quyết định và hành động của mọi thành viên, đảm bảo doanh nghiệp vận hành trơn tru, hiệu quả. (1)
Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp là phương pháp tạo động lực cho người lao động và sức mạnh đoàn kết cho tổ chức, doanh nghiệp. Mấu chốt của văn hóa doanh nghiệp là về con người và vì con người. Doanh nghiệp không làm văn hóa doanh nghiệp có hiệu lực mà chính là những con người trong doanh nghiệp: người lãnh đạo đóng vai trò khởi xướng, thành viên tổ chức đóng vai trò hoàn thành. Chính con người làm cho những giá trị được tuyên bố chính thức trở thành hiện thực. Ngược lại, giá trị làm cho hành động và sự phấn đấu mỗi cá nhân trở nên có ý nghĩa, qua đó, thu hút mọi người đến với nhau, tạo động cơ hành động cho mỗi người, khiến mỗi thành viên tự nguyện cam kết hành động vì mục tiêu chung. (2)
Nhìn nhận vai trò quan trọng hàng đầu của văn hóa doanh nghiệp trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp, thầy Lương Trọng Thành - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã khái quát quá trình thành công của Tổng Công ty Hợp Lực là quá trình“Dám - Dấn - Dẫn”. Đó là quá trình dám khát vọng, là tinh thần tiên phong, là quyết tâm dẫn đầu trong các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Từ thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển của Tổng Công ty Hợp Lực, cần tập trung thực hiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Cụ thể như sau:
Một là, nhận thức đúng đắn về văn hóa doanh nghiệp trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có hiệu quả then chốt đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Khi các nhà lãnh đạo và nhân viên hiểu rõ và chia sẻ cùng một quan điểm về văn hóa doanh nghiệp, họ có thể phối hợp chặt chẽ hơn, từ đó tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao hiệu suất cá nhân cũng như tập thể. Sự đồng thuận này cũng giúp gắn kết các giá trị cốt lõi với chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp, tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Ngoài ra, nhận thức đúng về văn hóa doanh nghiệp giúp nâng cao tinh thần làm việc, tăng cường sự sáng tạo và cải tiến liên tục, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và sự hài lòng của khách hàng.
Hai là, thực hiện đồng bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp.Các doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi, chia sẻ, thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao năng lực của cán bộ, nhân viên. Đồng thời, khuyến khích cán bộ, nhân viên tự học, tự rèn luyện, học từ môi trường xung quanh, tạo văn hóa học tập, học để hiểu, học để làm, hướng đến sự hài lòng của khách hàng.
Ba là, thực hiện đồng bộ các giải pháp quản trị, quản lý để chuyển các tiêu chí, quy định thành hoạt động tự nhận thức của cán bộ, nhân viên. Trong đó, việc thiết lập hệ thống đánh giá và phản hồi hiệu quả đóng vai trò quan trọng, giúp theo dõi sự tiến bộ và đảm bảo rằng các tiêu chí và quy định đang được thực hiện đúng cách. Đưa ra những phản hồi kịp thời và xây dựng các cơ chế khen thưởng, động viên cho những cá nhân và nhóm đạt thành tích xuất sắc sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho nhân viên. Ngoài ra, khi nhân viên cảm thấy rằng họ có quyền đóng góp ý kiến và thấy rõ mối liên hệ giữa các quy định và mục tiêu cá nhân của mình, họ sẽ tự động nhận thức và tuân thủ các tiêu chí và quy định của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Bốn là, xây dựng môi trường tạo động lực trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự hăng hái và hiệu quả làm việc của nhân viên. Cần cung cấp các điều kiện làm việc thuận lợi, bao gồm cơ sở vật chất, công cụ và thiết bị cần thiết, cũng như không gian làm việc thoải mái. Các cơ hội đào tạo, phát triển kỹ năng và thăng tiến nghề nghiệp thường xuyên cũng giúp nhân viên cảm thấy mình được nhìn nhận đúng về giá trị và có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, cần xây dựng một môi trường giao tiếp cởi mở và minh bạch, nơi nhân viên cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý kiến và ý tưởng của mình. Sự minh bạch về các quyết định và chính sách của cơ quan cũng giúp tăng cường niềm tin và sự gắn bó của cán bộ, công nhân viên.
Năm là, xây dựng những mô hình, điển hình, nhân rộng mô hình, điển hình “Viện - trường - doanh nghiệp”. Đây là một chiến lược quan trọng nhằm tạo cầu nối hiệu quả giữa nghiên cứu, giáo dục và thực tiễn kinh doanh. Mối quan hệ đối tác chặt chẽ được thể hiện qua việc thiết lập các quan hệ đối tác giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp để phối hợp thực hiện các dự án nghiên cứu, phát triển sản phẩm và giải pháp đổi mới. Điều này có thể bao gồm việc ký kết các thỏa thuận hợp tác và triển khai các dự án nghiên cứu chung. Thường xuyên tổ chức các hội thảo, diễn đàn, và sự kiện kết nối giữa các bên để chia sẻ thông tin, ý tưởng và nhu cầu, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và phát triển các dự án mới.
“Văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm của doanh nghiệp. Hay nói một cách cụ thể hơn, văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm việc của từng con người trong doanh nghiệp đó.” (Sách Quản trị bằng Văn hóa - Tác giả: TS Giản Tư Trung). (3)
Có thể khẳng định, văn hóa doanh nghiệp là những giá trị cốt lõi, niềm tin, hành vi, thái độ được chia sẻ, đặc trưng cho các thành viên và ban lãnh đạo trong cách hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Hy vọng rằng, với các mục tiêu, chiến lược, cấu trúc và cách tiếp cận của Tổng Công ty Hợp Lực đối với nhân viên, khách hàng, đối tác, cộng đồng, việc chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty sẽ giúp doanh nghiệp thành công hơn nữa trên thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay./.
GV Trịnh Thị Yến
Khoa Nhà nước và Pháp luật
-------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1), (2)Bộ KH&ĐT - Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa- PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân– 2011
(3)Quản trị bằng văn hóa - TS Giản Tư Trung - NXB Tri thức 2023
Các tin khác
- Nữ cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn mức 2
- Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị
- Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Sự kiện trọng đại của dân tộc Việt nam
- Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập đối với cách mạng Việt Nam
- Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
- Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031
- Giải pháp nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo Quy định số 11
- Đóng góp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
- Thanh Hoá vận dụng bài học phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng quê hương hiện nay
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
2357
Hôm qua:
1746
Tuần này:
8118
Tháng này:
48178
Tất cả:
4.916.827