Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá
Đăng lúc: 08:27:23 13/12/2022 (GMT+7)522 lượt xem
Trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, công tác thanh tra đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) của Nhà trường có nhiều đổi mới và đạt được nhiều kết quả, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà trường, giúp cán bộ, viên chức và học viên thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy chế, quy định.
Năm 2021, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra công tác ĐTBD của Nhà trường, Tổ Thanh tra luôn bám sát Quy chế Thanh tra ĐTBD của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành ngày 21/12/2021. Dựa vào Quy chế, Tổ Thanh tra đã tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành Kế hoạch thanh tra hằng năm, qua đó xác định cụ thể phạm vi, nhiệm vụ, đối tượng và các nội dungthanh traĐTBD của Nhà trường. Bám sátKế hoạch thanh tra doHiệu trưởng ban hành, trong năm 2021,Tổ Thanh tra đã tiến hành thanh tra hồ sơ đào tạo của 32 lớp Trung cấp Lý luận chính trị hệ không tập trung, khoá học 2019-2020 và 2020-2021; thanh tra hồ sơ của 24 lớp Bồi dưỡng chuyên viên và chuyên viên chínhnăm 2020. Trên cơ sở kết quả thanh tra, Tổ Thanh tra đã kiến nghị bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữđảm bảo đúngtheo quy chế và cung cấp đầy đủ thông tin về công tác ĐTBD của Nhà trường.
Theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, Tổ Thanh tra đã tiến hành các đợt thanh tra đột xuất, như: thanh tra tình hình chấp hành nội quy, quy chế ở các lớp Trung cấp Lý luận chính trị khoá 48 và các lớp B; thanh tra đột xuất hồ sơ chủ nhiệm lớp. Đồng thời, Tổ Thanh tra thường xuyên chủ động tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành kết luận thanh tra; tham mưu cho Hiệu trưởng phân công các thành viên thanh tra các kỳ thi tốt nghiệp, góp phần bảo đảm thực hiện nghiêm quy chế thi. Bên cạnh đó, Tổ Thanh tra đã trực tiếp hoặc phối hợp với các Khoa, Phòng giải quyết kịp thời và có hiệu quả các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác ĐTBD của Nhà trường.
Có thể khẳng định, năm học 2021-2022, các thành viên Tổ Thanh tra đã thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, góp phần nâng cao việc chấp hành nội quy, quy chế ĐTBD trong Nhà trường. Tổ Thanh tra đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của công tác thanh tra như Kế hoạch đề ra là nhờ sự chỉ đạo kịp thời, quan tâm sâu sát và tạo điều kiện thuận lợi của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, bên cạnh đó là nhờ sự hoàn thiện và triển khai thực hiện của thể chế và các quy chế của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh để trên cơ sở đó Nhà trường hoàn thiện và cụ thể hoá một số quy chế và đang dần hoàn thiện các bộ quy chế, thể chế liên quan đến công tác ĐTBD.
Về cơ bản, các thành viên trong Tổ Thanh trá có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan, nỗ lực hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; có sự đoàn kết thống nhất cao trong tập thể; thực hiện dân chủ trong phân công và thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, trong năm 2021, công tác thanh tra ĐTBD của Nhà trường còn một số hạn chế, khó khăn nhất định. Các thành viên của Tổ Thanh tra chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh tra một cách bài bản nên còn hạn chế về nghiệp vụ thanh tra. Trên thực tế, năm qua, số lượng cuộc thanh tra còn ít, một số cuộc thanh tra còn chậm tiến độ so với kế hoạch; việc tổ chức thanh tra thường xuyên theo kế hoạch còn nhiều nội dung chưa triển khai thực hiện, như: thanh tra việc thực hiện lịch giảng dạy của giảng viên; thanh tra việc thực hiện quy định học lại của học viên; thanh tra thực hiện quy chế thao giảng, dự giờ; thanh tra việc thực hiện kế hoạch phân công giảng dạy và duyệt giáo án của các khoa và giảng viên; thanh tra việc tổ chức thi, chấm thi hết môn và chấm thi tốt nghiệp ở các lớp, các hệ đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, trách nhiệm trong thực thi công vụ của một số thành viên đôi lúc còn chưa cao, chưa kịp thời báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; việc giám sát thực hiện kết luận thanh tra chưa đầy đủ và chặt chẽ; việc khắc phục sau thanh tra còn chậm, chưa triệt để.
Có thể rút ra một số nguyên nhân của những hạn chế này như sau:
Thứ nhất, do dịch bệnh Covid - 19 bùng phát kéo dài và diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng đến quá trình triển khai, thực hiện kế hoạch thanh tra đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
Thứ hai, tuyHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có tổ chức tập huấn công tác thanh tra nhưng việc triệu tập đối tượng tham gia tập huấn tương đối ít, nội dung chưa sát, chưa bao quát nên chưa tạo thuận lợi cho công tác thanh tra trong các trường chính trị.
Thứ ba, tính chủ động trong thực hiện một số nhiệm vụ thanh tra của Tổ Thanh tra còn hạn chế.
Thứ tư, một số ít thành viên của Tổ Thanh tra chưa nhận thức đầy đủ về chức trách, nhiệm vụ nên đôi lúc còn nể nang, có việc thanh tra còn mang tính hình thức.
Thứ năm, việc cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác thanh tra hoạt động của các lớp gắn với công tác chủ nhiệm đôi lúc chưa kịp thời, đầy đủ. Do các giảng viên quá tập trung vào chuyên môn giảng dạy khiNhà trường đang triển khai thực hiện Chương trình 292 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh với những nội dung cần nghiên cứu, cập nhật và biên soạn bài giảng mới nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác thanh tra của từng thành viên trong Tổ Thanh tra ĐTBD.
Từ những kết quả đạt được với những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân những tồn tại, hạn chế nêu trên, dựa vào cơ sở phương hướng, nhiệm vụ công tác của Nhà trường, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra ĐTBD, trong thời gian tới, Nhà trường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của công tác thanh tả ĐTBD trong Nhà trường. Đối với các thành viên của Tổ Thanh tra, cần nhận thức đầy đủ, toàn diện về chức trách, nhiệm vụ của công tác thanh tra ĐTBD gồm mục đích, yêu cầu, nội dung, nguyên tắc, nghiệp vụ về tổ chức hoạt động thanh tra ĐTBD. Đối với cán bộ, giảng viên Nhà trường, cần hiểu rõ bản chất, mục đích của thanh tra ĐTBD không chỉ đơn thuần là xem xét, đánh giá, đề xuất xử lý vi phạm, mà công tác thanh tra tập trung chủ yếu vào việc uốn nắn, hướng đẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quy chế, quy định, chức trách, nhiệm vụ trong công tác quản lý, trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, trong giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng…
Hai là, nâng cao chất lượng công tác tham mưu của Tổ Thanh tra. Theo đó, Tổ Thanh tra cần tham mưu cho Ban Giám hiệu bổ sung, hoàn thiện bộ quy chế, quy định về ĐTBD trong Nhà trường; tham mưu thanh tra việc tổ chức thực hiện các tiêu chí trường chính trị chuẩn; xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành kế hoạch thanh tra ĐTBD năm học tới để tổ chức các cuộc thanh tra việc chấp hành nội quy, quy chế ĐTBD ở các lớp, các hệ, của các khoa, phòng và giảng viên và của học viên; tham mưu cho Ban Giám hiệu giải quyết kịp thời và có hiệu quả các đơn thư khiếu nại. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu đổi mới phương pháp thanh tra theo hướng tích cực, chất lượng, hiệu quả trong tình hình mới.
Ba là, tăng cường trang bị các kỹ năng thanh tra cho thành viên Tổ Thanh tra. Bằng nhiều hình thức, với nhiều phương pháp, thành viên Tổ Thanh tra cần chủ động trong học tập, tập huấn, bồi dưỡng, tự nghiên cứu, cập nhật, bổ sung kiến thức để nâng cao trình độ, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ của mỗi thành viên. Theo đó, cần tăng cường trang bị các kỹ năng thanh tra, như: kỹ năng lập kế hoạch tiến hành thanh tra; kỹ năng thu thập, xác minh thông tin; kỹ năng xây dựng biên bản làm việc, báo cáo kết quả thanh tra; kỹ năng tham mưu ban hành kết luận thanh tra; kỹ năng giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra…
Hy vọng rằng, với tinh thần trách nhiệm, với sự đoàn kết, thống nhất và với tinh thần đổi mới sáng tạo, Tổ Thanh tra ĐTBD của Nhà trường trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại và thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của công tác thanh tra ĐTBD, đóng góp vào quá trình triển khai đề án “Xây dựng và phát triển Trường Chính trị Thanh Hoá giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”./.
Lê Đình Khải
Tổ trưởng Tổ Thanh tra
Tổ trưởng Tổ Thanh tra
Các tin khác
- Mô hình “5 được, 5 sản phẩm, 5 quán xuyến, 5 thông qua, 5 vai trò” trong công tác chủ nhiệm lớp
- Nữ cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn mức 2
- Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị
- Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Sự kiện trọng đại của dân tộc Việt nam
- Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập đối với cách mạng Việt Nam
- Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
- Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031
- Giải pháp nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo Quy định số 11
- Đóng góp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
270
Hôm qua:
2718
Tuần này:
14847
Tháng này:
34224
Tất cả:
4.967.825