NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024)

Góp phần nâng cao chất lượng tổ chức Hội thảo chuyên đề của học viên các lớp Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính tại chức

Đăng lúc: 14:37:26 16/04/2017 (GMT+7)1203 lượt xem

 
 
ThS. Dương Thị Hằng
Phó trưởng Khoa LL Mác – Lênin, TT Hồ Chí Minh
 
Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đổi mới đồng bộ các khâu trong quy trình đào tạo, trong đó, tổ chức Hội thảo có ý nghĩa thực hiện phương châm gắn lý luận với thực tiễn, nhà trường gắn với địa phương trong công tác đào tạo cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; nhằmthay đổi nhận thức cho học viên giúp họ nâng cao ý thức, trách nhiệm trong học với hành,  vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề đặt ra ở địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện, chúng tôi nhận thấy, tổ chức Hội thảo không chỉ đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường, mà còn có ý nghĩa thiết thực với địa phương. Mỗi Hội thảo đều lựa chọn những vấn đề trọng tâm là các chủ trương đang được huyệnquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, do đó đã nhận được sự đồng thuận của các đồng chí lãnh đạo, các ban, ngành, các cơ quan, đơn vị và các địa phương trong huyện. Các buổi Hội thảo được tổ chức, cũng đã khẳng định tính đúng đắn cả về lý luận và thực tiễn của những chủ trương, chính sách mà cấp ủy, chính quyền và nhân dân ở các huyện đang triển khai thực hiện; đồng thời chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của vấn đề được lựa chọn. Thông qua các bài viết tham luận của học viên, Hội thảo đã đánh giá khách quan, trung thực thực trạng các vấn đề đang đặt ra ở địa phương, chỉ rõ những cái đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế; đồng thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp mang tính thiết thực, có giá trị thực tiễn.
Có thể thấy, chủ trương tổ chức Hội thảo ở các lớp là một trong những cách làm đúng đắn, đạt được mục tiêu đào tạo và tạo sự kết nối giữa nhà trường với các địa phương. Tuy nhiên, việc đề xuất hoạt động Hội thảo với các địa phương, cơ sở còn chưa được thực hiện tốt; kế hoạch tổ chức thực hiện Hội thảo chưa cụ thể, sát thực; công tác tuyên truyền, vận động, đến học viên và cán bộ các cấp ở cơ sở còn hạn chế; đặc biệt là việc quán triệt chủ đề và các nội dung bài viết còn chưa sát với chủ đề Hội thảo; học viên tham gia viết bài còn hình thức, miễn cưỡng, chủ yếu cóp nhặt từ các báo cáo của địa phương, dẫn đến hiện tượng trùng lặp, chất lượng bài viết không cao... Những hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung vào một số nguyên nhân như: sự  phối hợp giữa nhà trường và địa phương, giữa khoa chuyên môn và các phòng chưa thực sự chặt chẽ; vai trò của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên hướng dẫn... chưa chủ động tham mưu đề xuất.
Để góp phần nâng cao chất lượng tổ chức Hội thảo chuyên đề của học viên các lớp Trung cấp LLCC – HC ở các huyện, cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác phối hợp giữa trường Chính trị với các địa phương trong việc thống nhất chủ trương, lựa chọn nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thảo.
Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu chủ đề Hội thảo; chủ động tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu và địa phương về mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức Hội thảo; xây dựng kế hoạch, phương án Hội thảo rõ ràng, khoa học; đặt các bài viết tham luận sát với chủ đề Hội thảo. Quán triệt mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của chủ đề Hội thảo để học viên lựa chọn nội dung viết bài tham luận cho phù hợp, đúng với vị trí, việc làm của từng học viên; qua đó nêu cao tinh thần, thái độ, trách nhiệm của tất cả học viên trong lớp.  Cần phối hợp với khoa chuyên môn và giáo viên đồng Chủ nhiệm lớp ở trung tâm cùng thực hiện công tác chuẩn bị và tổ chức Hội thảo, thẩm định các bài viết tham luận ... để đạt được chất lượng Hội thảo cao nhất.
Thứ ba, giáo viên hướng dẫn viết bài tham luận, phải chỉ rõ cho học viên hiểu về mục đích, nội dung và cách thức viết và trình bày một bài tham luận; nhấn mạnh những nội dung chủ đề của Hội thảo để học viên lựa chọn nội dung bài vết cho đúng, chú trọng vận dụng thực tiễn địa phương, nêu rõ thực trạng các vấn đề đang cần giải quyết ở đơn vị mình trong thời gian qua, từ đó đề xuất những biện pháp giải quyết và kiến nghị đúng đắn, kịp thời. Cần hướng dẫn kỹ, tránh hiện tượng học viên đưa nguyên bài báo cáo của địa phương vào bài viết mà không có sự gia công sửa chữa, chọn lọc; khuyến khích học viên trao đổi với giáo viên để viết tham luận cho đúng, đạt yêu cầu. Với những bài viết chưa đúng, chưa sát nội dung chủ đề Hội thảo, cần góp ý rõ, chỉ ra những phần cần phải sửa và sửa theo cách nào để học viên viết lại, tuyệt đối không viết thay học viên.
Thứ tư, khoa chuyên môn phải phối hợp với phòng Nghiên cứu khoa học – TT - TL hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng chủ đề, nội dung Hội thảo; xây dựng đề cương, chọn lọc, thẩm định các bài tham luận có chất lượng để báo cáo trong Hội thảo. Sâu sát, nâng cao trách nhiệm trong vai trò hướng dẫn, tổ chức thực hiện Hội thảo đạt được mục tiêu đã đề ra. Sau mỗi lần tổ chức Hội thảo, cần tiến hành đúc rút kinh nghiệm để lần thực hiện tiếp theo được đúng trọng tâm, hiệu quả và thiết thực.
Tóm lại, tổ chức Hội thảo chuyên đề là một trong những biện pháp trong đổi mới quy trình đào tạo Trung cấp LLCT – HC góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ của Nhà trường; góp phần xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường với địa phương; là sự thống nhất giữa mục tiêu giáo dục của nhà trường với nhu cầu đào tạo cán bộ ở các địa phương. Đồng thời, tạo được sự thống nhất , đồng thuận và ủng hộ của các địa phương với chủ trương, mục tiêu đào tạo của Nhà trường.
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1599
Hôm qua:
2395
Tuần này:
11777
Tháng này:
58151
Tất cả:
4.423.031