Giáo dục chính trị ở Singapore
Đăng lúc: 09:03:04 27/12/2014 (GMT+7)2024 lượt xem
Sưu tầm và biên dịch: Nguyễn Trần Bách Diệp
Về căn bản, giáo dục chính trị định nghĩa đơn giản là quá trình giảng dạy, học tập để làm cho sinh viên quan tâm và được thông tin nhiều hơn về những chiến lược và hoạt động mà quốc gia đang quản lý, điều hành - đó là trọng tâm chính của Bộ Giáo dục (MOE) .
Hiện nay, khả năng tiếp cận phương tiện truyền thông xã hội ngày càng tốt hơn. Thanh niên Singapore bây giờ chuyển sang dùng Internet để cập nhật tin tức chính trị. Trái ngược với thông tin một chiều như báo giấy, báo điện tử có tính tương tác và bình luận nên mỗi cá nhân có thể biểu lộ những suy nghĩ và quan điểm của mình.
Tuy nhiên, xu hướng phát triển này không phải là thuốc giải duy nhất chống lại sự thờ ơ với chính trị. Nguyên tắc cơ bản, giáo dục chính trị chỉ đơn giản là quá trình giảng dạy, học tập làm cho sinh viên quan tâm tới chính trị nhiều hơn, được phổ biến thông tin nhiều hơn về quan điểm và hoạt động lãnh đạo, quản lý của quốc gia - đó là trọng tâm chính của Bộ Giáo dục. Nâng cao nhận thức về các vấn đề nói trên là đấu tranh với bệnh thờ ơ cũng như làm cho sinh viên sẵn sàng thể hiện quan điểm và tham gia vào các hoạt động tích cực trong cộng đồng.
Điều quan trọng nhất là giáo dục chính trị phải mang tính đặc trưng tối thiểu. Ủy ban Bắc quốc gia cho rằng, giảng giải trên những câu chuyện thành công của Singapore, vỗ tay tán thưởng về những nỗ lực của những người sáng lập và vai trò của Đảng Hành động Nhân dân (PAP), những đột phá về lĩnh vực nhà ở công cộng và giao thông vận tải vv và vv - có thể gợi niềm tự hào và làm cho giới trẻ Singapore hiểu rõ giá trị; phương pháp này đã đến lúc phải thay đổi. Nền giáo dục tiên tiến phải cho phép sinh viên bày tỏ quan điểm của mình một cách tự do và vượt lên những hiểu biết thông thường; một cách tự nhiên, các nhà giáo dục nên định hướng để tạo được các cuộc đối thoại có tính khả thi cho chiến lược kinh tế - xã hội hiện nay.
Nhờ khả năng tiếp cận thông tin trực tuyến, vô số các cuộc đối thoại và sự bùng nổ các diễn đàn chính sách đã cung cấp ý tưởng cho các cuộc tranh luận và đối thoại về các vấn đề quốc gia. Các sinh viên dự bị đại học và đại học thường được hướng dẫn để họ có cơ hội giao lưu với các bộ trưởng, các Nghị sỹ hoặc các cán bộ cấp cao nhà nước để đồng thời hiểu hoặc hỏi về các chính sách khác nhau .
Khi đưa ra những nhận xét và những hạn chế tồn tại, cần giải thích một loạt các tiêu chí trước khi nghiên cứu một số đề xuất có thể được thảo luận chi tiết. Trước tiên, chương trình phải phù hợp với độ tuổi và trình độ cụ thể, nghĩa là, bài học hoặc các khóa học nên được phục vụ cho lợi ích và khả năng của sinh viên sao cho sinh viên nhiệt tình và cam kết tham gia. Thứ hai, nội dung cần phải sôi động, đa dạng và ít rắc rối để sinh viên có thể tham gia và thảo luận trong trường học. Thứ ba, để phát triển giáo dục chính trị, nên trao quyền cho sinh viên để sinh viên có một vai trò đáng kể, tích cực hơn trong cộng đồng.
Sau đây là một số khuyến nghị có thể được thực thi:
- Xây dựng tài liệu giáo dục chính trị để sinh viên tự tìm cách tiếp cận và được trao quyền chủ động; không thụ động. Giáo viên và Bộ Giáo dục ra câu hỏi, sinh viên chủ động tìm kiếm câu trả lời. Nên phổ biến cho sinh viên những vấn đề đáng lo ngại như khả năng chi trả nhà ở công cộng, chi phí sinh hoạt, người nước ngoài đổ vào nước ồ ạt ....
- Phương pháp tiếp cận thể hiện qua giáo trình phù hợp với lứa tuổi và sở thích của sinh viên. Tất cả người dân Singapore đều có một sự hiểu biết cơ bản về chức năng của chính phủ, về ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như những trách nhiệm cơ bản của các Bộ, các Ban theo luật định. Tầm quan trọng của quyền biểu quyết nên được nhấn mạnh.
- Thúc đẩy cách tiếp cận liên ngành trong giáo dục chính trị . Thay vì khiến giáo dục chính trị như một "môn học" mới, trường học có thể tiếp cận các chủ đề chính trị qua các môn học hiện có. Ví dụ, những thách thức về quản lý dân số, nhà ở và giao thông vận tải có thể được nhấn mạnh trong các bài học Địa lý, trong khi đó chính sách giáo dục hay những vấn đề quốc tế có thể được tập trung tranh luận trong các giờ học ngoại ngữ .
- Khuyến khích sự tham gia ngoài lớp học. Dùng kiến thức để giải quyết những thách thức của sự thờ ơ chính trị, đồng thời làm cho sinh viên quan tâm tới xã hội và cảnh quan chính trị: có thể là qua việc vận động cho những thay đổi trong khuôn viên trường, hoặc tình nguyện tại cơ sở. Điều này bắt buộc các nhà giáo dục phải phản ánh lại được những phản hồi của sinh viên sau mỗi buổi học và phải thấy được những suy nghĩ sắc bén của sinh viên. Các sinh viên quan tâm đến chính trị có thể ghi chép hoặc bình luận cá nhân về các vấn đề thảo luận, và thậm chí có thể gửi bài qua các phương tiện truyền thông để công khai quan điểm.
- Nâng cao khả năng phân biệt giữa thực tế và ý kiến. Với những vấn đề chính trị nóng bỏng và cởi mở được đưa ra, mỗi cá nhân cần có các kỹ năng thích hợp để đánh giá những tin bài ở báo điện tử và báo giấy trên cơ sở xuất sứ phát hành, độ chính xác thực tế, nguồn trích dẫn,vân vân . Độc giả và sinh viên có quyền đánh giá khách quan hơn và có quan điểm toàn diện hơn về các vấn đề liên quan.
Các tin khác
- Nền công vụ của Singapore - mô hình mà ASEAN nên áp dụng?
- Triển vọng của Thái Lan khi Đào tạo Kỹ năng tại Nơi làm việc
- Cảm nhận sau khóa tập huấn tại Nhật Bản về phương pháp quản lý đào tạo
- Phát triển nông thôn – Bài học từ Hàn Quốc
- Làm thế nào để tạo động lực làm việc cho nhân viên
- Giáo dục chính trị ở Singapore
- Tổng quan về Singapore
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
532
Hôm qua:
1694
Tuần này:
19187
Tháng này:
13427
Tất cả:
4.805.414