HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Phát triển nông thôn – Bài học từ Hàn Quốc

Đăng lúc: 16:28:57 30/10/2015 (GMT+7)2044 lượt xem

 
                                                                                                      Tác giả: Jose Rene C.Gayo
                                                                                                       (http://www.inquirer.net/)
Sưu tầm và biên dịch: Nguyễn Trần Bách Diệp
 
Vào những năm 1960, Hàn Quốc là một trong những nước lạc hậu ở châu Á. (Phi-líp-pin khi đó được coi là một trong những nước tiên tiến nhất, chỉ đứng sau Nhật Bản). Ngày nay, Hàn Quốc là một trong những nước có nền kinh tế phát triển cao trên thế giới, trong khi đó Phi-lip-pin vẫn đang cố gắng để có được vị trí xứng đáng với một nền kinh tế mới nổi, mong thoát ra khỏi danh sách các nước có nền kinh tế kém phát triển.
Hàn Quốc đã làm gì để có được vị trí như hiện nay? Rõ ràng, rất nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt của họ, nhưng hãy để tôi chọn ra một trong những lý do cho sự thành công đó. Hàn Quốc vừa tập trung phát triển công nghiệp để dẫn đầu tăng trưởng xuất khẩu đồng thời vừa quan tâm phát triển nông thôn và khu vực nông nghiệp.Như vậy, ngành nông nghiệp và công nghiệp phát triển đã mở đường tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong nhiều thập kỷ, khởi đầu là từ những năm 1970.
Ngày nay, ở cả thành thị lẫn nông thôn, Hàn Quốc hiện là nước có mức sống đạt tiêu chuẩn cao nhất châu Á.Vậy, lý do làm nên thành công đặc biệt để phát triển nông thôn là gì? Đó là Phong trào Saemaul Undong - Phong trào Làng mới. Nghĩa của cụm từ này là Phong trào "Cộng đồng Mới". Phong trào này ra đời vào ngày 22 tháng 4 năm 1970, là phong trào được coi là chiến dịch phát triển nông thôn. Sau đó, phong trào này được lan rộng ra khắp Hàn Quốc. Tổng thống Park Chung-hee đã lập ra phong trào này. "Tôi tin rằng nếu chúng ta chăm sóc cộng đồng bằng chính bàn tay của chúng ta theo tinh thần tự lực và độc lập, lao động bằng mồ hôi của chính mình, đời sống của chúng ta sẽ nhanh chóng được cải thiện và cộng đồng của chúng ta sẽ đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Khi phong trào này được tiến hành, nền kinh tế của Hàn Quốc bắt đầu có khởi sắc và từ đó không ngừng phát triển.
Ngày nay, trong quá trình phát triển kinh tế, chúng ta nhận ra là có rất nhiều vùng ven thành phố và vùng nông thôn đã không được lưu tâm. Nông thôn vẫn còn rất nghèo đói. Thống kê cho thấy trong khi nghèo đói ở khu vực thành thị chỉ khoảng 10% dân số thì ở nông thôn có thể từ 50% dân số trở lên.
Vào những năm 1970, Hàn Quốc cũng trải qua những vấn đề tương tự như vậy. Do đó, Phong trào Làng mới đã được hình thành để giải quyết vấn đề này. Phong trào đã tìm ra phương cách đẩy lùi sự nghèo khó trong quá khứ để thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; giữa công nghiệp và nông nghiệp. Giáo sư Kim Yu- Hyok thuộc Đại học Dankuk viết: "Phong trào Làng mới là một cuộc hành trình tự thân dựa trên nguyên tắc tích cực, tự lực và hợp tác. Phong trào đã chạm vào mọi lĩnh vực của cuộc sống để thúc đẩy tiến bộ một cách tự nhiên từ sức mạnh của tinh thần tự lực cánh sinh. Phong trào Làng mới giữ vững lập trường tiên phong phát triển ở Hàn Quốc và được thành lập với khẩu hiệu tự nhận thức là "Chúng ta có thể làm được".
Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem lúc đầu phong trào này được hình thành như thế nào. Chúng ta có thể ghi nhớ ba giai đoạn riêng biệt.    Giai đoạn đầu là giai đoạn đặt nền móng, từ năm 1971 đến năm 1973, chú trọng cải thiện hạ tầng nông thôn, nâng cấp đường bộ, thủy lợi, cấp nước, và bảo trì tổng thể môi trường xung quanh. Thực hiện giai đoạn một bằng cách cung cấp 355 bao xi-măng cho mỗi hộ ở 33.267 làng vào năm 1971. Dân làng đã được huấn luyện miễn phí về cách làm với những bao xi măng mà họ nhận được. Họ đã xây dựng đường giao thông, kè suối và cơ sở hạ tầng nông nghiệp khác. Lao động tình nguyện bằng cách này là "vốn chủ sở hữu" trong dự án.
Giai đoạn thứ hai, từ năm 1974 đến năm 1976 là giai đoạn phát triển của sự tự tin. Giáo dục và đào tạo là động lực đằng sau các dự án của phong trào Làng mới. Công tác đào tạo làm cho tinh thần của phong trào thấm nhuần vào tâm trí của người dân và dân được hướng dẫn cách nâng cao thu nhập và nâng cấp các kỹ năng và nghề thủ công. Các trường nông nghiệp, đặc biệt, đưa ra các khóa học nhận thức về tinh thần của phong trào, công nghệ canh tác hiện đại, và làm thế nào để hoạt động và duy trì các thiết bị nông nghiệp. Trong thời gian này, phong trào đã vượt ra ngoài khu vực nông thôn đến các thành phố và các nhà máy .
Giai đoạn thứ ba, từ năm 1977 trở đi, phong trào đã đạt đến ngưỡng phát triển ở mức cao nhất với những câu chuyện thành công của hợp tác xã gương mẫu ở làng quê và thị trấn cùng với phong trào quốc gia về cải cách xã hội.
Đây là những số liệu để chứng minh những thắng lợi ban đầu của phong trào. Năm 1979, thu nhập bình quân đầu người tăng 7 lần so với năm 1970, và tăng khoảng 20 lần so với năm 1960. Kim ngạch xuất khẩu đã tăng 17 lần so với năm 1970. Từ một quốc gia được xếp vào nhóm chưa phát triển trong năm 1960, cũng trong năm này Hàn Quốc tự thiết lập vững chắc vào hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển.
Ngày nay, Hàn Quốc được xếp là nước có nền kinh tế phát triển cao. Như tác giả Edward H. Kim đã nói: "Thật vậy, có thể nói, phong trào Làng mới đã đưa ra tinh thần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội một cách xuất sắc của Hàn Quốc”.
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1772
Hôm qua:
1836
Tuần này:
10102
Tháng này:
41748
Tất cả:
4.406.628