Triển vọng của Thái Lan khi Đào tạo Kỹ năng tại Nơi làm việc
Đăng lúc: 09:33:11 30/05/2017 (GMT+7)2001 lượt xem
Tác giả: M.L. Puntrik Smiti
(Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Kỹ năng, Bộ Lao động)
Sưu tầm và biên dịch: Nguyễn Trần Bách Diệp
Phòng Nghiên cứu Khoa học - Thông tin -Tư liệu
Thái Lan có dân số là 66.720.000 người (năm 2009), trong đó có 37.530.000 người là lực lượng lao động của đất nước. 35% lực lượng lao động nằm trong hệ thống việc làm, trong khi 65% nằm ngoài hệ thống. Trong số những người trong hệ thống việc làm có 9,3 triệu người được bảo hiểm theo hệ thống an sinh xã hội.
Thái Lan phát triển đất nước theo quan điểm Triết học của Vua Thái Lan về nền kinh tế đầy đủ. Các nội dung liên quan đến Phát triển nguồn lực là:
(1) Phát triển chất lượng con người và xã hội Thái Lan dựa trên một xã hội tri thức.
(2) Phát triển tiềm lực, năng lực và kỹ năng của người dân để có thể đương đầu với sự cạnh tranh của đất nước bằng cách tăng cường kiến thức và kỹ năng làm việc như kỹ năng Phân tích, Sáng tạo, Giải quyết vấn đề, Ra quyết định, Làm việc nhóm, Đạo đức và Kỷ luật làm việc.
(3) Thiết lập hệ thống học tập và đào tạo để mọi người có thể làm việc bằng công nghệ mới để tăng năng suất.
(4) Tạo mạng lưới từ giáo dục cơ bản tới mức độ chuyên nghiệp, và liên kết giữa chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng để phát triển lao động. Tổ chức đào tạo các khóa học ngắn, thúc đẩy đào tạo trong nhà máy, học tập tại nơi làm việc và các trung tâm học tập.
(5) Thiết lập hệ thống phù hợp với kỹ năng hoặc năng lực theo cấu trúc mức lương. Việc đào tạo kỹ năng nên được mở rộng tới cả những người lao động làm thuê hoặc người lao động tự tạo được công ăn việc làm
Để giải quyết vấn đề Phát triển nguồn nhân lực, các chính sách của Chính phủ hiện nay được chia thành chính sách trực tiếp, chính sách an ninh, chính sách xã hội và chất lượng cuộc sống, chính sách kinh tế, chính sách kinh tế quốc tế và chính sách quản lý tốt.
Chiến lược đối với các chính sách trực tiếp là hợp tác với các cá nhân và ngành công nghiệp để đào tạo cho những người thất nghiệp, những người bị sa thải và các sinh viên trẻ mới tốt nghiệp là những người mới tham gia vào thị trường lao động với khoảng 500.000 người (năm 2009) để họ có được những kỹ năng kiến thức làm việc như một nhân viên, tạo cơ hội tự kiếm việc và thay đổi nghề nghiệp.
Chính sách an ninh, chính sách xã hội và chất lượng cuộc sống của Chính phủ dùng chiến lược phát triển kỹ năng đến với người dân ở những khu vực không an toàn, đến với những công nhân, người già và những người yếu. Sự hợp lý của dự án này là đào tạo được kiến thức, kỹ năng để có nghề nghiệp và kiếm thu nhập; từ đó sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống tốt và giảm nghèo.
Đối với chính sách kinh tế, Chính phủ phát triển Kỹ năng để tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Thái Lan.
Đối với chính sách đối ngoại, chính phủ thúc đẩy Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Hiến chương ASEAN đã khẳng định "con người là trung tâm của sự phát triển " nên con người cần được phát triển trong tất cả các lĩnh vực để làm vững mạnh nền kinh tế xã hội của khu vực ASEAN. Các bộ, ngành phải bắt tay làm việc với tư nhân; điều này sẽ hỗ trợ chính sách để đạt được mục tiêu.
Nội dung Phát triển Kỹ năng được hiển thị trong Kế hoạch Lao động Tổng thể của Bộ Lao động với chiến lược thúc đẩy và hỗ trợ phát triển lao động sao cho đủ số lượng và chất lượng để tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của đất nước. Năng lực của người lao động cần được nâng cấp liên tục để theo kịp với sự phát triển của công nghệ; cần thúc đẩy hợp tác nhà nước và tư nhân.
Chính phủ đã ban hành Luật Đẩy mạnh Phát triển Kỹ năng năm 2002 như là tiêu chuẩn bắt buộc và khích lệ để kích thích và thúc đẩy công tác đào tạo tại nơi làm việc. Hơn nữa, chính phủ Thái Lan đã tuân theo thực tiễn được đề xuất trong Khuyến nghị 195 Liên quan đến Phát triển Nguồn Nhân lực: Đào tạo Giáo dục và Học tập Suốt đời.
Luật Đẩy mạnh Phát triển Kỹ năng khuyến khích các nhà khai thác kinh doanh, các chủ lao động tạo vai trò quan trọng trong việc cập nhật các kỹ năng và kiến thức cho người lao động bằng cách cho phép khấu trừ thuế lên đến 200% chi phí đào tạo tại nơi làm việc. Điều này khuyến khích khu vực tư nhân và các cơ sở kinh doanh thiết lập và đăng ký với Cục Xúc tiến Phát triển Kỹ năng để được là các nhà cung cấp đào tạo học tập tại nơi làm việc.
Như vậy, Luật Xúc tiến Phát triển Kỹ năng khuyến khích các doanh nghiệp là nhà cung cấp đào tạo và hướng dẫn phát triển kỹ năng tại nơi làm việc bằng cách tạo ưu đãi theo quy định của Bộ tại Mục 7 với quyền lợi sau:
(1) Được miễn thuế thu nhập theo tỷ lệ phần trăm của chi phí đào tạo
(2) Cục Phát triển kỹ năng hỗ trợ đào tạo cán bộ huấn luyện, người kiểm tra tiêu chuẩn kỹ năng, giám sát viên và những cán bộ khác cũng như hỗ trợ về phát triển chương trình giảng dạy và trang thiết bị
(3) Cục Phát triển kỹ năng cung cấp dịch vụ Tư vấn về các hoạt động phát triển kỹ năng
(4) Những quyền lợi khác được quy định trong Quy chế Bộ trưởng
(5) Miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các công cụ và máy móc thiết bị nhập vào nước cho mục đích đào tạo
(6) Khấu trừ thuế cho các hóa đơn điện, nước
Ở Thái Lan, các chính sách và biện pháp công liên quan tới lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hai bộ phận. Đó là Cục Giáo dục nghề nghiệp (Dove) thuộc Bộ Giáo dục và Cục Phát triển Kỹ năng (DSD) thuộc Bộ Lao động.
Cục Giáo dục và Đào tạo nghề, Bộ Giáo dục đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân về đào tạo nghề kép (DVT) thông qua các hợp đồng đào tạo được ký kết giữa các công ty và học viên. Cốt lõi thành công của đào tạo nghề kép là sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp tư nhân, cho dù họ được cung cấp phụ cấp đào tạo cho học viên hoặc chương trình đào tạo riêng thì đều nhằm tới mục tiêu nghề nghiệp ở nơi làm việc.
Cục Phát triển Kỹ năng (DSD) thuộc Bộ Lao động liên quan trực tiếp tới sự phát triển kỹ năng của 30 triệu người trong lực lượng lao động. Cục Phát triển Kỹ năng là cơ quan nòng cốt thực hiện kế hoạch liên quan đến phối hợp và khuyến khích phát triển kỹ năng. Cục Phát triển Kỹ năng chịu trách nhiệm về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và cập nhật kỹ năng cho người lao động để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Ba lĩnh vực chính cho cả kỹ năng kỹ thuật và phi kỹ thuật là sản xuất, dịch vụ và thương mại.
Trách nhiệm chính của Cục Phát triển kỹ năng là:
1. Phát triển tiêu chuẩn kỹ năng, xúc tiến và thử nghiệm
2. Thực hiện đào tạo kỹ năng và tăng cường hệ thống phát triển kỹ năng
3. Đẩy mạnh phát triển kỹ năng, tiềm năng lao động và mối quan hệ với doanh nghiệp
4. Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực công và tư nhân về kết nối mạng và soạn thảo các Kế hoạch Quốc gia về nhu cầu kỹ năng
5. Giám sát Luật Khuyến khích Phát triển kỹ năng (Luật Phát triển năm 2002) và luật Lao động có liên quan
6. Đẩy mạnh và tăng cường mạng lưới phát triển kỹ năng cả ở cấp quốc gia và cấp quốc tế
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo thẩm quyền của Cục Phát triển Kỹ năng được nêu trong luật hoặc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ
Chính phủ Thái Lan có chính sách rõ ràng về phát triển nguồn nhân lực. Đó là, phát triển năng lực của người lao động tại nơi làm việc là cách làm hiệu quả nhất.Vì vậy, các doanh nghiệp đã được khuyến khích phát triển nguồn nhân lực và Luật Khuyến khích Phát triển Kỹ năng năm 2002 đã được ban hành để khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp đào tạo, nâng cao kỹ năng, kiến thức và năng lực cho người lao động.Và Luật cũng khuyến khích khu vực tư nhân thành lập và đăng ký với Cục Phát triển Kỹ năng các trung tâm đào tạo cho việc huấn luyện và học tập tại nơi làm việc. Các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi bằng cách được khấu trừ 200% chi phí đào tạo từ tiền thuế hàng năm. Các biện pháp bắt buộc đã được áp dụng cho các cơ sở có ít nhất 100 nhân viên trong đó phải đào tạo được 50% tổng số nhân viên, nếu không, chủ doanh nghiệp sẽ phải trả khoảng 480 Bạt vào đầu năm để đóng góp vào Quỹ Phát triển Kỹ năng cho số lao động chưa qua đào tạo. Hơn nữa, các cơ sở cũng có các lợi ích khác theo Đạo luật này; như, miễn thuế mua máy móc đào tạo, đưa chuyên gia hoặc giảng viên về đào tạo nhân viên, miễn phí tiền nước và điện.
Kết quả của việc khuyến khích phát triển kỹ năng theo Đạo luật này đã đạt được kết quả sau: năm 2006 (890.376 người), năm 2007 (2.979.578 người) và năm 2008 (3.883.275 người). Số liệu của mỗi năm đã tăng chứng tỏ chủ doanh nghiệp đã chú ý hơn đến sự phát triển năng lực của nhân viên.
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề trong lĩnh vực công nghiệp bởi ảnh hưởng của toàn cầu hóa và những thay đổi công nghệ, Cục Phát triển Kỹ năng đã áp dụng các cơ chế để phối hợp với Khu vực Tư nhân về phát triển nguồn nhân lực.
Uỷ ban Điều phối Đào tạo Nghề Quốc gia (NVTCC) là cơ quan quốc gia ban hành chính sách và lập kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực để tránh trùng lắp về nhóm đào tạo và nhóm mục tiêu và cũng để chia sẻ tài nguyên đào tạo. Ủy ban này do Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch, bao gồm các thành viên là đại diện khu vực tư nhân như: Liên đoàn công nghiệp, Phòng Thương mại và Liên đoàn các chủ doanh nghiệp và người lao động của các bộ ngành Thái Lan. Ở cấp địa phương có Ủy ban Phối hợp Đào tạo Nghề cấp Tỉnh (PVTCC) do chủ tịch tỉnh làm chủ tịch và các đại diện từ khu vực công và tư nhân trong tỉnh là thành viên của ủy ban.
Ban cố vấn của Phát triển Kỹ năng cho mỗi Trung tâm và Viện gồm đại diện của khu vực tư nhân trong tỉnh. Ban này có vai trò ban hành các hướng dẫn về Phát triển Nguồn Nhân lực ở các viện hoặc trung tâm, trao tặng hoặc chia sẻ phương tiện đào tạo, tài liệu, chương trình giảng dạy, giảng viên, vv. Điều quan trọng nhất là phải cung cấp thông tin về trình độ và nhu cầu của lực lượng lao động có kỹ năng.
Vì Cục Phát triển Kỹ năng thuộc Bộ Lao động nên công việc của Cục phải có sự hợp tác trong hệ thống ba bên với Liên đoàn các chủ doanh nghiệp và người lao động để phát triển thành công lực lượng lao động.
Cục Phát triển Kỹ năng đánh giá việc đào tạo kỹ năng cho tất cả các học viên tham gia các khóa tập huấn của Viện Phát triển kỹ năng và các Trung tâm trong cả nước.
• Tất cả các ứng viên sẽ được hướng nghiệp theo khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầu đào tạo cũng như phù hợp với trình độ của học viên trước khi tham dự khóa học.
• Việc tham gia chuyên cần của các học viên sẽ được ghi lại trong suốt khóa học. 80% chuyên cần sẽ là tiêu chí để được cấp giấy chứng nhận.
• Tất cả các học viên phải được kiểm tra đánh giá sau khi hoàn thành Khóa đào tạo.
• Tất cả các học viên tốt nghiệp đào tạo sẽ được kiểm tra tiêu chuẩn kỹ năng cho Khóa học.
• Tất cả các viện và trung tâm sẽ liên hệ với Sở giáo dục Đào tạo và Dạy nghề cho các vị trí công việc đối với tất cả những người tốt nghiệp đào tạo.
• Bất kỳ những ai tốt nghiệp đào tạo mà không được Bộ Giáo dục Đào tạo và Dạy nghề bố trí công việc thì các Viện và trung tâm sẽ theo dõi. Hoặc họ có thể liên hệ trực tiếp với Bộ, cơ quan có chi nhánh trên toàn quốc để xin việc.
Vì hệ thống của Cục Phát triển Kỹ năng tập trung đào tạo thực hành tại các cơ sở, nên hầu hết các học viên có tác phong công nghiệp tốt đều được các cơ sở đào tạo họ tuyển dụng.
• Cục Phát triển Kỹ năng có hệ thống theo dõi học viên tốt nghiệp trong các khóa đào tạo tiền tuyển dụng và những học viên này cũng là những người mới tham gia vào thị trường lao động. Sau khi hoàn thành khóa học, các học viên này sẽ được Cục Phát triển Kỹ năng phối hợp với các cơ sở và Bộ Giáo dục Đào tạo và Dạy nghề tuyển dụng. Họ sẽ được theo dõi tiếp để được tuyển dụng trong vòng 3 tháng dù họ đã có việc.
Để việc học tập tại nơi làm việc thành công, hiện nay Cục Phát triển Kỹ năng đang phát triển tiêu chuẩn kỹ năng dựa trên năng lực của 39 ngành công nghiệp và khu vực du lịch và dịch vụ. Tiêu chuẩn dựa trên năng lực gồm danh sách năng lực nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau sẽ phản ánh qua các chương trình và đánh giá việc đào tạo. Với tiêu chuẩn khả năng dựa trên kỹ năng, Thái Lan có thể xác định sự chênh lệch về năng lực, tiếp tục phát triển chương trình đào tạo và cố gắng thu hẹp khoảng cách. Điều này sẽ làm tăng việc làm và năng suất lao động nói chung.
Thái Lan cần sẵn sàng với những điều khoản trong cương lĩnh quốc tế như Cộng đồng kinh tế ASEAN, trong đó nhấn mạnh về sự lưu thông tự do của lao động. Do đó, Thái Lan phải tập trung vào phát triển nguồn nhân lực để tạo ra công ăn việc làm bền vững cho lực lượng lao động có năng suất cao để cuối cùng sẽ tạo nên một nền kinh tế bền vững cho quốc gia.
Các tin khác
- Nền công vụ của Singapore - mô hình mà ASEAN nên áp dụng?
- Triển vọng của Thái Lan khi Đào tạo Kỹ năng tại Nơi làm việc
- Cảm nhận sau khóa tập huấn tại Nhật Bản về phương pháp quản lý đào tạo
- Phát triển nông thôn – Bài học từ Hàn Quốc
- Làm thế nào để tạo động lực làm việc cho nhân viên
- Giáo dục chính trị ở Singapore
- Tổng quan về Singapore
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
170
Hôm qua:
2835
Tuần này:
8433
Tháng này:
39286
Tất cả:
4.759.053