Nền công vụ của Singapore - mô hình mà ASEAN nên áp dụng?
Đăng lúc: 08:29:50 11/04/2019 (GMT+7)4969 lượt xem
Tác giả: John Pennington
Biên tập: Joelyn Chan
Biên dịch: Nguyễn Trần Bách Diệp
Lê Văn Đông
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2015 đã xếp hạng Singapore là chính phủ đạt hiệu quả đứng đầu thế giới. Theo bảng xếp hạng, Brunei đứng thứ 34, Malaysia xếp thứ 43, Thái Lan xếp thứ 62, Philippines xếp thứ 79, Việt Nam xếp thứ 83, Indonesia xếp thứ 102, Lào xếp thứ 121, Campuchia xếp thứ 142 và Myanmar xếp thứ 173. Sự khác nhau trong thực hiện là bởi thiếu một nền công vụ tốt để các quốc gia ASEAN hoạt động hiệu quả. Các nhà phân tích và quan sát viên nhận thấy nền công vụ của Singapore đạt hiệu quả cao, khách quan và chuyên nghiệp.
Đánh giá tính hiệu quả của Ngân hàng Thế giới đối với các chính phủ, năm 2015 (Tối đa = 2,5; tối thiểu = -2,5)
Nguồn: Kinh tế Toàn cầu
Một nền công vụ công tuyệt vời để có khả năng quản lý tốt
Nền công vụ của Singapore đã đạt được những thành tựu đáng kể.Thủ tướng Lý Hiển Long giải thích: “Để có hệ thống cung cấp sản phẩm ổn định, bền vững thì nền chính trị và các chính sách phải phù hợp chặt chẽ với nhau.” Mặc dù nền công vụ phục vụ cho chính phủ cầm quyền, công chức Singapore luôn luôn khách quan và thực thi theo định hướng.
Việc tuyển dụng và tiền lương của công chức thuộc sự bảo trợ của Vụ Công vụ (PSD), nơi xử lý nguồn nhân lực của chính phủ. Về mặt lý thuyết thì lương cao sẽ loại bỏ tham nhũng. Singapore thực hiện đường lối này một cách nhanh chóng và trả lương cao cho cán bộ. Trong điều kiện kinh tế tốt cũng như kém, cán bộ đều được hưởng các khoản tiền đãi ngộ.
Nền công vụ của Singapore đạt hiệu quả cao
Một trong những thành công lớn nhất của hệ thống công vụ Singapore là tính hiệu quả. Singapore chỉ cần 84 nghìn công chức để điều hành hệ thống, ít hơn nhiều so với các quốc gia ASEAN khác: Malaysia có tổng cộng 1,6 triệu cán bộ, và thậm chí Hồng Kông cũng đã tăng lên 170 nghìn cán bộ. Chỉ có 1,5% dân số Singapore làm việc trong các dịch vụ dân sự, trong khi đó Malaysia là 5,1% và 2,3% là Hồng Kông.
Do cách thức quản lý khác nhau nên không phải tất cả các nước đều phân loại chính xác công chức và viên chức.
Công chức ở một số quốc gia ASEAN
Nguồn: Báo Jakarta, The Irrawaddy, Tạp chí Thời báo New Straits, tạp chí Thời báo Khmer, tạp chí Ngôi sao Philippine, Diễn đàn chính phủ toàn cầu, Cục Công vụ, Liên hiệp quốc
Một lý do khác để chính phủ Singapore đạt hiệu quả là nước này luôn sẵn sàng đón nhận công nghệ mới. Phó Thủ tướng Teo Chee Hean - Bộ trưởng phụ trách Bộ Công vụ gần đây đã ca ngợi người lãnh đạo Ngành dân chính, ông Peter Ong vì ông ta đã thúc đẩy đổi mới và đã "hướng dịch vụ công tới chính phủ kỹ thuật số, sử dụng công nghệ và dữ liệu để xây dựng chính sách tốt hơn và phục vụ người dân Singapore”. Chẳng hạn như, Bộ Công vụ đã làm việc với Công ty Accdvisor (một công ty tư vấn quản lý chuyên cung cấp dịch vụ chiến lược, tư vấn, kỹ thuật số, công nghệ và hoạt động) để thiết kế hệ thống tự động hóa thường xuyên đánh giá nhân viên. Giải pháp mới này giúp tiết kiệm thời gian, tăng cường bảo mật và đáng tin cậy hơn hệ thống trước đó.Vụ Công vụ liên tục tìm cách cải thiện và cải tiến; điều này làm tăng cơ hội để nền Công vụ Singapore thành công trong môi trường toàn cầu đang không ngừng biến đổi.
Dịch vụ hành chính Vụ Công vụ rất quan trọng
Dịch vụ hành chính Vụ Công vụ đã lập chương trình phát triển thế hệ công chức và các nhà lãnh đạo chính trị kế tiếp với các bộ kỹ năng cần thiết. Mục tiêu đã nêu có nội dung là: "Dịch vụ hành chính nhằm phát triển các nhà lãnh đạo theo tiến độ và khả năng của toàn chính phủ để xây dựng và thực hiện các chính sách giúp cải thiện cuộc sống của người dân Singapore.
Singapore có những chương trình đào tạo, huấn luyện chuyên gia, có những cơ hội để các nhà lãnh đạo Công vụ trình bày và triển khai thực hiện.Theo chương trình đào tạo của Vụ Cộng vụ, học viên có thời gian để thể hiện các vai trò khác nhau trong các cơ quan và bộ, do đó có được kiến thức và quan điểm của toàn chính phủ.
Từ khi hoạt động vào năm 1993, Trường Cao đẳng Dịch vụ Dân sự Singapore đã đưa ra chương trình đào tạo và giáo dục cụ thể. Singapore không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới vận hành một cơ sở giáo dục đại học như vậy, có thể thấy mô hình này có ở các học viện trên quần đảo Cayman, tại Syria, Ukraine, và các nước G8, như Pháp và Vương quốc Anh.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cam kết quản trị tốt nhưng phải đối mặt với các vấn đề
Các nhà lãnh đạo của các quốc gia ASEAN đã ký Tuyên bố Asean về vai trò của Công vụ với tư cách là chất xúc tác để đạt được Tầm nhìn Cộng đồng SEAN 2025. Các nước đã cam kết như thế nào để biến tuyên bố đó thành hành động?
Ở Malaysia, các dịch vụ dân sự đang nở rộ. Rất nhiều cán bộ bị áp lực về kinh tế; tuy nhiên, chính phủ Malaysia không có kế hoạch giảm số lượng công chức. Đa dạng sắc tộc ở Malaysia là một vấn đề nhạy cảm. Người dân tộc Mã Lai chiếm 67% dân số, trong khi 90% công chức là người dân tộc Mã Lai. Tỷ lệ này không phản ánh thành phần dân tộc, dẫn đến việc dịch vụ dân sự sẽ hoạt động để phục vụ lợi ích của người dân tộc Malay hơn là người Malaysia.
Ở Indonesia, chính phủ đang tìm cách cắt giảm số lượng công chức bằng cách cho cán bộ nghỉ hưu sớm và thực hiện chính sách tuyển dụng chọn lọc hơn. Ông Yuddy Chrisnandi - Bộ trưởng Bộ Cải cách Hành chính và Quan liêu cho rằng, chỉ cần 1,5% người Indonesia làm việc trong ngành Công vụ nhưng hiện tại con số đó đứng ở mức 1,7%.
Các quốc gia khác đã cố gắng cải cách các dịch vụ dân sự với mức độ thành công khác nhau
Ủy ban Công vụ (CSC) Philippines đã đưa ra các sáng kiến cải cách vào năm 1995 giúp cải thiện bộ máy yếu kém mình. "Cải cách hành chính không nên là sự thỏa thuận một lần mà là sự nỗ lực liên tục. Do đó, Ủy ban Công vụ Philippines không ngừng thúc đẩy đổi mới", ông Corazon Alma de Leon - Cựu chủ tịch nói. Năm nay có 242 nghìn ứng viên đã tham dự kỳ thi công chức, năm ngoái là 203 nghìn. Ngoài ra, các chính trị gia đã phê duyệt ngân sách cho Ủy ban Công vụ mà không phải thảo luận nhiều; điều này nhấn mạnh rằng Ủy ban Công vụ được ủng hộ mạnh mẽ để được ủy quyền quản lý cán bộ của chính phủ và đảm bảo thúc đẩy năng lực và sự liêm chính trong lực lượng lao động. Đó là điều mong muốn hiển nhiên vì sự tiến bộ và hiểu biết để từ đó có thể sắp xếp hợp lý và cắt giảm theo khả năng của quốc gia.
Ở các nước khác có những thách thức lớn hơn
Nền công vụ ở Myanmar hiện đã lỗi thời và có khoảng 900 nghìn cán bộ. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã đưa ra kế hoạch hành động cải cách vào đầu năm nay; theo đó muốn loại bỏ tham nhũng mặc dù không có khả năng tăng lương, tuy nhiên Liên đoàn vẫn nỗ lực tiếp tục làm cho nền công vụ trở nên tiêu biểu hơn và dần khép lại khoảng cách giới.
Cải cách công vụ chỉ tác động rất nhỏ đến Việt Nam.Tham nhũng vẫn còn, hệ thống dịch vụ công không hiệu quả và công chức không được đào tạo một cách đúng đắn trước khi đi làm.
Công chức Campuchia có mức lương thấp, và kết quả là hệ thống còn tham nhũng, kém hiệu quả và dịch vụ kém. Chính phủ đã tiến hành cải cách vào năm 2013, nhưng một năm sau, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã phải ban hành một chỉ thị để đảm bảo công chức được nhận lương đúng hạn.
Những trận chiến làm nổi lên những thách thức khác nhau mà các quốc gia ASEAN đang phải đối mặt. Ví dụ, Campuchia, Myanmar và Việt Nam vẫn đang nỗ lực để trở thành các quốc gia không tham nhũng, đạo đức, dựa trên năng lực. Đó là những thách thức mà Singapore đã phải đối mặt và vượt qua. Ngày nay, Singapore tập trung vào xây dựng năng lực, tăng hiệu quả, đổi mới và thực thi chính sách.
Mô hình của Singapore không hoàn hảo nhưng là một mô hình tốt để làm theo
Mặc dù dịch vụ dân sự và dịch vụ hành chính của Singapore xứng đáng được đánh giá cao nhưng nó không hoàn hảo. Các nhà phê bình cho rằng hệ thống này không thúc đẩy sự đổi mới vì nó không mềm dẻo và thông qua các phương pháp không cần tư vấn. Thủ tướng Lee nói "Nếu chính trị hoặc chính sách gặp trục trặc, hệ thống có thể bị trục trặc”.
Ở Singapore, công việc trong các cơ quan của chính phủ đáng được coi trọng và được trả lương cao; trong khi đó ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là ở Campuchia và Myanmar không như vậy. Cần những cải cách thực thi để thu hẹp khoảng cách nhận này.
Tuy nhiên, thay đổi cần có thời gian và nỗ lực, đặc biệt các quốc gia có tình hình chính trị biến động cần quyết định thực hiện những cải cách quan trọng. Hồng Kông đang ở vị trí mạnh để đua tranh với Singapore, nhưng rõ ràng sẽ khó khăn hơn nhiều đối với các quốc gia như Campuchia, Myanmar và Thái Lan.
Các nhà phê bình cho rằng Hồng Kông mong muốn cạnh tranh với nền công vụ của Singapore là không khôn ngoan vì hai nước không giống nhau. Mỗi quốc gia có lịch sử khác nhau, hệ thống quản lý hoặc nền công vụ không giống nhau, và cũng cần xem xét những khác biệt về văn hóa, dân tộc và con người.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lý do để các quốc gia ASEAN tranh đua với chính sách của Singapore khi áp dụng những điều tốt nhất để cải thiện hệ thống của nước mình./.
Các tin khác
- Nền công vụ của Singapore - mô hình mà ASEAN nên áp dụng?
- Triển vọng của Thái Lan khi Đào tạo Kỹ năng tại Nơi làm việc
- Cảm nhận sau khóa tập huấn tại Nhật Bản về phương pháp quản lý đào tạo
- Phát triển nông thôn – Bài học từ Hàn Quốc
- Làm thế nào để tạo động lực làm việc cho nhân viên
- Giáo dục chính trị ở Singapore
- Tổng quan về Singapore
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
569
Hôm qua:
1694
Tuần này:
19224
Tháng này:
13464
Tất cả:
4.805.451