CHÀO MỪNG HỌC VIÊN KHOÁ 52 TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VỀ NHẬP HỌC VÀ DỰ LỄ KHAI GIẢNG, NĂM HỌC 2024 - 2025

Tổng quan về Singapore

Đăng lúc: 08:50:41 27/12/2014 (GMT+7)2006 lượt xem

 Sưu tầm và biên dịch: Nguyễn Trần Bách Diệp
Singapore là câu chuyện về sự thành công kỳ diệu. Trong vòng chưa đầy 50 năm, từ một hòn đảo cằn cỗi không có tài nguyên thiên nhiên và đa số dân  không biết chữ, Singapore đã trở thành một quốc gia 4,7 triệu dân có cuộc sống ngang bằng với các quốc gia có nền công nghiệp phát triển cao nhất thế giới. Ngay từ đầu, ông Lý Quang Diệu, thủ tướng nổi tiếng thế giới, người lãnh đạo Singapore  đạt được những thành tựu này, đã hiểu rằng, giáo dục là một yếu tố thiết yếu để lập nên một quốc gia thống nhất từ các xung đột sắc tộc, tôn giáo và chính giáo dục sẽ đóng vai trò trong việc phát triển lực lượng lao động đẳng cấp thế giới; điều này sẽ đáp ứng được yêu cầu thực hiện các mục tiêu kinh tế đầy tham vọng mà ông đã thiết lập cho Singapore.
         Những nguyên nhân giúp Singapore rất thành công khi xây dựng một hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới trong một thời gian rất ngắn với xuất phát điểm không mấy hứa hẹn là: 1) Lý Quang Diệu đã chọn nhiều người có năng lực nhất Singapore phục vụ cho chính phủ; phụ tá cho những người này là những cán bộ giỏi nhất, có khả năng thiết lập nên các chính sách thực thi (nhiều cán bộ công chức của Singapore đã được đào tạo tại các trường đại học tốt nhất trên thế giới và họ được trả lương tương đương với những gì họ có thể kiếm được trong khu vực tư nhân), 2) ông đã khẳng định rằng, chính sách của chính phủ trước khi được thực hiện sẽ được công bố bằng các tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn toàn cầu, do đó chính sách của Singapore sẽ được thể hiện bằng các chính sách hiệu quả nhất và thực tiễn nhất thế giới, và 3) ông đảm bảo rằng Singapore sẽ không chỉ quan tâm đặc biệt đến việc phổ biến chính sách mà còn chú ý tới khâu thực thi chính sách.
         Có lẽ, một yếu tố nữa của vấn đề chính sách đó là tầm quan trọng của việc đề xuất. Hơn hẳn hầu hết các nước khác, chính sách của Singapore được quan tâm thực hiện khi các chính sách mới được cân nhắc nếu chúng được trù tính để bổ sung cho những chính sách đã có; hoặc là tất cả các chính sách có liên quan đều được thay đổi; do đó, trong mọi trường hợp, chính sách và thực thi hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên 1  hệ thống quyền lực và có hiệu quả cao. Điều này thực sự được biểu hiện rõ nét trong lĩnh vực giáo dục. Bởi vì, đổi mới giáo dục đó là, ngay từ đầu, giáo dục được xem như là một chiến lược quan trọng để hoàn thành các mục tiêu kinh tế đầy tham vọng của Singapore, nhu cầu kinh tế của đất nước đã  góp một phần quan trọng trong việc xác định chính sách giáo dục.
          Hoạch định chính sách Giáo dục ở Singapore đã trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn một, trọng tâm là dạy chữ cơ bản cho nhiều người dân trước đây không biết chữ. Trong giai đoạn triển khai giáo dục này, Singapore đã bán sức lao động giá rẻ trên thị trường lao động thế giới, và điều rất quan trọng đó là những người lao động biết chữ.
          Giai đoạn hai của sự phát triển hệ thống kinh tế Singapore, chính phủ đã tìm cách chuyển lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu từ chi phí lao động giá thấp sang chất lượng lao động để Singapore có thể cạnh tranh giành lấy việc làm không chỉ từ những doanh nghiệp có trụ sở đóng trong nước mà còn từ các công ty trả lương cao cho lao động ở Singapore. Vì vậy, trọng tâm của chính sách giáo dục đã chuyển từ biết chữ cơ bản sang chất lượng giáo dục và duy trì học sinh trong trường học.
            Trọng tâm của chính sách này là tất cả học sinh phải đạt tiêu chuẩn giáo dục toàn cầu. Trong giai đoạn phát triển này của hệ thống giáo dục, hình thức phân lớp học sinh dựa theo học lực được đưa vào áp dụng kể từ cuối lớp 4. Điều này giúp cho giáo viên có thể dễ dàng điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợp với khả năng của học sinh ở từng lớp. Kết quả cho thấy, sau khi giai đoạn cải cách giáo dục thứ hai này được thực hiện, các học sinh ở những lớp kém nhất đều đã đạt kết quả học tập trên mức trung bình so với các nước phát triển. Đây là một thành tích đáng kể. Học viện Phát triển Chương trình giảng dạy của Singapore cũng đã được thành lập nhằm hỗ trợ cho hệ thống phân lớp này về mặt chất lượng và tài liệu giáo dục. Đa số các chương trình giảng dạy đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của Singapore.
           Vào những năm 1990, chính phủ đã thực hiện chương trình  “Trường học Tư duy, Quốc gia học tập”. Đây là giai đoạn ba trong sự phát triển hệ thống giáo dục ở Singapore. Chính phủ đã nhận ra rằng, lãnh đạo kinh tế toàn cầu đòi hỏi không chỉ lực lượng lao động có học vấn và tay nghề cao để có khả năng làm  gia tăng giá trị công việc mà còn yêu cầu một lực lượng lao động có trí tuệ, phẩm giá, thái độ và kỹ năng cần thiết để phát triển các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến hàng đầu. Vì vậy, trong giai đoạn này, chính phủ Singapore đã tập trung hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng lao động; chương trình và phương pháp giảng dạy có thể phát huy tính sáng tạo và khả năng đổi mới của học sinh.
          Năm 2004, chính phủ  Singapore đã phát triển mô hình "Dạy ít, học nhiều"​​. Với mô hình này, kiểu học thuộc lòng, học vẹt đã được thay thế bằng mô hình học dựa trên hiểu biết vấn đề và nắm bắt bản chất sự việc. Vào năm 2008, hình thức xếp lớp học sinh theo năng lực đã bị cấm, thay vào đó là hình thức phân ban được áp dụng với 3 ban phân biệt dựa trên mục tiêu đào tạo cuối cùng của học sinh. Mặc dù học sinh dành phần lớn thời gian học theo phân ban mình lựa chọn, các em vẫn có thể theo học các ban khác tùy thuộc vào năng khiếu của mình. Hệ thống mới này có nghĩa rằng, có 60% học sinh trung học tham gia học các môn học thuật. Đến năm 2009, các môn nghệ thuật, âm nhạc và thể dục bắt đầu chiếm được vị trí quan trọng hơn trong các chương trình giảng dạy. Gần đây, Singapore đã giới thiệu chương trình đào tạo khung nhằm hỗ trợ hơn nữa sự phát triển chuyên môn cho giáo viên, giúp cân bằng công việc với cuộc sống và đầu tư kinh phí cho phương pháp tiếp cận toàn diện hơn trong giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Cuối cùng, Bộ Giáo dục đã triển khai các sáng kiến ​​mới nhằm hỗ trợ tài chính cho các học sinh khó khăn; điều này báo hiệu một giao kết mới về bình đẳng giáo dục.
           Qua tất cả các giai đoạn phát triển hệ thống giáo dục, Singapore ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Giáo viên của Singapore được tuyển chọn từ các trường trung học tốp thứ ba của đất nước. Giáo viên tập sự được trả lương tương đương với các kỹ sư tập sự. Họ được đào tạo tại Học viện giáo dục quốc gia Singapore danh tiếng. Singapore rất dày công trong việc tìm kiếm phát hiện các giáo viên có tiềm năng nhất và sau đó đưa họ đi đào tạo và tạo cơ hội nghề nghiệp để từ đó họ có thể leo lên nấc thang sự nghiệp mà đỉnh cao là đạt vị trí lãnh đạo giáo dục trong giảng dạy, quản lý và làm ở Bộ.
          Hiện nay Singapore không những tự hào có hệ thống trường học tốt nhất thế giới được đánh giá theo chuẩn quốc tế mà Singapore còn xuất sắc và có uy tín trong đào tạo nghề. Các nhà hoạch định chính sách đã nhận thức rõ rằng họ không thể đạt được mục tiêu kinh tế của quốc gia nếu họ không thể cung cấp cho các công ty hàng đầu thế giới các kỹ thuật viên được đào tạo cao và có những kỹ năng cạnh tranh toàn cầu trong tất cả mọi lĩnh vực từ việc hệ thống tự động hóa nhà máy đến quản lý hệ thống máy tính.
          Vào những năm 1980, bằng kinh phí của mình, Singapore đã mời một số quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến nhất trên thế giới thành lập các trường đào tạo công nghiệp chuyên ngành ở cấp trung học phổ thông. Một số trường đã lập chương trình; các chương trình này được hợp nhất lại dưới sự bảo trợ của Đại học Bách khoa Nanyang, rồi trở thành trung tâm giáo dục kỹ thuật và chương trình đào tạo đẳng cấp thế giới của Singapore.
           Ngày nay, Singapore là nơi có một trong những cảng lớn nhất và đông đúc nhất trên thế giới. Singapore cũng là một trong những trung tâm viễn thông lớn nhất thế giới và đi đầu trong ngành điện tử tiêu dùng, dược phẩm, dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin.
           Không phải ngẫu nhiên mà các tổ chức giáo dục của Singapore, từ các trường phổ thông đến các trường cao đẳng, đại học đều nằm trong số những trường đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới. Một khi quốc gia nhỏ bé này đã thành công trong việc nâng cao trình độ dân trí, thì họ có thể tăng thêm tính cạnh tranh cho lực lượng lao động vốn đã có giá tương đối thấp trên thị trường thế giới. Người lao động của đất nước này có thể tạo thêm nhiều giá trị hơn nữa cho các sản phẩm và dịch vụ mà họ sản xuất ra, nhờ đó mức sống của người dân được nâng lên không ngừng. Kết quả là Singapore đã trở thành một quốc gia có nền kỹ thuật giỏi vào loại bậc nhất trên thế giới. Hiện tại, thách thức của Singpore là việc khẳng định rằng quốc gia này cũng là một trong các quốc gia sáng tạo và đổi mới nhất trên thế giới.
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
550
Hôm qua:
1694
Tuần này:
19205
Tháng này:
13445
Tất cả:
4.805.432