CHÀO MỪNG HỌC VIÊN KHOÁ 52 TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VỀ NHẬP HỌC VÀ DỰ LỄ KHAI GIẢNG, NĂM HỌC 2024 - 2025

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Hồng Đức đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Đăng lúc: 17:03:19 16/05/2022 (GMT+7)1103 lượt xem

 Học viên: Lường Đức Danh
Lớp Trung cấp LLCT - HC B31
Trường Đại học Hồng Đức có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học và trên đại học, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực sư phạm, kinh tế, nông lâm, công nghệ thông tin, xây dựng... cho tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này thì việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ giảng dạy, giỏi về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ổn định về chính trị, cơ cấu tổ chức đào tạo, gắn bó với nghề, với trường, trước biến động của cơ chế thị trường, có một vị trí quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững ổn định và lâu dài của Nhà trường. Muốn thực hiện được điều đó thì cần có các giải pháp nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực hiện có thì nhà trường mới có được nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và yêu cầu phát triển chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường Đại học Hồng Đức luôn được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm thể hiện qua trình độ của cán bộ và giảng viên trong nhà trường. Hiệnnay nhà trường có 651 cán bộ, giảng viên, trong đó có 403 giảng viên với 24 PGS-TS, 139 tiến sĩ, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt 40,2%.Trong 4 năm 2018 đến năm 2021 có 82 giảng viên đi học NCS trong đó có 37 NCS đi học tập tại nước ngoài. Số lượng bài báo đăng tạp chí của giảng viên trong nhà trường là 1.296 bài báo. Trong đó có 229 bài được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín thuộc danh mục ISI, Scopus. Cũng trong giai đoạn này cán bộ, giảng viên trong nhà trường đã nghiệm thu được 222 đề tài khoa học các cấp đó là  đề tài quốc gia; đề tài cấp bộ; đề tài cấp tỉnh và đề tài cấp cơ sở. Ngoài những kết quả nổi bật như trên đòi hỏi cần có các giải pháp mang tính đột phá hơn nữa nhằm phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao của nhà trường để thích ứng với xu hướng hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Là một học viên lớp B31 TCCT- HC từ thực tiễn tại trường Đại học Hồng Đức bản thân đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học Hồng Đức đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau: 
Một là,Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ
Thứ nhất, Về nâng cao chất lượng đội ngũ
- Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ phù hợp với yêu cầu phát triển của trường đại học theo định hướng ứng dụng, phù hợp với sứ mệnh của nhà trường; đổi mới phương thức đánh giá viên chức, người lao động gắn với hiệu quả công việc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo.
- Thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ các nhà khoa học từ bên ngoài về công tác tại trường.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của đội ngũ cánbộ giảng viên thông qua việc tạo các công việc có thu nhập cao, cải thiện môi trường làm việc thân thiện áp dụng các chính sách mang lại cơ hội phát triển và cống hiến cho đội ngũcán bộ giảng viên.
- Nhà trường cần đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ giảng viên và nhân viên, cán bộ quản lý tại doanh nghiệp để doanh nghiệp cập nhật thêm thông tin, quy định mới từ giảng viên ngược lại giảng viên được gắn lý thuyết với thực tiễn nâng cao tính ứng dụng.
Thứ hai,Về nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học
Để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên trong nhà trường. Ngoài việc nổ lực của bản thân cán bộ giảng viên trong nhà trường thì nhà trường cần thực hiện xây dựng kế hoạch, các chính sách sau:
- Xây dựng Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với nhu cầu thị trường trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư; gắn với chiến lược khoa học và công nghệ của ngành giáo dục và đào tạo các định hướng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa và các địa phương, vùng, miền trong cả nước. Tập trung nghiêncứu vào các lĩnh vực: Khoa học Kỹ thuật - Công nghệ (Công nghệ số, thông tin, trí tuệ nhân tạo...); nông lâm thủy sản; công nghiệp-xây dựng; thương mại-dịch vụ, văn hóa, du lịch; y dược; khoa học xã hội và nhân văn và khoa học giáo dục; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...
 
- Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh có đủ khả năng đề xuất, tư vấn, phản biệnchính sách, thực hiện các nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Tỉnh, Bộ, ngành và Nhà nước.
- Xây dựng các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm, có tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng đào tạo và công tác quản lý của Nhà trường và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.Nghiên cứu phát triển sản phẩm khoa học công nghệ mang thương hiệu trường Đại học Hồng Đức.
- Đẩy mạnh hợp tác, phối hợp trong hoạt động khoa học công nghệ và mở rộng các loại hình, dịch vụ khoa học công nghệ; liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp, địa phương.
Hai  là,Đẩymạnhcôngtác giáo dục chínhtrị- tưởng,nângcaophẩmchất,đạođứccủa cán bộ, giảngviên
Bồi dưỡng phẩm chất công dân, có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí phấn đấu vươn lên, có tưởng. Cụ thể hóa cho nội dung này chính công tác phát triển cán bộ của nhà trường thành những Đảngviên.
Đảng bộ nhà trường cần tăng cường công tác phát triển Đảng trong đội ngũ cán bộ, giảng viên. Thường xuyên giúp đỡ, mở các lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng để đội ngũ Cán bộ, giảng viên - Đoàn viên có được nhận thức đúng đắn về lý tưởng của Đảng, có động cơ đúng đắn có sự phấn đấu liên tục để trở thành Đảngviên.
Đảng bộ nhà trường cần chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, giảng viên - Đảng viên, liên hệ và tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chính trị như nói chuyện thời sự, hội thảo khoa học, tọa đàm về các vấn đề liên quan đến công tác giáo dục chính trị tưtưởng.Quy hoạch, bồi dưỡng tham gia học trung cấp, cao cấp lý luận chính trị.
Bồi dưỡng cán bộ, giảng viên yêu nghề, có trách nhiệm với nghề, quý trọng đồng nghiệp, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ sinh viên, có lối sống trong sáng, lành mạnh, nêu cao tấm gương nhà giáo, học tập “đạo đức Hồ Chí Minh” ở mọi lúc, mọinơi.
Ba là, Hoàn thiện các chế độ chính sách đãingộ
Trong thời gian vừa qua, việc thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ, xét các danh hiệu của Nhà nước cũng như lương thưởng của Nhà nước được thực hiện tốt. Tuy nhiên, về vấn đề lương thưởng của cán bộ, giảng viên cần được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Thực tế cho thấy muốn thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về giảng dạy tại nhà trường thì cần phải có chính sách đãi ngộ và mức thu nhập xứng đánh cũng như việc giữ chân cán bộ, giảng viên giỏi ở lại cống hiến cho nhà trường.
             Một số chính sách cơ bản cần phải hoàn thiệnnhư:
            - Chính sách đãi ngộ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần như  chính sách thưởng cho các nhà khoa học về công tác tại nhà trường.
            - Các chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ, giảng viên tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn như: khen thưởng cho tập thể cá nhân có thành tích trong các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, hỗ trợ đăng bài báo quốc tế;  hội thi giảng viên dạygiỏi…;
            - Chính sách khuyến khích, hỗ trợ học phí cho  giảng viên đi nghiên cứu sinh, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
-Thực thiện cải cách tiền lương và các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao thu nhập cho đội ngũ viên chức, người lao động.Phấn đấu thu nhập bình quân của CBVC&LĐ đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người  đạttừ 15 triệu đồng trở lên có như vậy đời sống của người lao động mới được đảm bảo trong xu thế nền kinh tế biến động như hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết năm học tổng kết năm học 2018 -2019; 2019 - 2020; 2020 - 2021, trường đại học Hồng Đức.
2. Báo cáo tổng kết khoa học & công nghệ các năm 2018; 2019, 2020, 2021, trường đại học Hồng Đức
3. Quyết định 1803/QĐ - ĐHHĐ, về việc ban hành chế độ làm việc đối với giảng viên trường đai học Hồng Đức ngày 9 tháng 11 năm 2020
4. Quyết định 648/QĐ - ĐHHĐ, về việc phê duyệt quy hoạch đào tạo đối với cán bộ giảng viên giai đoạn 2016 - 2020 ngày 27 tháng 4 năm 2016
5. Quyết định 259/QĐ - ĐHHĐ, về việc phê duyệt quy hoạch đào tạo đối với cán bộ giảng viên giai đoạn 2021 - 2025 ngày 26 tháng 2 năm 2021.
Số lượt truy cập
Hôm nay:
155
Hôm qua:
2428
Tuần này:
4860
Tháng này:
37081
Tất cả:
4.829.068