CHÀO MỪNG HỌC VIÊN KHOÁ 52 TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VỀ NHẬP HỌC VÀ DỰ LỄ KHAI GIẢNG, NĂM HỌC 2024 - 2025

Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031

Đăng lúc: 16:34:33 17/05/2024 (GMT+7)458 lượt xem

 Qua nghiên cứu về công tác lãnh đạo của cấp uỷ xã Thành Tâm để học viên có thêm kinh nghiệm về những cách làm hay, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới, có thể khẳng định, chương trình nghiên cứu thực tế của lớp Nguồn cấp ủy huyện Thạch Thành có ý nghĩa thiết thực, góp phần thực hiện phương châm “gắn lý luận với thực tiễn” trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
thao.jpg

Học viên lớp Nguồn cấp uỷ huyện Thạch Thành chụp ảnh lưu niệm
trong chuyến đi nghiên cứu thực tế tại xã Thành Tâm
 
Thực hiện Chương trình bồi dưỡng lớp nguồn cấp ủy huyện Thạch Thành nhiệm kỳ 2025-2030, 2026 -2031 và Kế hoạch số 01-/KH/BCĐ ngày 26 tháng 4 năm 2024 của Ban chỉ đạo lớp bồi dưỡng về việc tổ chức đi nghiên cứu thực tế, ngày 05/5/2024, học viên lớp Bồi dưỡng đã có chuyến nghiên cứu thực tế tại xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành. Đồng hành và hướng dẫn học viên đi nghiên cứu thực tế có đồng chí Quách Thị Tươi, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thành và đồng chí Lê Thị Thảo, giảng viên Phòng QLĐT&NCKH Trường Chính trị.
Trong thời gian khảo sát, thăm quan thực tế mô hình nông thôn mới tại thôn Yên Thịnh và thôn Tân Thịnh, Đoàn nghiên cứu thực tế được nghe đồng chí Hoàng Công Nam, Chủ tịch UBND xã Thành Tâm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã.
Thành Tâm là một xã miền núi của huyện Thạch Thành, cách trung tâm huyện 15 km về phía Đông Bắc, có đường Quốc lộ 217B và Tỉnh lộ 522 chạy qua. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.316,63 ha, trong đó đất nông nghiệp 1.911,84 ha, đất phi nông nghiệp 402,99 ha, đất chưa sử dụng 1,8 ha. Toàn xã có 1.580 hộ với 6.147 nhân khẩu, trong đó hộ nghèo 21 hộ, chiếm 1,33%; hộ cận nghèo 37 hộ, chiếm 2,34%; hộ có mức sống trung bình 462 hộ, chiếm 29,5% với 1.765 nhân khẩu.Xã Thành Tâm có hai dân tộc đang sinh sống, gồm dân tộc kinh chiếm 52% và dân tộc Mường chiếm 48%.
Năm 2011 khi bắt đầu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Xã mới đạt 8/19 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người mới đạt 10 triệu; tỷ lệ hộ nghèo là 22%; công sở, trường học, trạm y tế đã xuống cấp, chưa có trường học đạt chuẩn quốc gia, chưa có trung tâm văn hóa thể thao xã, 04 thôn chưa có nhà văn hóa cộng đồng; giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng chưa được bê tông hóa. Đây là những khó khăn rất lớn trong việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở nhiều xã trên địa bàn huyện, trong đó có xã Thành Tâm.
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vượtqua đểm xuất phát thấp, nền kinh tế còn mang nặng tính nhỏ lẻ, manh mún, với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và tinh thần đoàn kết, Đảng ủy xã Thành Tâm đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền và Nhân dân tích cực tham giacác phong trào. Qua đó, có thể rút ra những bài học về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ xã Thành Tâm như sau:
Một là, chú trọng nghiên cứu, triển khai các văn bản của cấp trên về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cấp ủy xã căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh và huyện, đề ra các chủ trương, định hướng phù hợp với tình hình địa phương. Từ đó, quán triệt Nghị quyết của Đảng bộ xã về chủ trương, phương hướng xây dựng nông thôn mới cho các tổ chức trong hệ thống chính trị. Xã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình cụ thể do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban; Ban Quản lý do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; thành lập các tổ giám sát.
Hai là, tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền đề ra nghị quyết, kế hoạch, biện pháp xây dựng nông thôn mới theo Bộ quy chế quốc gia về xã nông thôn mới (ban hành kèm theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng chính phủ); khảo sát quy hoạch, lập đề án, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, xây dựng kế hoạch, các chỉ tiêu hàng năm; tổ chức triển khai thực hiện và trực tiếp giám sát việc thực hiện.
Ba là, đẩymạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trongtuyên truyền, vận động Nhân dân về chủ trương xây dựng nông thôn mớitheo Bộ tiêu chí quốc gia bằngnhiều hình thứcđể giúp nhân dân hiểu rõ về mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện và của xã về xây dựng nông thôn mới.
Nhờlàm tốt công tác tuyên truyền, vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bằngpa-nô, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu, Đảng uỷ, Chính quyền xã đãgiúp ngườidân có nhận thức đúng về Chương trình mụctiêu quốc gia nên đã dần dần thay đổi nếp nghĩ, khắc phục một bước tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; đồng thời, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn, biến chương trình thành một phong trào sâu rộng để huy động mọi nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
Đặcbiệt, Đảng uỷ xã đã lãnh đạo tuyên truyền, thông báo công khai về việc sử dụng các nguồn vốn xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, như trường học, đường giao thông, công trình thủy lợi, các nhà văn hóa thôn…; tuyên truyền vềnội dung Đề án quy hoạch nông thôn mới cấp xã, vềxây dựng làng bản, gia đình văn hóa, bảo vệ môi trường. Đồng thời, vận động nhân dân tích cực tham gia sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững…
Phát huy năng lực lãnh đạo của Cấp uỷ xã trong thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân xã Thành Tâm đã tích cực thực hiện phong trào, cuộc vận động, như: Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới; Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới; Phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới; Nông dân thi đua sản xuất giỏi; Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế
Với trên 33 tỷ có từ nguồn vốn trực tiếp cho Chương trình, từ ngân sách của tỉnh, huyện và kết hợp với vốn doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế và từ đóng góp của cộng đồng dân cư, năm 2023, xã Thành Tâm đã nâng cấp03 trường học, xây mới mương thoát nước, xây dựng đường giao thông nông thôn, nâng cấp cải tạo hồ giếng ấm... Từ sự đóng góp của nhân dân, đường làng, ngõ xóm được thay đổi diện mạo theo hướng xanh, sạch, đẹp; cơ sở vật chất của Nhà văn hóa thôn, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng cũngđược nâng cấp. Hàng rào cây xanh, hoa cây cảnh tại khuôn viên nhà văn hóa và dọc các tuyến đường tại khu dân cư được trồngmới với tổng chiều dài 7,4 km. Tổng số nhân công huy động trong nhân dân ước tính trên 158 ngày công.
thao1.png

Bà con Nhân dân xã Thành Tâm đoàn kết làm đẹp khu dân cư
 
Cùng với việc nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan đường làng, ngõ xóm, xã Thành Tâm triển khai nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, như: mô hình trồng cây Thanh long ruột đỏ với tổng thu nhập hàng tỷ đồng/năm; mô hình trồng dứa, mít, ổi, nhãn đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân; mô hình khảo nghiệm các giống lúa có năng suất, chất lượng cao; mô hình chuyển đổi diện tích đất 1 lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, mía, lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều mô hình sản xuất chăn nuôi có hiệu quả tại các thôn được duy trì, nhân rộng, như: chăn nuôi bò cái sinh sản;chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt; nuôi ong lấy mật; mở rộng mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm (hiện toàn có 33 trang trại cấp huyện, bình quân thu nhập/năm của các hộ có trang trại đạt khoảng 300 triệu đồng/hộ)
Từ những quyết sách, giải pháp phù hợp, đúng hướng, hợp lòng dân cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân trong xã, năm 2016 xã Thành Tâm đã đạt nông thôn mới; năm 2019 có thôn Yên Thịnh đạt NTM nâng cao. Tổng thu nhập bình quân toàn xã năm 2023 đạt 68,9 triệu/người/năm.
Mục tiêu của xã phấn đấu năm 2024 về đích xã đạt nông thôn mới nâng cao với các yêu cầu cơ bản đạt được là: phải tạo được diện mạo nông thôn xanh, sạch, đẹp với cơ sở hạ tầng đạt chất lượng theo tiêu chuẩn; xây dựng được con người mới, đoàn kết xóm làng, văn minh, hiện đại; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, không còn hộ nghèo, đói…
Qua nghiên cứu về công tác lãnh đạo của cấp uỷ xã Thành Tâm để học viên có thêm kinh nghiệm về những cách làm hay, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới, có thể khẳng định, chương trình nghiên cứu thực tế của lớp Nguồn cấp ủy huyện Thạch Thành có ý nghĩa thiết thực, góp phần thực hiện phương châm “gắn lý luận với thực tiễn” trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Qua khảo sát, thăm quan thực tế các mô hình kinh tế của xã, học viên là các đồng chí trong nguồn cấp uỷ huyện Thạch Thành được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để học tập cách làm trong phát triển kinh tế - xã hội; từ đó, lan tỏa được cách làm hay, sáng tạo và quyết tâm cao của Đảng bộ, nhân dân xã Thành Tâm tới các xã khác trên địa bàn huyện. Đồng thời, qua nghiên cứu thực tế về xã Thành Tâm, mỗi đồng chí học viên thuộc diện nguồn cấp uỷ của huyện có cơ hội rèn luyện kỹ năng tư duy, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị, đề ra giải pháp, góp ý với xã Thành Tâm, qua đó góp phần giúp xã sớm thực hiện được mục tiêu về đích nông thôn mới nâng cao vào năm 2024.
Theo đó, để tiếp tục lãnh đạo xã Thành Tâm đạt được mục tiêu về đích nông thôn mới nâng cao, cấp uỷ Đảng cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy trong xây dựng nông thôn mới.Năng lực lãnh đạo của cấp ủy xã được thể hiện ở khả năng đề ra nghị quyết xây dựng nông thôn mới, đúng, trúng, sát với tình hình thực tế của địa phương; khả năng lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền xã cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của cấp ủy cấp trên thành các chương trình, đề án, kế hoạch, nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới của xã; là khả năng lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc  và các tổ chính chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò là nòng cốt trong tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào hành động của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Để nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy xã trong xây dựng nông thôn mới, cần xây dựng đội ngũ cấp ủy viên có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, có uy tín đối với quần chúng nhân dân; có kiến thức và kỹ năng lãnh đạo tập thể, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý của chính quyền xã trong xây dựng nông thôn mới. Năng lực quản lý của chính quyền xã trong xây dựng nông thôn mới được thể hiện ở việc chấp hành chủ trương, đường lối của cấp ủy Đảng, cụ thể hóa thành các chương trình, đề án, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình của địa phương về xây dựng nông thôn mới; khả năng tổ chức, điều hành các hoạt động; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn xã, con em trong xã làm ăn xa quê, nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành các tiêu chí, các mục tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để nâng cao năng lực quản lý của chính quyền, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi các tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, trước hết cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có phẩm chất đạo đức tốt, vững chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng trong thực thi công vụ.
Thứ ba, tăng cường phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới thông qua các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng các mô hình, điển hình trong phát triển kinh tế - xã hội; đồng hành và chăm lo lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và niềm tin trong nhân dân, tạo động lực mạnh mẽ và sự chuyển biến tích cực tự giác trong phong trào hành động của nhân dân, huy động được các nguồn lực từ nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Bốn là, coi trọng việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.Sơ kết, tổng kết là việc đánh giá những kết quả đạt được trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; những hạn chế tồn tại, nguyên nhân và kinh nghiệm. Yêu cầu trong đánh giá phải khách quan, toàn diện, đảm bảo tính lịch sử, cụ thể, tránh bệnh thành tích. Thông qua đánh giá, nêu rõ được kết quả, thành tích, những mô hình hay, cách làm đúng, hiệu quả; rút ra những kinh nghiệm quý của thành công và thất bại, theo đó, đề ra giải pháp tiếp tục phát huy thành tích, khắc phục những tồn tại hạn chế. Tổng kết thực tiễn còn là cơ sở để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, quyết tâm về đích nông thôn mới.
Hy vọng rằng, với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, sự đồng sức, đồng lòng của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính tri - xã hội và Nhân dân xã Thành Tâm, mục tiêu xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao nhất định sẽ sớm đạt được vào năm 2024 để mang lại cuộc sống ngày một ấm no, hạnh phúc cho người dân nơi đây./.
GV. Lê Thị Thảo
Phòng QLĐT&NCKH, Chủ nhiệm lớp
--------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa năm 2024
 
Các tin khác
Số lượt truy cập
Hôm nay:
542
Hôm qua:
1694
Tuần này:
19197
Tháng này:
13437
Tất cả:
4.805.424