HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa thực hiện nêu gương theo phong cách Hồ Chí Minh góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn hiện nay

Đăng lúc: 13:34:19 14/09/2019 (GMT+7)1718 lượt xem

 ThS. Dương Thị Bảo Anh - Trưởng Phòng QLĐT&NCKH 
ThS. Lê Mỹ Dung - Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Bởi lẽ, phong cách H Chí Minh phn ánh nhng giá tr ct lõi trong tư tưởng, đo đc ca Người và được th hin vô cùng sinh đng, t nhiên, đc đáo, có sc thu hút, cm hóa kỳ diu trong hot đng, ng x hng ngày. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào việc học tập và làm theo phong cách nêu gương của Bác, phong cách được Bác đặc biệt coi trọng trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
Nêu gương, hay làm gương là làm mẫu; là tạo ra một mẫu mực cho người khác học và làm theo. Theo đó, Người yêu cầu cán bộ phải làm việc trên tinh thần “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”[1]"Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước... Đời sống mới cũng cần có những người làm gương, những nhà làm gương, những làng làm gương... Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích"[2].
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh uỷ, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trường có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương. Có thể khẳng định rằng, trong những năm qua, để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nhà trường xác định việc rèn luyện cho cán bộ, giảng viên theo phong cách nêu gương của Bác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Học tập phong cách này, trước hết, cán bộ giảng viên nhà trường phải tự giác, là tấm gương sáng, chủ động, tích cực trong học tập, nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn; rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống, gương mẫu trong chấp hành quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của nhà trường; luôn tin tưởng, thấm nhuần chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; đồng thời luôn đổi mới phương pháp giảng dạy để chuyển tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đến người học, cung cấp, trang bị cho học viên những nền tảng lý luận vững chắc làm cơ sở cho hành động trong thực tiễn công tác của họ.
Thực tế trong thời gian qua, với tinh thần tự giác, nêu gương, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường đã không ngừng khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập, tích cực tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, đến nay 100% cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường đã đạt và vượt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị. Hiện nay toàn trường có 52/65 cán bộ, giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên (trong đó có 4 tiến sỹ, 03 cán bộ, giảng viên đang học nghiên cứu sinh); có53 cán bộ, giảng viên đạt trình độ cao cấp và cử nhân lý luận chính trị.
Việc tham gia học tập Nghị quyết để tiếp thu chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước luôn được thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, cán bộ, giảng viên nhà trường còn chủ động, tích cực dự giờ thăm lớp, tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, xác định đây là là cơ hội tốt để mọi người có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Thực hiện điều này, bản thân các đồng chí lãnh đạo khoa thực hiện trước để tạo sự lan toả. Hiện toàn trường đã có 10 đồng chí trưởng, phó khoa, phòng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp Học viện.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng, hiệu quả của từng bài giảng.
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của nhà trường, cán bộ, giảng viên luôn chủ động trong đổi mới phương pháp dạy - học theo phương châm: 3 tăng (tăng chủ động, tăng trao đổi, tăng xử lý tình huống), 3 giảm (giảm thụ động, giảng độc thoại, giảm lý thuyết). Theo đó, trong sinh hoạt chuyên môn, các khoa tập trung vào việc thông qua nội dung bài giảng, giáo án của giảng viên trao đổi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy. Việc thực hiện giảng thử để lãnh đạo khoa, Ban Giám hiệu góp ý về nội dung, phương pháp trước khi phân công đứng lớp trở thành hoạt động thường xuyên của cán bộ, giảng viên nhà trường. Bản thân các đồng chí lãnh đạo cốt cán thực hiện trước để giảng viên trẻ học tập, noi theo. Việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong quá trình đổi mới phương pháp cũng được thực hiện một cách chủ động.
Nhờ đó, 100% cán bộ, giảng viên đã vận dụng linh hoạt, thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy, đảm bảo gắn lý luận với thực tiễn, phát huy được tính chủ động của học viên, từ đó góp phần vào nâng cao chất lượng bài giảng cũng như chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.
Thứ ba, tích cực nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn
Cùng với việc không ngừng học tập nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế và tổng kết thực tiễn cũng được giảng viên thực hiện một cách chủ động và tự giác hướng vào nâng cao chất lượng bài giảng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đồng thời cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Hiện nay, Trường chính trị tỉnh Thanh Hoá là trường duy nhất trong hệ thống các trường chính trị được Bộ Nội vụ tin tưởng giao nhiệm vụ rà soát, đánh giá chất lượng 04 chương trình bồi dưỡng (chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, cán sự). Sản phẩm được hội đồng nghiệm thu của Bộ Nội vụ xếp loại xuất sắc. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhà trường tiếp tục được Bộ Nội vụ tin tưởng giao nhiệm vụ chỉnh sửa, bổ sung chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự, sản phẩm được hội đồng nghiệm thu của Bộ Nội vụ đánh giá cao. Chính những hoạt động này đã giúp đội ngũ giảng viên nhà trường phát triển năng lực từ nghiên cứu đến tư duy cải tiến, đổi mới nội dung chương trình, xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng.
Không chỉ vậy, trong giai đoạn từ 2015 – 2019, cán bộ, giảng viên nhà trường đã triển khai nghiên cứu và thực hiện 09 đề tài khoa học cấp tỉnh. Phối hợp với các địa phương tiến hành tổng kết 12 vấn đề thực tiễn; tổ chức thành công 01 hội thảo cấp học viện, 05 hội thảo cấp tỉnh và 09 hội thảo cấp trường và hơn 100 diễn đàn khoa học cấp khoa, cấp trường gắn với chủ đề học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho các đối tượng học viên của nhà trường, qua đó góp phần xây dựng hình ảnh, phong cách và trách nhiệm nêu gương của người cán bộ.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh, kết quả thực hiện các nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, cán bộ, giảng viên nhà trường đã biên soạn tài liệu, sách tham khảo, chuyên khảo với số lượng nhiều nhất, chất lượng tốt nhất theo hướng chuyên nghiệp. Theo đó, từ năm 2015 đến nay, đã chủ trì, phối hợp xuất bản được 21 cuốn sách, đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy, học tập và công tác lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp ở Thanh Hóa. Ngoài ra còn chủ trì biên soạn tài liệu bồi dưỡng cán bộ dự nguồn ban chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và tương đương, nhiệm kỳ 2020 – 2025, 2021- 2026; tài liệu bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp phòng (theo kế hoạch của Tỉnh ủy); tài liệu bồi dưỡng các chức danh công chức cấp xã và các chương trình bồi dưỡng khác.Ngoài ra, còn có nhiều bài viết được đăng tải trên báo, tạp chí trung ương và địa phương, tạp chí nước ngoài. Trong đó, các đồng chí trong Ban Giám hiệu và lãnh đạo khoa, phòng luôn đi đầu cả về số lượng và chất lượng.
Nhằm có thêm kiến thức thực tiễn, hàng năm, thông qua làm chủ nhiệm lớp ở các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính hệ không tập trung mở tại các huyện, các giảng viên trẻ đã chủ động nghiên cứu thực tế, tổng kết các vấn đề thực tiễn ở địa phương, chủ trì toạ đàm, hội thảo chuyên đề gắn với lớp học. Đặc biệt, các khoa chuyên môn đã chủ động ký kết chương trình phối hợp với Đảng uỷ các xã trên địa bàn tỉnh để đưa giáo viên về tham dự các buổi sinh hoạt chi bộ, các hội nghị sơ kết, tổng kết của Đảng uỷ và chính quyền cấp xã. Từ đó, nắm bắt, tìm hiểu về công tác xây dựng Đảng, công tác quản lý của chính quyền và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cập nhật kiến thức thực tiễn làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động.
Thứ tư, luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, chấp hành nghiêm túc chủ trường đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, xây dựng hình ảnh đẹp cho của người giảng viên trong ngôi trường giàu tính Đảng.
Học tập và làm theo phong cách nêu gương của Bác, giảng viên nhà trường luôn xác định phải rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, coi đây là công việc thường xuyên như rửa mặt hằng ngày. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tha hóa về đạo đức, lối sống tham ô, lãng phí, gây thất thoát tài sản của Nhà nước; chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như nội quy, quy chế của nhà trường. Trong thời gian qua, 100% cán bộ, giảng viên đã đăng ký thực hiện 3 không:“Không tiêu cực, không phiền hà, không sách nhiễu” đối với học viên. Để việc thực hiện đảm bảo nghiêm túc, các cán bộ, giảng viên thống nhất đưa vào nghị quyết của chi bộ và xác định đó là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại đảng viên.
Thứ năm, giảng viên khi lên lớp luôn đẹp về trang phục, chuẩn về phát ngôn và đúng mực trong ứng xử.
Xuất phát từ tính đặc thù về môi trường làm việc và đối tượng học viên nên tất cả cán bộ, giáo viên đều xác định phải đảm bảo đẹp về trang phục. Vì vậy, khi lên lớp 100% giảng viên nữ mặc trang phục áo dài, giảng viên nam áo sơ mi trắng kết hợp với quần sẫm và calavat. Với cách ăn mặc như vậy, vừa thể hiện nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc, vừa giúp giảng viên tự tin khi lên lớp, đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với người học.
Cách phát ngôn, ứng xử với người học cũng chuẩn mực, khéo léo. Do tính chất đặc thù của giáo dục lý luận chính trị dễ làm cho người học mệt mỏi, nhàm chán. Trong thời gian qua, giảng viên nhà trường luôn xác định khi lên lớp phải nói đúng với chủ trương đường lối nhưng không được khô cứng, không dùng diễn đàn để nói những hiện tượng tiêu cực, nhưng phải lột tả được các mặt của đời sống xã hội, làm cho bài giảng luôn sống động, góp phần tạo dựng, củng cố niềm tin cho người học về con đường mà Đảng, Bác và nhân dân đã lựa chọn.
Có thể khẳng định, nhờ thực hiện tốt việc làm theo phong cách nêu gương của Bác, nên hiện nay, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng được đội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín góp phần nâng cao chất lượng toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Qua phát phiếu lấy ý kiến phản hồi của học viên về thái độ, trách nhiệm, kiến thức và phương pháp giảng dạy của giảng viên, cho thấy trên 95% số phiếu đánh giá tốt và rất tốt về phương pháp giảng dạy. Các chuyên đề giảng dạy được 85% học viên đánh giá là thiết thực và rất thiết thực. Công tác phục vụ được thực hiện với tinh thần cao nhất, tận tình, chu đáo, đáp ứng sự hài lòng của học viên. Từ đó, vị thế, uy tín và ảnh hưởng của Nhà trường ngày càng được nâng cao, có sức lan tỏa tốt đẹp trong toàn hệ thống và các địa phương trong tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường vẫn còn hạn chế, điều này thể hiện trước hết ở việc học tập nâng cao trình độ của một số ít giảng viên chưa trở thành nhu cầu tự thân. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn bất cập, một số giờ giảng chất lượng chưa cao, một số công trình nghiên cứu và bài viết chất lượng chưa đạt yêu cầu. Kỷ cương nề nếp trong thực hiện nhiệm vụ có lúc chưa nghiêm túc, còn sảy ra tình trạng đi muộn về sớm, nhất là hội họp.
Nguyên nhân của tình trạng trên có cả khách quan và chủ quan, song chủ quan vẫn là chủ yếu, trong đó, trước hết là ý thức, tinh thần trách nhiệm của một số giảng viên nhà trường với người, với việc chưa cao; năng lực nghiên cứu có mặt còn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát của lãnh đạo khoa, phòng có lúc chưa kịp thời.
Trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện theo phong cách nêu gương của Bác, cũng như thực hiện Quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tinh thần Hội Nghị Trung ương VIII (khoá XII), góp phần phát triển hơn nữa đội ngũ cán bộ, giảng viên và xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trở thành trung tâm chất lượng cao về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các ngành, địa phương trong tỉnh, cũng như về nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, đòi hỏi: (1) Ban Giám hiệu nhà trường và lãnh đạo khoa, phòng cần tiếp tục quan tâm làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường; (2) Tiếp tục động viên khuyến khích các giáo viên trẻ, nhất là các lãnh đạo khoa tiếp tục đi làm nghiên cứu sinh, coi đây vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi, đồng thởi tranh thủ được cơ chế rất tốt của nhà trường giành cho người đi học trong giai đoạn hiện nay (nếu giảng viên tiếp tục đi làm nghiên cứu sinh sẽ được nhà trường hỗ trợ kinh phí, được hỗ trợ số tiền 50 triệu đồng khi bảo vệ Luận án tiến sỹ, được tạo cơ hội làm chủ nhiệm đề tài khoa học cấp tỉnh…); (3) Chi bộ các khoa tiếp tục tổ chức cho giảng viên đăng ký nội dung làm theo phong cách của Bác, định kỳ 3 hoặc 6 tháng nghiêm túc đánh giá lại những nội dung đã đăng ký. Kết quả bình xét là căn cứ cho việc bình xét danh hiệu thi đua cuối năm, đảm bảo cho việc học tập và làm theo tác phong nêu gương của Bác trở ngày càng đi vào thực chất; (4) Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Trong đánh giá, bình xét phải đảm bảo công bằng, khách quan, tạo động lực cho tất cả thành viên hăng say cống hiến, hướng tới xây dựng tập thể nhà trường theo 5 giá trị chuẩn mực đã được xác định đó là “Kiên định, kỷ cương, đoàn kết, nêu gương, sáng tạo”.
Có thể khẳng định rằng, việc học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh phải là việc làm thường xuyên, liên tục, chỉ như vậy mới có thể không ngừng hoàn thiện mình, đúng như lời Bác Hồ từng dạy “…đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”./.
…………………………
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo khát quát kết quả hoạt động từ năm 2015 đến nay và các kiến nghị với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minhvà Tỉnh ủy Thanh Hóa (Phục vụ Hội nghị làm việc giữa Giám đốc Học viện CTQG Hồ Chí Minh và Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa, ngày 15/5/2019 tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá)
2. Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
3. Hướng dẫn số 52-HD/BTGTW ngày 20/11/2017 của Ban Tuyên giáo về Học tập chuyên đề năm 2018 "Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
4. Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Tổng Bí thư về Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011, t5,t6 ,t7, t11.


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t6, tr233-234
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t5, tr126
Số lượt truy cập
Hôm nay:
2353
Hôm qua:
1983
Tuần này:
12666
Tháng này:
44312
Tất cả:
4.409.192