Đổi mới phương pháp dạy-học, thi, kiểm tra, đánh giá - Góc nhìn từ học viên lớp TCLLCT A1K49
Đăng lúc: 07:31:26 15/06/2022 (GMT+7)682 lượt xem
Với chức năng cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho tỉnh nhà, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy - học, thi, kiểm tra, đánh giá, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Học viên Nguyễn Ngọc Hùng - Lớp trưởng lớp TCLLCT A1K49 phát biểu tham luận tại Hội thảo khoa học
Trong số các lớp, các hệ đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường, lớp Trung cấp Lý luận chính trị A1 K49 là tập thể lớp khá đặc biệt. Học viên trong lớp hiện đang công tác ở các cơ quan, đơn vị khác nhau trên địa bàn toàn tỉnh với các lĩnh vực chuyên môn đa dạng; học viên có phổ tuổi từ 26 đến 51 tuổi. Từ đầu khóa học đến nay, phần lớn học viên rất chuyên cần và tự giác trong học tập, rèn luyện, có thái độ cầu thị, nghiêm túc trong việc chấp hành nội quy, quy chế của Nhà trường; đặc biệt, hưởng ứng tích cực và thực hiện tốt các chương trình và mô hình đổi mới của nhà trường.
Trong rất nhiều chương trình và mô hình đổi mới ở Nhà trường, không thể không kể đến hai mô hình hết sức quan trọng, đó là “3 tăng, 3 giảm” và “3 trước, 3 sâu, 3 sau, 3 sáng tạo”. Đây là hai mô hình dạy - học theo hướng hiện đại, đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thực tế quá trình học tập trong những kỳ học vừa qua, học viên lớp A1K49 nhận thấy, hầu hết các thầy cô lên lớp đều tương tác với học viên bằng việc phát vấn, thảo luận, giao bài tập tình huống, làm việc nhóm… Cách dạy học này có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, trong các giờ học, học viên sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, tiếp cận bài giảng và chuẩn bị nội dung bài học.
Thứ hai, việc tăng tính chủ động giúp khắc phục bệnh lười học chính trị, lười nghiên cứu lý luận chính trị của một bộ phận học viên hiện nay.
Thứ ba, học viên và giảng viên tăng đối thoại giúp cho người học cởi mở hơn trong việc giải quyết vấn đề và tiếp cận vấn đề.
Thứ tư, những giờ học trở nên sinh động hấp dẫn hơn do có sự trao đổi hai chiều, khắc phục sự nhàm chán cũng như việc học viên được phát huy những kiến thức và kỹ năng của mình.
Thứ năm, bản thân các học viên là cán bộ đang công tác tại các đơn vị trong toàn tỉnh, việc tăng xử lý tình huống giúp cho học viên có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác, học hỏi được nhau thông qua các tình huống thực tế và cùng nhau giải quyết ngay tại lớp học.
Thứ sáu, học viên cảm nhận được mình là trung tâm của giờ học khi được tương tác trao đổi với giảng viên, bày tỏ quan điểm của mình xử lý các tình huống thực tiễn công tác.
Thứ bảy, học viên được sáng tạo hơn qua việc tìm hiểu trước nội dung kiến thức. Thông qua đó họ sẽ chuẩn bị gợi mở được nhiều vấn đề hơn xoay quanh kiến thức mình đã chuẩn bị.
Thứ tám, qua việc hệ thống các kiến thức đã học, học viên sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận kiến thức và tổng hợp kiến thức khi đi thi.
Tuy nhiên bên cạnh đó, phương pháp này vẫn còn một số hạn chế như:
Một là, học viên là những cán bộ vừa học, vừa làm nên ít thời gian; việc yêu cầu chuẩn bị bài trước khi đến lớp sẽ gây thêm phần áp lực cho người học, có thể dẫn đến đôi khi có một số học viên chuẩn bị bài theo hướng đối phó.
Hai là, việc tăng cường trao đổi về thực tiễn trong giờ học là rất tốt nhưng nếu người học không chủ động trong việc tiếp cận kiến thức thì sẽ bị yếu về mặt cơ sở lý luận. Vì vậy, người học cần phải vừa trao đổi, vừa chủ động trong việc tiếp cẩn kiến thức.
Ba là, một số học viên còn rất trẻ, việc quy hoạch nguồn xa nên ít kinh nghiệm trong các tình huống thực tế dẫn đến việc ít trao đổi trên lớp. Những người thường xuyên trao đổi thì vẫn cứ trao đổi còn một số học viên thì rất ít khi tham gia xây dựng bài.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy-học lý luận chính trị, Nhà trường thực hiện đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá với các hình thức như: thi trắc nghiệm, thi vấn đáp, thi tự luận (đề mở). Đây là những đổi mới mang tính đột phá của Nhà trường, qua đó đánh giá đúng năng lực của người học và phát huy hết khả năng, trí tuệ của học viên, trong đó chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức của học viên trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
Với hình thức thi vấn đáp, học viên huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân để vận dụng sáng tạo nhằm đạt kết quả cao. Với hình thức này, số lượng câu hỏi mỗi môn học khoảng 15-25 câu; các câu hỏi thường không quá dài nhưng dàn đều trên tất cả các bài của môn học. Vì vậy, khi chuẩn bị cho thi vấn đáp, học viên sẽ nắm vững tất cả nội dung chính của môn học. Điều này tránh được việc học lệch, học tủ hay chỉ chuẩn bị một số nội dung ôn tập như khi thi viết. Mặt khác, trong quá trình học viên trả lời, giảng viên đặt thêm các câu hỏi phụ để trao đổi trực tiếp sẽ giúp học viên chịu khó học tập, tìm hiểu nhiều hơn để có kết quả tốt. Ngoài ra, trong quá trình lắng nghe học viên trực tiếp trả lời những nội dung đã chuẩn bị, nếu nội dung nào còn thiếu, chưa chính xác thì giảng viên có thể gợi ý, hướng dẫn cho học viên hiểu rõ bản chất của vấn đề, qua đó góp phần củng cố thêm kiến thức cho học viên. Mặt khác, việc trực tiếp lắng nghe học viên trả lời các nội dung chính và các câu hỏi phụ sẽ giúp cho giảng viên dễ dàng đánh giá được năng lực của các học viên hơn là thông qua hình thức thi viết. Bên cạnh đó, hình thức thi vấn đáp góp phần rèn luyện học viên mạnh dạn hơn trong giao tiếp; có phản xạ nhanh trước những vấn đề giám khảo đặt ra; đồng thời rèn luyện kỹ năng thuyết trình một vấn đề.
Song song với hình thức thi vấn đáp là hình thức thi tự luận đề mở. Đây là một trong những hình thức thi thuộc quan điểm giáo dục hiện đại, đặc biệt đối với chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị. Qua đó, yêu cầu học viên vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội, đơn vị công tác) để giải quyết vấn đề của thực tiễn.
Hình thức thi tự luận theo dạng đề mở giúp cho học viên không phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thuộc lòng mà học được cách đọc sách, cách tra cứu tài liệu và vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế hoặc phân tích, tổng hợp một vấn đề. Thi theo cách này, học viên có cơ hội thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với các kiến thức đã học trong chương trình. Ngoài ra, nội dung bài thi chú trọng đến việc liên hệ với công tác tại cơ quan, đơn vị thông qua kiến thức đã học giúp học viên sẽ dễ dàng liên hệ hơn bởi trong các giờ học đã được trao đổi về các tình huống thực tế nên học viên có cơ hội thể hiện quan điểm cá nhân trước một vấn đề và phát triển tư duy phản biện.
Qua những phân tích, đánh giá từ góc nhìn của học viên lớp A1K49 trên đây, có thể khẳng định, việc đổi mới phương pháp dạy-học, thi, kiểm tra, đánh giá đều hướng tới thực hiện mục tiêu của chương trình đào tạo, bồi dưỡng là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, giảng viên, với tinh thần cầu thị và quyết tâm học tập, rèn luyện của học viên, các mô hình nâng cao hiệu quả dạy-học lý luận chính trị nhất định sẽ ghi dấu ấn tích cực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường./.
Nguyễn Ngọc Hùng
Lớp trưởng lớp TCLLCT A1K49
Các tin khác
- Nữ cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn mức 2
- Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị
- Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Sự kiện trọng đại của dân tộc Việt nam
- Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập đối với cách mạng Việt Nam
- Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
- Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031
- Giải pháp nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo Quy định số 11
- Đóng góp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
- Thanh Hoá vận dụng bài học phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng quê hương hiện nay
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
908
Hôm qua:
1677
Tuần này:
12887
Tháng này:
52947
Tất cả:
4.921.596