NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 114 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 ( 8/3/1910 – 8/3/2024) VÀ 1984 NĂM KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG!

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Thịnh lộc, huyện Hậu Lộc

Đăng lúc: 08:02:12 27/06/2022 (GMT+7)1816 lượt xem

 Trường Mầm non Thịnh Lộc sáp nhập vào Thị trấn Hậu Lộc nên cần tăng cường đẩy mạnh bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên Nhà trường để đáp ứng yêu cầu dạy học, chăm sóc trẻ mầm non ở địa phương theo mục tiêu Chương trình giáo dục mầm non.
hl.png
Ảnh: Trường Mầm non Thịnh Lộc, Thị trấn Hậu Lộc,
tỉnh Thanh Hoá
Thời gian qua, Trường Mầm non Thịnh Lộc đã có nhiều nỗ lực vươn lên trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non trên địa bàn Thị trấn Hậu Lộc. Thành lập năm 1990, Trường đạt chuẩn mức độ I năm 2017 với 17 cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Hiện nay, Trường bố trí 5 nhân viên hợp đồng nhưng vẫn còn thiếu 3 giáo viên đứng lớp. Hàng năm, Trường được giao chỉ tiêu dạy 9 nhóm, lớp với tổng số 235 cháu; trong đó lớp mẫu giáo có 6 lớp với 190 cháu, nhóm nhà trẻ có 3 lớp với 45 cháu.
Năm học 2020-2021, Trường có 12 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; có 8 giáo viên dạy giỏi, loại khá có 04 giáo viên, không còn giáo viên yếu kém. Toàn trường đã có 100% giáo viên soạn bài bằng giáo án điện tử, 80% giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy. Công tác học tập nâng cao trình độ của cán bộ, giáo viên Nhà trường có nhiều tiến bộ. Năm học vừa qua, toàn trường có 100% giáo viên tích cực tham gia tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; 100% giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm; trong đó có 03 sáng kiến xếp loại A cấp trường, 03 sáng kiến được xếp loại C cấp Huyện; có 01 giáo viên tham gia học tập Trung cấp lý luận chính trị.
Mặc dù cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo cho hoạt động của nhà trường, song Trường vẫn còn nhiều thiếu thốn để có thể đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại. Để công tác đầu tư, sử dụng, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng cảnh quan trường, lớp trong năm học đạt hiệu quả, Nhà trường đã tham mưu cho UBND xã huy động xã hội hoá giáo dục để bổ sung, sữa chữa hệ thống công trình nước sạch, hệ thống thoát nước, hệ thống điện, quạt, được tu bổ, sữa chữa bàn ghế hỏng và một số sạp ngủ đảm bảo đủ chỗ ngủ, chỗ ngồi cho học sinh.
Năm 2019, Trường sáp nhập vào Thị trấn, chất lượng đội ngũ giáo viên Nhà trường cần tiếp tục phải bồi dưỡng, nâng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, của địa phương và của mục tiêu giáo dục. Mặc dù Chibộ, Ban giám hiệu nhà trường thực hiện tương đối tốt công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhưng kinh phí hỗ trợ đi học cònhạn hẹp nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của cán bộ, giáo viên; có nhiều giáo viên vừa học, vừa làm.Bên cạnh đó, có những lúc, những thời điểm, chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên còn chưa kịp thời. Tuy Hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên Nhà trường đã đạtchuẩn nhưng khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy, kỹ năng lãnh đạo còn những hạn chế nhất định.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là domột số ít giáo viên chưa thật sự nỗ lực cố gắng học tập nâng cao trình độ, cập nhật thông tin chưa kịp thời. Thực tế cho thấy, Nhà trường chưa đòi hỏi nghiêm ngặt trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên, cho nên, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của đổi mới giáo dục. Bên cạnh đó, Nhà trường đã đưa nội dung chỉ tiêu chăm sóc giáo dục trẻ vào tiêu chí thi đua đánh giá giáo viên cuối mỗi học kỳ, năm học nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu nhất nên thực tế tỷ lệ học sinh yếu, suy dinh dưỡng vẫn còn. Ngoài ra, phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo, máy vi tính chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Thêm vào đó, một số giáo viên bị hạn chế năng lực chuyên biệt của bậc học mầm non như: không có năng khiếu hát, múa, kể chuyện đọc thơ; một số ít giáo viên chưa cố gắng đầu tư vào công tác giảng dạy, chưa tiếp thu sự góp ý của đồng nghiệp để tiến bộ.
Do đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Thịnh Lộc, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên Nhà trường.Công tác này cần được Chi bộ đặc biệt quan tâm, chú trọng, cần nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, giáo viên về sứ mệnh nghề nghiệp là nhiệm vụ có tính chiến lược; từ đó nâng cao nhận thức và xác định đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng và trách nhiệm của nghề nghiệp trong thời đại hiện nay.
Thứ hai, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhà trường trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhà trường không những phải chú trọng quản lý đổi mới phương pháp dạy học cho từng lứa tuổi mầm non mà bản thân phải chủ động trau dồi, nâng cao năng lực sư phạm để đủ năng lực hướng dẫn, truyền nhiệt huyết và làm gương cho giáo viên, nhân viên.
Thứ ba, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.Qua dự giờ, thao giảng, hội thi, Ban Giám hiệu xác định mục đích, nội dung, nghiên cứu hồ sơ kiểm tra, đánh giá để cùng phân tích ưu điểm, nhựợc điểm của tiết dạy, cần khắc phục trong thời gian tới, đồng thời đề xuất những ý kiến mới, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động để giáo viên có thêm kinh nghiệm thiết kế bài dạy tốt hơn. Ngoài ra, Nhà trường cần cử giáo viên đi học các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn phù hợp với điều kiện thực tế về trình độ giáo viên và nguồn lực hiện có; đồng thời tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cho giáo viên.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác kiểm tra các hoạt động chuyên môn của đội ngũ giáo viên Nhà trường. Ban Giám hiệu cần thường xuyên kiểm tra công tác lập kế hoạch năm học của giáo viên. Công tác này cần có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục. Kế hoạch kiểm tra cần được công bố từ đầu năm học đến toàn thể đội ngũ giáo viên, nhân viên. Các nội dung kiểm tra công tác chuyên môn cần đa dạng ở các nhóm, lớp để giáo viên được học hỏi lẫn nhau. Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, hiệu quả. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra, tránh định kiến, cả nể, làm qua loa, hìnhthức.
Thứ năm, đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động chuyên môn.Nhà trường cần khuyến khích, tạo cảm hứng, tổ chức cho giáo viên làm đồ chơi đồ dùng dạy học. Qua mỗi đợt phát động giáo viên làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ, giáo viên sẽ học tập được rất nhiều ở nhau và có nhiều đồ dùng, đồ chơi để dạy học đạt kết quả. Theo đó, trong kế hoạch tiêu chí chấm lớp, Nhà trường cần yêu cầu mỗi góc lớp có từ 7 đến 10 loại đồ dùng bổ sung vào góc chơi đảm bảo tiêu chí đẹp và đa dạng.Bên cạnh đó, Nhà trường cần tăng cường công tác xã hội hoá; tuyên truyền, phổ biến đến phụ huynh tham gia hỗ trợ Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất cho trường và bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các lớp.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Thịnh Lộc, Thị trấn Hậu Lộc là công việc hết sức cần thiết vì đội ngũ giáo viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục mầm non. Hy vọng rằng, những giải pháp trình bày ở trên sẽ được lãnh đạo Nhà trường áp dụng hiệu quả trong công tác quản lý giáo viên, giúp nâng cao chất lượng bậc học mầm non ở Thị trấn Hậu Lộc trong giai đoạn hiện nay./.
Học viên: Trần Thị Bảy
Lớp: TCLLCT-HC huyện Đông Sơn
khoá học 2021-2022
Số lượt truy cập
Hôm nay:
2070
Hôm qua:
2605
Tuần này:
10888
Tháng này:
61045
Tất cả:
4.359.582