HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Thạch Thành

Đăng lúc: 16:46:22 07/12/2020 (GMT+7)627 lượt xem

ThS. Nguyễn Thị Phương 
GV Khoa Lý luận cơ sở
 
Với nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM)là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, làm cho bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Mặc dù, ngay khi bước vào thực hiện Chương trình, huyện Thạch Thành có không ít khó khăn,bình quân toàn huyện mới chỉ đạt 7,6 tiêu chí/xã. Xác định thực hiện xây dựng NTM là giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc phòng ở địa phương, Huyện ủy, UBND huyện đã quyết tâm, chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện với nhiều biện pháp, cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với tình hình, đặc điểm địa phương, cụ thể như sau:
tt.jpg
Thứ nhất, chủ động thành lập ban Chỉ đạo xây dựng NTM, lựa chọn xã làm điểm và kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản để lãnh đạo,chỉ đạo cũng như cơ chế, hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Ngay sau khi Chương trình MTQG về xây dựng NTM được Thủ tướng Chính phủ, tỉnh phê duyệt, huyện Thạch Thành đã thành lập Ban chỉ đạo(BCĐ) xây dựng NTM với 40 thành viên, cấp huyện do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng Ban; cấp xã do đồng chí Bí thư Đảng uỷ làm Trưởng Ban, đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo các xã thành lập Ban Quản lý xây dựng NTM do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban; các thôn thành lập Ban phát triển thôn do Bí thư Chi bộ làm Trưởng Ban. Hằng năm, BCĐ các cấp được quan tâm kiện toàn, củng cố để lãnh đạo, chỉ đạo Chương trình đảm bảo liên tục, kịp thời, hiệu quả.
Cấp ủy, chính quyền và BCĐ xây dựng NTM của huyện thống nhất cao về nhận thức nên đã hướng dẫn các xã lập đồ án thực hiện các tiêu chí, hướng vào những lĩnh vực chính như: sản xuất nông nghiệp, quy hoạch lại đồng ruộng, xây dựng cơ sở hạ tầng...Đồng thời, tỉnh đã lựa chọn xã Thành Long nơi điểm xuất phát thấp, huyện chọn bốn xã có điểm xuất phát trung bình để làm thí điểm việc thực hiện một số tiêu chí, mục tiêu đến năm 2015 cả năm xã điểm này đều hoàn thành 19 tiêu chí, còn các xã khác mỗi năm thực hiện một, hai tiêu chí, đến năm 2020 toàn bộ các xã trong huyện đều đạt đủ 19 tiêu chí theo quy định.Với cách làm bài bản này, đến nay toàn huyện đạt 5/9 tiêu chí huyện NTM, toàn huyện đạt tiêu chí xã là 15,58/19 tiêu chí.
Huyện đã kịp thời triển khai, ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và cụ thể hoá các quy định đến tất cả các xã trên địa bàn. Cùng với việc triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương; HĐND, UBND tỉnh, huyện đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và XDNTM, như: “Đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp giai đoạn 2016-2020”;Nghị quyết số 15-NQ/HU ngày 17/5/2019 của BCH Đảng bộ huyện vềtích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 67/2016/NQ-HĐND ngày 12/4/2016 về việc thông qua cơ chế hỗ trợ thực hiện Đề án tái cơ cấu nền nông nghiệpgiai đoạn 2016-2020, hỗ trợ thực hiện các mô hình phát triển sản xuất;Nghị quyết số 52/NQ-HĐND ngày 19/12/2018 về việc hỗ trợ kinh phí khuyến khích xây dựng Thôn NTM kiểu mẫu và xã NTM nâng cao.Chính sách hỗ trợ thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu là 400 triệu đồng/1 thôn; xã đạt xã NTM nâng cao 1 tỷ đồng /1 xã;hỗ trợ kinh phí mua xi măng để thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng là 11.510 triệu đồng;xây dựng đường giao thông75.003 triệu đồng….
tt1.jpg
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò của hệ thống chính trị và vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng NTM
Thời gian qua, huyện Thạch Thành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân hưởng thụ”, huyện đã tổ chức hơn 2.000 cuộc họp ở các khu dân cư nhằm tuyên truyền về nhiệm vụ XD NTM.Đồng thời, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, MTTQ và các đoàn thể trên địa bàn huyện đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, khuyến khích, đoàn viên, hội viên và toàn thể Nhân dân tham gia thực hiện tốt các phong trào như:Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”; Hội Phụ nữ có mô hìnhNhà sạch, vườn mẫu”, xây dựng khuôn viên trồng hoa, chỉnh trang bờ rào xanh, cổng vòm, sân, vườn; Hội Cựu chiến binh với các phong trào “3+1”, “1.000 đồng với địa chỉ đỏ”, “Cựu chiến binh gương mẫu, cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”; Đoàn thanh niên phát triển, nhân rộng 100 mô hình, phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Đồng thời, thành lập các câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế…Các phong trào thi đua của các tổ chức đoàn thể được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao và Nhân dân đồng tình hưởng ứng.Qua đó, đã giúp Nhân dân hiểu rõ hơn về mục tiêu, ý nghĩa và quyết tâm thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM.Sau 10 năm tham gia xây dựng NTM, người dân đã đóng góp hàng chục tỷ đồng tiền mặt, hàng ngàn ngày công, hiến hàng chục héc ta đất và nhiều cây xanh các loại để phục vụ xây dựng các công trình NTM tại địa phương.
Thứ ba, coi quy hoạch là “cái trục” xoay quanh các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện việc đổi điền dồn thửatạo bước đột phá để toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
Do đặc điểm địa hình, địa lý kinh tế, tình hình phân bổ dân cư, huyện Thạch Thành nhận thấy muốn xây dựng thành công nông thôn mới, việc trước hết cần phải xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ðược sự đồng ý về cách làm và sự chỉ đạo, giám sát tận tình của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, lại được sự giúp đỡ phối hợp của các cơ quan quản lý và tư vấn, huyện đã tập trung công sức làm quy hoạch, coi quy hoạch là “cái trục” xoay quanh các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Từ quy hoạch mà định hình cơ cấu kinh tế vùng, xã, ở đâu trồng cây gì, nuôi con gì, củng cố và xây dựng kết cấu hạ tầng như phát triển mạng lưới điện, mạng lưới đê điều kênh mương, đường giao thông bộ, đường giao thông thủy..., tất cả đều gắn với Chương trình mục tiêu xây dựng NTM. Với phương châm “thực hiện quy hoạch 3 trong 1”, hợp nhất 3 loại hình quy hoạch (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất) trong 1 đề án quy hoạch xây dựng xã NTM nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong việc lập và quản lý quy hoạch trên địa bàn xã. Đến nay, 100% số xã đã xây dựng xong quy hoạch xã nông thôn mới.
Sau khi có quy hoạch, Thạch Thành triển khai đồng loạt công việc dồn điền, đổi thửa.Coi đây là một bước đột phá để toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu mỗi hộ dân một thửa, một xứ đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trong phát triển sản xuất.Kết quả đã đổi điền, dồn thửa được 8.600 ha đất nông nghiệp. Tổng số hộ tham gia đổi điền dồn thửa là: 23.400 hộ, trước đây bình quân mỗi hộ là 10 thửa, sau đổi điền dồn thửa bình quân mỗi hộ là 1,2 thửa.
Thứ tư, tập trung chỉ đạo thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
Điểm mới trong cách làm ở Thạch Thành là Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng 3 chương trình trọng tâm, một trong 3 chương trình trọng tâm đó là chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, giảm nghèo bền vững gắn với XDNTM. Ban Thường vụ đã xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp và XDNTM giai đoạn 2016-2020, trọng tâm là thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Huy động các nguồn vốn hợp pháp để xây dựng kết cấu hạ tầng; ưu tiên xây dựng các mô hình sản xuất, nâng cao đời sống của Nhân dân.Nhằm tạo đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, huyện đã tích cực xúc tiến thu hút đầu tư các dự án, ưu tiên các dự án ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủy sản, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Huyện ủy chỉ đạo UBND huyện khai thác thế mạnh trong nông nghiệp bằng cách xây dựng cánh đồng mẫu lớn; phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, kinh tế lâm nghiệp; nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nhằm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất cho người dân... Xây dựng và thực hiện cơ chế hỗ trợ cho tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.
Kết quả đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 9,8%, giá trị sản xuất trên 1ha trồng trọt, chăn nuôi tăng từ 89 triệu đồng lên 99,2 triệu đồng/ha.Nhiều giải pháp để thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” như: đẩy nhanh việc chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất; Chuyển dần diện tích đất trồng lúa, mía năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, đặc biệt là giống cây có múi như mô hình cam Vân Du, bưởi…; Thực hiện tích tụ ruộng đất, đầu tư phát triển sản xuất theo hướng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới đồng bộ; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và liên kết bao tiêu sản phẩm cho người dân. Kết quả, nhiều mô hình nông nghiệp liên kết theo hướng sản xuất hàng hóa được hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; liên kết trồng bí xanh, ớt, dưa chuột xuất khẩu; trồng cây ăn quả có múi ở xã Thành Vân; mô hình sản xuất, tiêu thụ mật ong... Ngoài ra, huyện tiếp tục triển khai sản xuất mía nguyên liệu theo cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, năng suất đạt bình quân 80 tấn/ha, có nơi năng suất đạt từ 100 đến 120 tấn/ha như các xã: Thạch Quảng, Thành Vinh, Thạch Cẩm...Bên cạnh đó, huyện đã thực hiện rất tốt việc hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn như: mô hình chăn nuôi trâu, bò, dê...Nhờ thực hiện tốt công tác phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động gắn với Chương trình giảm nghèo bền vững nên đời sống và thu nhập của nhân dân ngày càng tăng lên.
Thứ năm, quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, làm tốt công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân.
Thời gian qua, Huyện đã cử 238 lượt cán bộ xây dựng NTM từ huyện đến xã, thôn bản tham gia các lớp tập huấn do tỉnh tổ chức (trong đó cấp xã và thôn là 196 lượt người); tổ chức tập huấn cho lãnh đạo Ban chỉ đạo, UBND, đoàn thể các xã và các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng thôn trên địa bàntổ chức được 24 lớp, bình quân 100-120 người/lớp. Hàng năm, Huyện tổ chức đưa cán bộ đi thăm quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng NTM tại các địa phương trong và ngoài tỉnh; Ngoài ra, Huyện phối hợp với trường Trung cấp nghề Thạch Thành tổ chức đào tạo nghề cho 8.765 lao động trên địa bàn; các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức 125 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân (như: kỹ thuật trồng và thâm canh mía áp dụng cơ giới hoá đồng bộ; kỹ thuật trồng cây ăn quả áp dụng công nghệ cao; kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò dê, ong mật; kỹ thuật trồng nấm ...) đã thu hút 10.625 lượt người tham gia. Nhờ thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nên tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng từ 25% năm 2010 lên 55,6% năm 2018 và 59% năm 2019. Cơ cấu lao động được chuyển dịch đúng hướng, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm; đồng thời tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ.
Với cách làm bài bản nêu trên, sau 10 năm thực xây dựng NTM, huyện Thạch Thành đã đạt được những kết quả quan trọng, đó là:
-Toàn Huyện có 10/26 xã đạt chuẩn NTM, bình quân toàn huyện đã đạt 5/9 tiêu chí huyện NTM, toàn huyện đạt tiêu chí xã là 15,58 tiêu chí, tăng 7,98 tiêu chí so với năm 2011; tổng số thôn đạt chuẩn NTM là 70/188 thôn, chiếm 37,2% tổng số thôn, bình quân toàn huyện đạt tiêu chí thôn là 12,49 tiêu chí.Đặc biệt trong năm 2019, huyện có 02 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (thôn Yên Thịnh, xã Thành Tâm và thôn Trường Thành, xã Thành Hưng).
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân ước đạt 15,6%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 41 triệu, tăng gần 1,5 lần so với năm 2015, đây là mức cao nhất trong các huyện miền núi của tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khu vực nông thôn còn 7,38% giảm 20,41% so với năm 2011. Có 20/26 xã đạt tiêu chí thu nhập; 26/26 xã đạt tiêu chí lao động có việc làm và tiêu chí tổ chức sản xuất; 14/26 xã đạt tiêu chí hộ nghèo.
- Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm xây dựng, bộ mặt đô thị từng bước văn minh, hiện đại như: Hệ thống thuỷ lợi đã đảm bảo tưới tiêu cho diện tích đất 2 vụ lúa đạt trên 80%; 100% các xã có đường giao thông đến trung tâm xã được nhựa hoá và bê tông hoá; 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn; 100% số xã, thôn có điện lưới quốc gia với 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% số xã có trạm y tế và trường học được kiên cố hoá và 188 thôn đều có nhà văn hoá thôn; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao.
- Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở ngày càng được củng cố, vững mạnh; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn được giữ vững ổn định.
Với kết quả đạt được trong 10 năm qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong XDNTM trên địa bàn huyện Thạch Thành như sau:
Trước hết, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, nội dung của chương trình xây dựng thôn NTM cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; tạo sự đồng thuận và tinh thần thi đua chung sức xây dựng NTM. Phát huy vai trò làm chủ và thực hiện tốt quy chế dân chủ để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”.
Hai là, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng NTM, trong đó vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền có tính quyết định.
         Ba là, lựa chọn cách làm phù hợp với nhu cầu và tiềm lực của địa phương. Gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nền nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát huy mọi nguồn lực, thế mạnh địa phương thực hiện có hiệu quả mục tiêu chương trình NTM.
         Bốn là, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của ban chỉ đạo xây dựng NTM, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình NTM.
Năm là,xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Do đó, cần tăng cường đào tạo, tập huấn để có lực lượng chuyên sâu. Trong quá trình tổ chức thực hiện không chủ quan, nóng vội, vừa làm vừa học tập kinh nghiệm, vừa đúc kết thực tiễn, vừa gắn chặt với những đặc điểm, tình cảm của người dân tại địa phương, vận dụng tốt các quy định của cấp trên, lấy hiệu quả là mục tiêu quan trọng để đánh giá các tiêu chí.
Trên cơ sở những thành công trong chặng đường vừa qua, huyện Thạch Thành đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 20/26 xã đạt chuẩn NTM; có ít nhất 2 đến 3 xã NTM nâng cao và 1 đến 2 xã NTM kiểu mẫu; huyện phấn đấu đạt 8/9 tiêu chí huyện NTM, bình quân toàn huyện đạt 18,2 tiêu chí/xã và 13,5 tiêu chí thôn NTM. Quyết tâm đưa Thạch Thành trở thành đơn vị dẫn đầucác huyện miền núi của tỉnhtrongxây dựng NTM./.
Số lượt truy cập
Hôm nay:
49
Hôm qua:
1983
Tuần này:
10362
Tháng này:
42008
Tất cả:
4.406.888