NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024)

Một số trao đổi về việc tổ chức Tọa đàm khoa học chuyên đề từ thực tiễn ở lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính không tập trung huyện Mường Lát, khóa học 2019 – 2020

Đăng lúc: 14:33:50 24/09/2019 (GMT+7)665 lượt xem

                                                         ThS. Phạm Bá Thịnh – Chủ nhiệm lớp
 
          Thực hiện khung chương trình Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính theo Quyết định số 1479/QĐ – HVCTQG ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, việc đi nghiên cứu thực tế, viết thu hoạch là một khâu quan trọng không thể thiếu của quy trình đào tạo. Trên cơ sở khung chương trình, xuất phát từ thực tiễn đổi mới đồng bộ và nâng cao chất lượng toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, Nhà trường đã có những cách làm sáng tạo, phù hợp trong công tác tổ chức đào tạo, nhất là việc tổ chức đi thực tế, viết thu hoạch theo chương trình gắn với việc tổ chức Tọa đàm khoa học ở các Lớp TCLLCT - HC nhằm thực hiện tốt phương châm “gắn lý luận với thực tiễn”.         
Với ý nghĩa đó, lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính không tập trung huyện Mường Lát, khóa học  2019 – 2020 đã chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo thực hiện Tọa đàm khoa học chuyên đề. Sáng ngày 27 tháng 8 năm 2019, tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Mường Lát, khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức Tọa đàm khoa học chuyên đề cấp khoa với chủ đề: “Giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện Mường Lát hiện nay”. 69 bài viết thu hoạch của học viên; trong đó có 5 tham luận, 12 ý kiến trao đổi tại Tọa đàm đã tập trung đánh giá vai trò và những tác động của giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc huyện Mường Lát đối với quá trình phát triển của huyện; đi sâu đánh giá thực trạngvà các giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện như: ý thức bảo tồn và phát huy; tác động từ ngoại cảnh, các điều kiện vật chất đến bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; vai trò của hệ chính trị đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; các tác động từ kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn; bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn với bảo vệ môi trường…
coi.jpg
Tọa đàm Khoa học chuyên đề tại lớp TCLLCT – HC huyện Mường Lát
 
Bên cạnh những giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, quá trình tổ chức Tọa đàm khoa học cũng không tránh khỏi các hạn chế như: chất lượng của một số ít bài tham luận khi nghiên cứu chưa có chiều sâu, một số bài sao chép nên có nội dung còn trùng lặp... Nguyên nhân, đa số học viên Lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính huyện Mường Lát lần đầu làm quen, tiếp cận, nghiên cứu khoa học một cách có hệ thống…; nhìn chung Tọa đàm khoa học đã đạt được mục tiêu đề ra và giúp học viênvận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tiễn công tác ở địa phương, đơn vị; đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra hạn chế, tìm ra nguyên nhân, đề xuất được những giải pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở cơ sở; góp phần làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ; thông qua Tọa đàm khoa học học viên được rèn luyện các kỹ năng mềm như: kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng báo cáo, kỹ năng tổ chức, điều hành hội nghị, kỹ năng lập kế hoạch… ; kết quả Tọa đàm là thước đo để đánh giá kết quả học tập của học viên. Qua đó, nâng cao năng lực nhận thức và vận dụng thực tiễn trong học tập và công tác của học viên.
Có thể khẳng định, Tọa đàm khoa học chuyên đề “Giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện Mường Lát hiện nay” đã góp phần vào sự thành công của quy trình đào tạo lớp Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính không tập trung huyện Mường Lát, khóa học 2019 – 2020; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Ban chỉ đạo và cách làm sáng tạo, phù hợp của nhà trường; giúp giáo viên chủ nhiệm lớp nhìn tổng thể hơn về chương trình đào tạo, mặt khác củng cố, bồi đắp thêm kiến thức thực tiễn ở địa phương để vận dụng phù hợp vào từng bài giảng, phần giảng cũng như trong nghiên cứu thực tế, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; sự phối hợp chặt chẽ, có kế hoạch giữ các khoa chuyên môn, phòng chức năng trong nhà trường và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện. Kết quả đó đã góp phần vào bản thành tích thực hiện nhiệm vụ của nhà trường chào mừng Kỷ niệm 70 năm (1949 – 2019) Truyền thống Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa./.
Số lượt truy cập
Hôm nay:
143
Hôm qua:
1321
Tuần này:
6192
Tháng này:
1464
Tất cả:
4.432.752