HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Một vài ý kiến trao đổi về những yêu cầu cơ bản đối với giảng viên Trường Chính trị tỉnh hiện nay

Đăng lúc: 15:03:39 19/11/2020 (GMT+7)545 lượt xem

 ThS. Trịnh Thị Phượng
GV Khoa Lý luận cơ sở
   Trường chính trị tỉnh có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dư­ỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh. Trong giảng dạy, giảng viênngoài nhiệm vụ trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học viêncòn có nhiệm vụ lớn lao là bồi dưỡngđạo đức, lý tưởng cách mạng, góp phần tạo nên những thế hệ học viêncó thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học. Từ đó có lập trường chính trị vững vàng, có đủ năng lực và dũng khí bảo vệ hệ tư tưởng vô sản, bảo vệ Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các giá trị truyền thống dân tộc và có sức đề kháng với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Vì vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay đối với giảng viên ởcác trường chính trị tỉnh ngày càng cao hơn. Trong bài viết này tác giả trao đổi về một số yêu cầu cơ bản sau đây: 
Thứ nhất, giảng viên phải có năng lực giảng dạy
Năng lực giảng dạy của giảng viên trước hết được thể hiện ở lượng kiến thức màgiảng viên có, không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu mà còn phảikiến thức thực tiễn phong phú.Đây là điều căn bản cần có ở một giảng viêngiảng dạy lý luận hiện nay, bởi lẽ yêu cầu giảng dạy lý luận phải hướng tới việc vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống, lý luận cần bám sát tình hình thực tiễn. Làm cho lý luận khoa học là vũ khí tinh thần giúp con người xử trí mọi việc, đối với người và đối với bản thân.Ngoài ra giảng viên phải nắm vững kiến thức các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó phải thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức thực tế về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, … của đất nước, của tỉnh cũng như từng địa phương trong tỉnh.Thực tế cho thấy, khi giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức thực tiễn phong phú mới có thể chủ động áp dụng linh hoạt các phương pháp, tự tin đặt người học vào vị trí trung tâm để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, qua đó giúp người học tự rèn luyện kỹ năng,vận dụng kiến thứclý luận vào thực tiễn hoạt động và từ đó họ sẽ nhận thức được giá trị của mỗi buổi học mang đến cho mình. 
Năng lực giảng dạy của mỗi giảng viên còn được thể hiện ở việc vận dụng các phương pháp giảng dạy để chuyển tải nội dung bài giảng đến học viên. Trên cơ sở nền tảng tri thức lý luận chính trị vững vàng về các vấn đề lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…, các tình huống, quan điểm cả trong lý luận và thực tiễn, đòi hỏi giảng viên không chỉ có khả năng đánh giá, lý giải thấu đáo, vận dụng hợp lý để bài giảng không bị khô khan, nhàm chán, tạo sựhấp dẫn lôi cuốn người học, mà còn phải biết sử dụng hài hòa ngôn ngữ giao tiếp, vận dụng các phương pháp giảng dạy một cách khoa học - đây chính là tố chất, năng lực sư phạm của người giảng viên.
Thứ hai, năng lực quản lý, bao quát lớp học
Vai trò của giảng viên khi đứng trên bục giảng, ngoài giảng dạy còn thể hiện ở việc quản lý học viên trong giờ lên lớp. Đối tượng học viên của trường chính trị đa phần là cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở; trưởng, phó phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phòng của sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh trên; cán bộ, công chức, viên chứccấp cơ sở. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giảng viên còn phải có năng lực quản lý để ứng xử, giải quyết một cách hợp tình, hợp lý những vấn đề vướng mắc xảy ra trong lớp.Qua đó không chỉ tạo được sự tôn trọng, lòng tin của người học đối với mình, mà còn xây dựng cho họ ý thức, thái độ chấp hành nghiêm quy chế trong học tập, hạn chế sự lơ là, chểnh mảng và người học sẽ có tâm thế tốt hơn trong mỗi buổi học. 
Thứ ba, giảng viên phải có khả năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn
Nghiên cứu khoa học và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. Nghiên cứu khoa học tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp. Ngược lại, công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học. Do vậy, có thể khẳng định, cùng với chất lượng giảng dạy, kết quả nghiên cứu khoa học là thước đo năng lực chuyên môn của giảng viên.Thực tế hiện nay, việc nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ chính của giảng viên trường chính trị, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, còn phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (mỗi năm giảng viên phải đảm bảo 280 giờ nghĩa vụ khoa học).
Khả năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn của mỗi giảng viên được thể hiện ở việc biết phát hiện vấn đề, triển khai và tổng kết vấn đề nghiên cứu, như: lựa chọn nội dung, vấn đề viết bài đăng Website, Tập san Nghiên cứu lý luận và thực tiễn củaNhà trường; báo địa phương, các tạp chí chuyên ngành; tham gia, đảm nhận đề tài khoa học, tham gia tham luận tọa đàm, hội thảo cấp khoa, trường, tỉnh, học viện; thực hiện các nhiệm vụ tổng kết thực tiễn qua đó tham mưu đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách cho địa phương, tỉnh; tham gia viết các chuyên đề cho các chương trình bồi dưỡng, viết sách tham khảo, chuyên khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu...
Chính thông qua việc nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn sẽ giúp giảng viên tự cập nhật thông tin, kiến thức một cách thực sự hiệu quả. Qua đó, tích lũy thêm lượng kiến thức mới từ những nguồn khác nhau để đánh giá và hoàn thiện lại những kiến thức của mình.
Thứ tư, phải có phẩm chất chính trị, lương tâm, đạo đức nghề giáo
Yêu cầu đặt ra hiện nay, giảng viên trường chính trị không chỉ thường xuyên trau dồi chuyên môn mà còn phải không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Bởi, giảng viên lý luận chính trị vừa phải cung cấp tri thức lý luận, truyền thụ cho người học những kiến thức chuyên môn, vừa phải bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, giáo dục về ý thức đạo đức, niềm tin, lý tưởng cách mạng cho người học – những cán bộ, đảng viên. Qua đó họ nhận thức được ý nghĩa, trách nhiệm của mình là học để phục vụ cho quê hương,đất nước, biết cống hiến, hy sinh, sống vì mọi người, giữ cái tâm trong sáng.Vì vậy, ngoài việc luôn kiên định về lập trường, tư tưởng, giảng viên cần có sự nhạy bén và chủ động trong tư tưởng, lập trường chính trị để trang bị kịp thời cho bản thân và cho người học các tri thức, kỹ năng đấu tranh, miễn nhiễm với các hoạt động, chiêu bài “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Phải giữ cho mình cái “tâm trong sáng”. Đây là điều cần thiết để tạo động lực cho cả người dạy và người học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang.
Đạo đức nghề giáo của giảng viên trường chính trị thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt là khi lên lớp giảng viên phải có trách nhiệm với bài giảng của mình, vừa phải giảng những kiến thức mà học viên cần để vận dụng trong công việc vừa phải cố gắng tạo niềm cảm hứng cho người học. Chữ “tâm” chữ “đức” của người giảng viên còn được khẳng định thông qua việc xác định đúng mục tiêu lý tưởng, niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt Nam. Từ đó, trang bị cho mỗi người học thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng, giúp cho người học xác định đúng mục tiêu, lý tưởng, niềm tin cách mạng và kiên trì với mục tiêu, lý tưởng cộng sản, sẵn sàng cống hiến suốt đời cho lý tưởng cộng sản.Tránh tình trạng cho rằng, dạy lý luận đơn giản, không khó lắm, có giáo án là có thể giảng được, giảng viên cứ giảng, cứ đọc, học viên cứ ghi, hay kể những câu chuyện hài để học viên cười cho hết buổi là xong. Nếu nghĩ vậy là mất đi cái “tâm cái “đức” của nghề giáo.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay, các  trường chính trị cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp căn bản nhất chính là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên- lực lượng nòng cốt của Nhà trường. Phải xây dựng được đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn sâu, kiến thực thực tiễn phong phú, có khả năng nghiên cứu khoa học, có đạo đức, năng lực nghề nghiệp. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản trong quá trình đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng của các trường chính trị hiện nay.
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1178
Hôm qua:
1836
Tuần này:
9508
Tháng này:
41154
Tất cả:
4.406.034