HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Những điểm mới trong đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 05:55:15 15/09/2019 (GMT+7)2598 lượt xem

GVC. Lê Thị Xuân Hương
PTP.QLĐT&NCKH
 
Trong những năm qua, bám sát chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường; tranh thủ sự chỉ đạo của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quan tâm của UBND tỉnh, các ban, sở, ngành và các địa phương trong tỉnh; đồng hành với sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước, đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên Trường Chính tri tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, sáng tạo thi đua nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy- học tốt, tư vấn tốt. Bên cạnh đó, Nhà trường đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã và đang trở thành trung tâm chất lượng cao về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các ngành, địa phương trong tỉnh, trung tâm chất lượng cao về nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Theo đó, thể chế, cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được hoàn thiện; quy mô đào tạo, bồi dưỡng được tăng cường, chất lượng ngày càng được nâng cao; công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn được quan tâm phát triển toàn diện; môi trường giáo dục, cơ sở vật chất được đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả…Kiên trì mô hình phát triển 05 nhất, 04 trụ cột, 05 định hướng đổi mới, công tác đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính của Nhà trường đã có những nét mới nổi bật:
(1) Đổi mới công tác tuyển sinh   
Nhà trường đã chủ động phối hợp với Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, các huyện, thị, thành uỷ thực hiện tuyển sinh các lớp Trung cấp Lý luận chính trị- hành chính bảo đảm đúng - đủ - rõ (đúng đối tượng, đủ tiêu chuẩn, rõ nguồn quy hoạch).Điểm nổi bật là đa dạng hóa các loại hình lớp, phân chia các nhóm lớp, thời gian học phù hợp với các nhóm đối tượng học viên. Trong đó, tổ chức nhóm lớp học từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần; có nhóm lớp học thứ 7, chủ nhật, đặc biệt, có nhóm lớp học buổi tối. Từ đó, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức có thể lựa chọn việc tham gia học Trung cấp lý luận chính trị - hành chính phù hợp; đáp ứng kịp thời nhu cầu lớn về đào tạo Trung cấp lý luận chính trị- hành chính làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác cán bộ.
Bên cạnh đó, Nhà trường đã phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị tuyển sinh các lớp bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính ngoài kế hoạch với số lượng tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, đơn vị và yêu cầu nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. 
(2) Cải tiến, đổi mới nội dung chương trình, cập nhật kiến thức mới
Nội dung chương trình đào tạo Trung cấp LLCT-HC được cải tiến, đổi mới, bổ sung và biên soạn theo hướng rõ hơn về lý luận, sát với đối tượng, phù hợp với thực tiễn. Ngay đầu khóa học, Nhà trường trang bị cho học viên kiến thức về quản lý mục tiêu, thái độ, giúp học viên nhận thức đúng về thái độ, trách nhiệm khi tham gia học tập; bổ sung các chuyên đề kỹ năng lãnh đạo, quản lý, các chuyên đề thực tiễn về những vấn đề đang đặt ra hiện nay; thường xuyên tổ chức các hội nghị thông tin cập nhật kiến thức mới, chủ trương mới, văn bản pháp luật mới cho học viên. Đồng thời, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đi nghiên cứu thực tế các mô hình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng. Qua đó, nâng cao phẩm chất, nhân cách người cán bộ và năng lực thực tiễn cho học viên.
(3) Đổi mới phương pháp dạy - học
Phương pháp giảng dạy được chú trọng theo hướng dạy - học hiểu, dạy - học vận dụng, dạy - học xử trí; với phương châm 3 tăng, 3 giảm (3 tăng: Tăng  chủ động, tăng trao đổi, tăng xử lý tình huống; 3 giảm: Giảm thụ động; giảm độc thoại; giảm lý thuyết). Theo đó, đã phát huy tính chủ động của người học, tạo diễn đàn cho học viên chủ trì trao đổi, thảo luận kiến thức các môn học, phần học, báo cáo sản phẩm nghiên cứu thực tế thông qua hình thức tọa đàm, hội thảo các vấn đề thực tiễn ở địa phương (về đạo đức, tác phong, phong cách, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính ở địa phương; phát triển sản xuất hàng hóa; công tác giảm nghèo ở địa phương…). Trao đổi các chuyên đề rèn luyện kỹ năng, xây dựng kế hoạch phát triển năng lực cá nhân, rèn luyện kỹ năng thuyết trình đối với các lớp học tập trung thông qua cuộc thi “Thuyết trình ý tưởng”, “Rung chuông vàng”, “Ngày hội sách”. Qua đó, nâng cao kiến thức, năng lực và kỹ năng cần thiết cho học viên.
(4) Đổi mới quản lý và đánh giá chất lượng dạy - học
Tăng cường các biện pháp đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên bằng nhiều biện pháp đồng bộ, như thực hiện đúng qui trình dạy - học, đẩy mạnh hoạt động dự giờ, thao giảng, tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường theo cách thức giảng trực tiếp tại các lớp học, gắn với việc lấy phiếu ý kiến nhận xét của học viên,  tổ chức sinh hoạt chuyên môn thường xuyên trao đổi nội dung chuyên môn, nghe báo cáo tác phẩm kinh điển, chuyên đề thực tiễn. Đồng thời, Nhà trường chú trọng việc xây dựng tác phong, hình ảnh cán bộ, giảng viên: Nghiêm về giờ giấc, đẹp về trang phục, chuẩn về phát ngôn, đúng mực trong ứng xử, quyết liệt trong đổi mới phương pháp dạy - học.
Bước đột phá của đổi mới công tác quản lý là đánh giá kết quả học tập theo hướng từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình; đánh giá qua các kênh, chú trọng báo cáo chuyên đề thực tế, báo cáo khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. Phát huy vai trò của học viên trong xây dựng tác phong học tập, rèn luyện theo nguyên tắc 3 không, 3 có (3 không: Không vào lớp muộn, về sớm; không cẩu thả; không làm việc riêng, sử dụng điện thoại trong giờ học; 3 có: Có mục tiêu, động lực học tập tích cực; có tác phong, hình ảnh đẹp; có phương pháp học tập, rèn luyện khoa học). Thực hiện 02 lần nhận xét đánh giá trong một khóa đào tạo gửi về địa phương, đơn vị. Lấy xếp loại cán bộ, công chức làm một tiêu chí đánh giá, xếp loại kết quả học tập, rèn luyện đối với học viên. Hoạt động tôn vinh học viên, khen thưởng tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu đối với các lớp học tập trung được tổ chức hàng tháng. Công tác giao ban, chào cờ đầu kỳ học được tiến hành thường xuyên và đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, việc quản lý học viên ngày càng được chú trọng, phối hợp đồng bộ các bộ phận, chủ nhiệm lớp trong quản lý học viên; chuyển mạnh sang quản lý tự học theo nội dung, giao bài tập tự nghiên cứu, phát huy vai trò tự quản của các lớp. Tổ chức hội nghị tập huấn ban cán sự các lớp Trung cấp LLCT - HC nhằm định hướng nội dung tự quản cho học viên các lớp: xây dựng kế hoạch học tập, xác định quyền, nghĩa vụ của học viên và hướng dẫn cách thức tổ chức mô hình tự học và báo cáo chuyên đề thực tế theo các phần học, môn học.    
(5) Đổi mới trong công tác phối hợp
Công tác phối hợp trong đào tạo, quản lý được Nhà trường đặc biệt quan tâm, như:Mời báo cáo viên là các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo các ban, ngành có liên quan trao đổi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và những vấn đề đang đặt ra và cách thức giải quyết ở địa phương, đơn vị; phối hợp trong đánh giá khóa luận tốt nghiệp (mời thành viên Ban chỉ đạo lớp học là các đồng chí Thường vụ Huyện ủy làm giám khảo báo cáo khóa luận). Qua đó, tăng cường thông tin, trao đổi giữa lãnh đạo địa phương, Nhà trường và cán bộ tham gia học tập.
Phối hợp trong ký kết hợp đồng đào tạo (đối với các lớp Trung cấp LLCT-HC không tập trung học tại đơn vị liên kết đào tạo): Trường Chính trị và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, các đơn vị liên kết đào tạo cùng bàn bạc ký kết hợp đồng theo cách tiếp cận của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống Học viện và các trường chính trị.
Phối hợp trong việc bảo đảm cơ sở vật chất: Các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, các đơn vị liên kết đào tạo khác đã tạo điều kiện tốt nhất phục vụ giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên, như trang thiết bị cho phòng học, nước uống cho học viên, nơi ăn, nghỉ của giảng viên.
Hằng năm, Nhà trường tổ chức hội nghị giao ban công tác đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính không tập trung về việc phối kết hợp giữa Nhà trường với các đơn vị mở lớp trong tổ chức và quản lý đào tạo. Công tác phối hợp được đánh giá chặt chẽ, đạt hiệu quả cao. Song, hội nghị cũng trao đổi, đề xuất các giải pháp đổi mới đồng bộ, tăng cường sự phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo Trung cấp LLCT - HC không tập trung giữa Nhà trường và các đơn vị mở lớp.
Có thể khẳng định,với quyết tâm xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trở thành Trung tâm về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn có chất lượng cao trong khu vực và của cả nước; Nhà trường đã có nhng ý tưởng mi, cách làm mi trong tham mưu; trong dy - hc và trong qun lý, phc v nhm nâng cao cht lượng đào tạo Trung cấp LLCT - HC cũng như cht lượng đào to, bi dưỡng cán bcủa tỉnh nói chung, góp phn xây dng Thanh Hóa trở thành tỉnh khá vào năm 2020, tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030./. 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
88
Hôm qua:
1983
Tuần này:
10401
Tháng này:
42047
Tất cả:
4.406.927